Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào học tập của bản thân

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bạn đang xem: Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.


I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Ảnh minh họa: odclick.com

II. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả

1. Tính khách quan

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.


2. Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3. Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

III. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

Xem thêm: Văn Mẫu 9 Bài Viết Số 2 Đề 1: Tưởng Tượng 20 Năm Sau Em Về Thăm Trường Cũ

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

Xem thêm: Top 10 Bài Văn Tả Cảnh Biển Hay Nhất, Những Bài Văn Tả Cảnh Biển Hay Nhất

vanphongphamsg.vn

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠOTRÝỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCVẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾTQUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NINÐỂ GIẢI THÍCH HIỆN TÝỢNG NGHIỆN GAMEONLINE TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAYChuyên ngành: Tài chính doanh nghiệpMã số chuyên ngành: 60340201Giáo viên hýớng dẫn: TS Bùi Vãn MýaNhóm thực hiện: Nhóm 151.2.3.4.Phạm Thị Thùy Vi - NTTrần Ngọc Khánh NguyênChâu Thúy DuyLê Thị Thanh TháiTP. Hồ Chí Minh, Nãm 20161BIÊN BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆCSTT1Phạm Thị Thùy ViNỘI DUNGLý thuyết cặp phạm trù nguyênnhân, kết quả - Các khái niệm,Thực trạngTrần Ngọc Khánh NguyênLý thuyết cặp phạm trù nguyênnhân, kết quả - Mối quan hệ biệnchứng, giải pháp3Châu Thúy DuyLý thuyết cặp phạm trù nguyênnhân, kết quả - Những kết luận vềphương pháp luận, Nguyên nhân4Lê Thị Thanh TháiLời mở đầu, kết thúc, Kết quả22NGƯỜI THỰC HIỆNPHẦN MỞ ĐẦUTừ ngày xưa, ông bà ta đã có những câu tục ngữ để khuyên răn con cháu phảisống tốt, làm điều tốt để có được những kết quả hạnh phúc, viên mãn, còn làm điềuxấu thì sẽ nhận lại điều xấu:“Ác giả ác báo”“Gieo gió gặt bão”“Mưa dầm thấm lâu, cày sâu tốt lúa”…Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều có nguồn gốc, nguyên nhân. Mốiquan hệ nguyên nhân – kết quả là mối quan hệ phổ biến trong sự vận động của hiệnthực. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bất cứ sự vận độngnào trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối quan hệ nhân quả, xét ởnhững phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khác nhau.Biết được một hiện tượng xảy ra là do những nguyên nhân nào có thể giúp chúng tathay đổi được kết quả bằng các tác động vào nguyên nhân, hay các điều kiện. Điều nàyvô cùng hữu ích trong cuộc sống. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹphơn.Từ những lý do trên nhóm 15 xin chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyênnhân – kết quả trong triết học Mác – Lênin để giải thích hiện tượng nghiện gameonline trong giới trẻ hiện nay” làm tiểu luận môn học với mục đích làm rõ hơn về vaitrò của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong triết học Mác – Lênin khi được vậndụng vào trong đời sống. Hơn thế nữa, trào lưu chơi game online trong giới trẻ ngàynay ngày càng phổ biến. Thông qua bài tiểu luận, nhóm muốn tìm ra một cái nhìn rõhơn về nguyên nhân cho sự thu hút của những trò chơi này, và kết quả của việc chơigame quá nhiều. Từ đó, có thể giúp các bạn trẻ đưa ra những lựa chọn phù hợp hơntrong giải trí.3PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ1. Khái niệm nguyên nhân và kết quảNguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các sựvật hay giữa các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sựvật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyênnhân gây ra. Ví dụ, sự chuyển động của các thành phần trong không khí từ nơi có khíáp cao về nơi có khí áp thấp là nguyên nhân tạo ra gió. Sự tác động giữa điện, xăng,không khí, áp xuất... [nguyên nhân] gây ra sự nổ [kết quả] cho động cơ.Chúng ta cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ lànhững sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệbề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. Ví dụ, Mỹ lợi dụng nguyên cớ chốngkhủng bố và chủ nghĩa rằng Irắc có vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranhxâm lược Irac. Thực chất, Irắc không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khíhủy diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hiệp Quốc đã kết luận. Điều kiện là hiệntượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động, từ đó gây ra một biến đổi nhất định;nhưng bản thân điều kiện không phải nguyên nhân. Ví dụ, nguyên nhân của hạt thócnảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng đểnảy thành mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm…Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ nhân quả có các tính chất:Tính khách quan: Điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có củasự vật, không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của con người. Dù con người có biết haykhông thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật vẫn liên hệ, tác độngđể gây ra những biến đổi nhất định.Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tưduy đều có mối liên hệ nhân quả. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân củanó.4Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điềukiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động trongnhững điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chung gây ra càng giống nhau.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả vềmặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệnhân quả. Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớpkhông phải là nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phảitìm ở quan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào.- Các nguyên nhân khác nhau [nguyên nhân cơ bản – nguyên nhân không cơbản, nguyên nhân chủ yếu – nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong – nguyênnhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan – nguyên nhân khách quan, ...] có vai trò khácnhau trong việc tạo nên kết quả. Do đó, chúng ta phải biết xác định đúng nguyên nhânđể giải quyết vấn đề nảy sinh.- Nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động để sinh ra nhiều kết quả khácnhau. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua một số nguyên nhân thứ yếu, không cơ bảnđể xem xét mối quan hệ nhân quả trong trường hợp đặc biệt như: một nguyên nhânduy nhất tác động sinh ra một kết quả duy nhất, một nguyên nhân tác động sinh ranhiều kết quả [gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo ... phụ thuộc vào nhiệt độ,mức nước...], và ngược lại, nhiều nguyên nhân cùng tác động để sinh ra một kết quả[ví dụ: sức khỏe của chúng ta tốt là do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chămsóc y tế tốt, ... chứ không chỉ một nguyên nhân nào].- Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóalẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan hệkhác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thunhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân.- Kết quả, sau khi xuất hiện, lại tác động trở lại nguyên nhân [hoặc thúc đẩynguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại]. Ví dụ, nghèo đói, thất họclàm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học... Do5đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được đểthúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực phục vụ cho con người.3. Một vài kết luận về mặt phương pháp luận- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mốiliên hệ nhân quả. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.- Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu thấy sự vật phải phát hiện mạng lướinhân quả chi phối nó. Muốn hiểu đúng hiện tượng phải phát hiện ra những nguyênnhân sản sinh ra nó. Muốn hiểu đúng nguyên nhân phải phân phân tích sự vật thànhcác yếu tố, rồi khảo sát sự tương tác giữa chúng để thấy được sự tương tác nào lànguyên nhân đã gây ra hiện tượng cần khảo sát [kết quả]. Ta phải phân loại nguyênnhân, xác định chính xác vai trò, tính chất tác động của từng nguyên nhân trong việcsản sinh ra các kết quả và phân loại kết quả.- Trong hoạt động thực tiễn, muốn loại bỏ hoàn toàn một hiện tượng nào đóphải loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn sinh ra nó nhưng nếu không thể loại bỏ nguyên nhântiềm ẩn sinh ra nó thì không tạo ra nguyên cớ hay điều kiện thuận lợi cho nguyên nhântiềm ẩn biến thành nguyên nhân thực sự. Ngược lại, muốn một hiện tượng nào đó xuấthiện nhanh và nhiều cần tạo ra nguyên nhân tác động cùng chiều [đặc biệt là cácnguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong] hay tạo ra nguyên cớ, điều kiện cần thiết.PHẦN II: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ ĐỂGIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME ONLINE1. Thực trạng chơi game online hiện nayGame online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãnvà thoải mái sau những căng thẳng với nhiều loại hình khác nhau. Nếu chỉ chơi để giảitrí thì điều đó là hết sức bình thường nhưng hiện nay có rất nhiều người sa lầy, mê mẩnquá nhiều vào thế giới game, dẫn đến nhiều điều tai hại không chỉ cho bản thân củangười nghiện mà còn cho cả gia đình và xã hội.6Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào thế giới ảo mà trò chơi đó tạo ravà không thể thoát ra được, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thầnkhông còn minh mẫn nữa. Nghiện game cũng giống như nghiện ma túy, đó là sau khichơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng. Do đó, khi chơigame đến mức độ phụ thuộc vào nó thì rất dễ dẫn đến nghiện. Thời lượng chơi gamechỉ cần trên hai giờ/ ngày thì nguy cơ nghiện rất cao. Ở trò chơi trực tuyến, người chơitha hồ thể hiện khát khao chinh phục, khát khao chiến thắng đồng thời còn có thể tròchuyện, biểu đạt hành động của cá nhân một cách tương tác với người khác làm nhữngngười tham gia cảm thấy hứng thú. Game cho trẻ cảm giác làm chủ bản thân, đượchành động tùy thích, được nói năng tùy thích, không phải xin phép ai. Cảm giác làmchủ này tuy ảo nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Bên cạnh đó, những phầnthưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được tưởng thưởngnhững phần thưởng ảo làm họ cảm thấy say mê, giống như được tôn vinh. Nhiều ýtưởng, suy nghĩ ở hiện thực rất khó khăn thì người chơi có thể làm được trong trò chơi,vì thế nó tạo cho họ cảm xúc vui sướng, thoải mái, dễ chịu ngay tức thời... và càngngày càng bị cuốn hút.Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở họcsinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩnhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơikhông khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi và không phảidễ dàng để thoát nghiện được. Đó là lý do giải thích tại sao những quán game onlinehiện nay đang ngày càng mọc lên khắp nơi, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy,và trở thành một trong những địa điểm thu hút học sinh, sinh viên ngoài những giờhọc. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà savào thế giới ảo.Phần lớn các trò chơi trên mạng này mang nhiều màu sắc bạo lực, những hìnhảnh không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Không có sự quản lý độ tuổi chơigame đối với các game dán mác 15+, 16+, 18+… Nhiều vụ án trộm cướp, thậm chígiết người để cướp tài sản xảy ra nhiều năm gần đây, đáng buồn khi biết nguyên nhân7vì cần tiền chơi game, trả nợ game, mà những tên cướp này chỉ ở lứa tuổi thanh thiếuniên, là tương lai của đất nước.Nhìn một cách tổng quát, hiện trạng này không tốt cho thế hệ trẻ của đất nướcchúng ta. Chúng ta cần có một cái nhìn sâu hơn, tìm hiểu nguyên nhân, kết quả củavấn đề để có những giải pháp đúng đắn, giúp cho thế hệ tương lai của đất nước pháttriển hơn.2. Nguyên nhân của việc nghiện game onlineCó nhiều nguyên nhân khiến cho giới trẻ hiện nay trở nên nghiện hình thức giảitrí này nhưng chủ yếu được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính:2.1 Nguyên nhân chủ quanPhần lớn những người nghiện game là những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên,học sinh, sinh viên. Đây là thế hệ tương lai của một đất nước, một xã hội. Vậy tại saohọ lại mê đắm vào thế giới game ấy?Những xung đột ở thanh thiếu niên chính là yếu tố nguy cơ của việc nghiệngame, vì lúc này tâm lý các em rất phức tạp, thích thể hiện mình, nhưng lại khôngphân biệt được đúng sai. Tuổi trẻ với những nhiệt huyết, sự sôi nổi của mình luônmuốn chinh phục, muốn bản thân được mọi người công nhận. Họ là những người cóthời gian rảnh nhiều, và ở cái tuổi mà phần lớn đều ham chơi hơn ham học, ham làmvà chưa biết cách quản lý thời gian cho đúng2.2 Nguyên nhân khách quanNguyên nhân đầu tiên, nhu cầu về sân chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động thểdục thể thao, các hoạt động xã hội luôn hiện hữu. Tuy nhiên, sự thiếu hụt này khiếnnhiều người tìm đến trò chơi trên mạng để giải trí, để “giết thời gian” và dần dần trởnên nghiện game trước những chiêu trò của các công ty game ngày nay.Thứ hai, sự thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến các bạn trẻ, thanh thiếu niên bịcô đơn, chán nản, nhiều tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Mặt khác, thiếu giáo dục từ8gia đình làm bậc thang giá trị đạo đức không có, trẻ không phân biệt được phải trái, tốtxấu, hay dở. Chính điều này làm cho khả năng tự giáo dục, tự quản, tự kiềm chế củatrẻ yếu kém khi không có mặt cha mẹ, họ sẽ say mê lao vào những trò chơi mà khôngquan tâm đến hậu quả nếu chưa học bài, nếu thiếu nợ tiền game… Một số bố mẹ, thầycô quan tâm quá mức và cách giáo dục bằng sự áp đặt khiến các em cảm thấy cô đơn,mệt mỏi, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảmxúc, dẫn đến những hành vi sai trái.Thứ ba, sự thiếu kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyềnthông, khả năng đánh giá, lựa chọn và kiểm soát các nội dung giải trí; sự lôi kéo, rủ rêcủa bạn bè và tính “bầy đàn” của giới trẻ - mọi người chơi game online nên mình cũngphải chơi game online cho biết, để không bị chê lạc hậu, để thể hiện bản thân.Thứ tư, áp lực nặng nề từ cuộc sống, công việc, học hành, gặp thất bại màkhông biết giải quyết khiến cho mọi người cảm thấy căng thẳng, cần được giải trí. Tuynhiên xã hội ngày càng lạnh lùng và xa cách nhau nên các bạn trẻ không có người đểchia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối liên kếtnào đó đã tìm đến những trò chơi trong thế giới ảo, chinh phục những thử thách vàkhẳng định mình trong thế giới không có thực này.Thứ năm, nền công nghệ đang phát triển ngày càng hiện đại, mọi người sử dụngmáy tính, điện thoại đã trở nên quá phổ biến. Mọi người giao tiếp với máy móc, thiếtbị vô tri nhiều hơn với bạn bè, xã hội. Nên việc tìm một hình thức giải trí trên phươngtiện công nghệ là điều đương nhiên và dễ dàng hơn tất cả. Hơn nữa, thị trường gameonline hiện nay đa dạng, phong phú và cải tiến liên tục, thu hút thị hiếu của nhữngngười chơi game.3. Kết quả của việc nghiện game onlineChơi game online không hẳn là một hiện tượng xấu nhưng việc nghiện gameonline chắc chắn đem đến nhiều hậu quả cho người chơi, gia đình và cho xã hội.Đối với người chơi, việc nghiện game online khiến người chơi tiêu tốn nhiềuthời gian vào việc sử dụng máy tính, điện thoại, ... mà lẽ ra thời gian quý báu đó họ cóthể làm những công việc có ích khác như tìm hiểu, học tập thêm nhiều kiến thức mới,9kiếm một việc làm để có thu nhập thêm, chơi thể thao, hay ra ngoài giao tiếp với giađình, bạn bè nhiều hơn. Việc bỏ nhiều thời gian để chơi game khiến cho người chơikhông thể chăm sóc tốt bản thân, trở nên yếu ớt hơn vì kém vận động và dễ mắc nhiềubệnh như xương khớp do ngồi một tư thế quá lâu, hay bệnh mắt do sử dụng máy tínhtrong thời gian dài không nghỉ, bệnh trầm cảm, tự kỷ do ít tiếp xúc với thế giới bênngoài, hay bệnh ảo tưởng do chìm đắm quá nhiều trong thế giới ảo. Chưa kể đến mộtsố trò chơi game online sử dụng tiền thật, điều này làm ảnh hưởng lớn đến túi tiền củangười chơi. Đắm chìm trong thế giới game không biết điểm dừng, một người học trògiỏi cũng trở thành trò hư, biếng nhác; một nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình cũng trở nênlười biếng, uể oải. Những cánh cửa tương lai tươi sáng bỗng chốc đóng sập lại bởi sựlựa chọn của họ.Game online làm cho mối quan hệ gia đình trở nên xa cách vì thời gian tiếpxúc, trò chuyện giữa các thành viên gia đình giảm xuống, dành tất cả thời gian choviệc chơi game. Những đứa nhỏ chưa đến tuổi đi làm, chưa thể kiếm ra tiền để tiêu xàinhưng trót nghiện game sẽ trở thành những đứa con hư hỏng, biết nói dối để lừa bố mẹlấy tiền, trốn học và có nhiều thời gian hơn để chơi game.Từ những tên trộm vặt trong nhà, lén lút lấy tiền của bố mẹ, mượn đồ của ngườiquen để đi cầm cố lấy tiền chơi game, những kẻ nghiện game dần trở thành những kẻtrộm cướp trong xã hội. Từ một kẻ trộm cướp trong xã hội, bị xã hội chỉ trích, xa lánh,nhiều tệ nạn khác tìm đến với học, những cánh cửa tương lai tươi đẹp đã đóng lại,trong khi những cánh cửa khác đầy cám dỗ, đầy xấu xa luôn mở toang. Các hình ảnhbạo lực tràn đầy trong các trò chơi đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, đến tư duy của cảmột thế hệ. Việc chém giết, đánh nhau trên game hàng ngày ăn sâu vào tiềm thức củanhững con nghiện, để rồi khi ra ngoài xã hội, họ cũng ảo tưởng họ là một người anhhùng, rằng ra tay chém một người, giết một người cũng là điều quá đỗi bình thường.Vụ việc sát thủ Lê Văn Luyện khi chưa đủ 18 tuổi nhẫn tâm sát hại hai vợ chồng tiệmvàng cùng đứa con gái 18 tháng tuổi của họ chỉ vì muốn có tiền trả nợ game đã giónglên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội.10Tuy nhiên, đâu phải ai chơi game online cũng trở nên xấu xa, hư hỏng và tàn ác.Nhiều người bắt đầu từ việc chơi game mà tìm ra được niềm đam mê với nghề máytính, và tìm hiểu, phát triển sự nghiệp của mình.4. Giải pháp cho vấn đề nghiện game onlineChơi game online nói cho cùng thì cũng chỉ là một hình thức giải trí mà conngười hiện đại ngày nay đang sử dụng nhiều. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không baogiờ tốt. Để game online trở thành một hình thức giải trí lành mạnh hơn đòi hỏi cần cósự cố gắng, hợp tác của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.Đối với mỗi cá nhân, mỗi người phải có ý thức phấn đấu, học hỏi cách quản lývà sử dụng thời gian hiệu quả; phải có ý chí vượt qua những cám dỗ của cuộc sống, cómong muốn cống hiến, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho xã hội.Đối với gia đình, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái,quan tâm đến suy nghĩ và chia sẻ tâm sự của con, hướng dẫn các bạn trẻ cách sử dụngthời gian, cách tự kiềm chế bản thân trước cám dỗ; tạo ra những hoạt động gia đìnhnhư du lịch, dã ngoại, cùng chơi thể thao để các bạn trẻ năng động hơn với các hoạtđộng xã hội, hạn chế thời gian giao tiếp với thiết bị vô tri. Ngoài ra, các bậc cha mẹnên hướng dẫn các bạn trẻ để các bạn biết điều gì nên và không nên, biết phân biệtđúng sai và tự đưa ra quyết định trước những cám dỗ trong cuộc sống, chứ không nênáp đặt theo ý của bản thân.Đối với xã hội, cần có nhiều tổ chức hơn nữa để tổ chức ra nhiều sân chơi giảitrí lành mạnh cho giới trẻ, để các bạn hòa nhập vào cuộc sống xã hội, rời xa thế giớiảo. Nhà trường cần kết hợp với gia đình để hướng dẫn các em trở thành một công dâncó ích cho xã hội, tạo ra nhiều hoạt động khác ngoài việc học giúp các em năng độnghơn, thêm yêu bạn bè, thiên nhiên, cuộc sống. Các ban quản lý cần kiểm soát mạnh mẽhơn nội dung, hình ảnh của các trò chơi trên mạng để ngăn chặn những hình ảnh, vănhóa không hay, không lành mạnh vô tình đầu độc một thế hệ trẻ đang tìm hiểu thế giới.11PHẦN KẾT LUẬNNghiện game online chỉ là một trong vô số hiện tượng trong cuộc sống hiện nay.Bằng việc tìm hiểu nguyên nhân, truy ra kết quả của một sự vật, hiện tượng, chúng tacó những cái nhìn đúng đắn hơn về một sự vật, hiện tượng; từ đó phát triển sự vật hiệntượng hay hạn chế và thay đổi sự vật hiện tượng theo một chiều hướng khác tốt hơn.Mỗi sự vật, hiện tượng do nhiều nguyên nhân gây ra. Bằng việc tác động lênnguyên nhân, chúng ta sẽ thay đổi được sự vật, hiện tượng theo ý muốn của mình, theochiều hướng tích cực hơn đối với chúng ta.Quan hệ nhân quả là một trong những quan hệ có tính phổ biến nhất trong thếgiới vật chất. Đặc biệt, nó có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành nhậnthức của chúng ta. Quá trình nhân – quả được lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho tư duycon người phản ánh được những mối quan hệ nhân – quả, đồng thời khi nghiên cứu ởnhững khía cạnh khác dẫn tới những kết luận về mặt phương pháp luận rất phong phú.Đây là cơ sở lý luận giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trìnhhoạt động thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thứcđược về đặc trưng của mối quan hệ nhân – quả và những đặc điểm này với tư cách làthành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người trong hoạt động thực tiễnđể tiếp tục gặt hái những thành công to lớn hơn.12TÀI LIỆU THAM KHẢO−TS. Bùi Văn Mưa [Chủ biên], TS. Trần Nguyên Ký, TS. Bùi Bá Linh, TS. BùiXuân Thanh - Triết học – Tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiêncứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học – Tài liệu lưu hành nội bộ , 2014−13Cùng một số sách, báo, tạp chí, bài viết tham khảo trên internet

Video liên quan

Chủ Đề