Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là gì

Home » Dân sự » Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được từ bỏ tư cách tham gia tố tụng dân sự của mình không?

Nhiều người với tâm lý ngại kiện tụng, tránh tranh chấp nên khi được xác định tư cách liên quan đến vụ án họ thường có thái độ không hợp tác, né tránh. Vậy người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có được từ bỏ tư cách tham gia tố tụng dân sự của mình không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là gì? 

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xem thêm: Xác định tư cách đương sự khi tham gia tố tụng dân sự

2. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không muốn tham gia vào vụ án

Vì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một trong những đương sự trong vụ án dân sự nên họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 . Ngoài ra, họ còn có các quyền và nghĩa vụ riêng. Đó là:

  • Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn. Đó là các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự và các quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
  • Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn. Đó là các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70. Ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ như được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự không quy định quyền tử bỏ từ cách tham gia tố tụng dân sự của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, họ không được từ bỏ trách nhiệm của mình đối với vụ án dân sự khi đã được Toà án xác định quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người đó và đưa vào tham gia tố tụng vụ án dân sự. 

3. Xử lý hành vi không hợp tác với Toà án và các cơ quan chức năng trong qúa trình giải quyết vụ án dân sự

Theo đó, việc tham gia tố tụng khi đã được xác định tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bắt buộc. Khi thể hiện xự không hợp tác, né tránh dưới các hình thức thì sẽ bị xử lý theo Chương XL Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bao gồm các hành vi cụ thể sau: 

  • Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng
  • Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
  • Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
  • Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án
  • Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
  • Hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án
  • Hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự

Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung bài viết Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được từ bỏ tư cách tham gia tố tụng dân sự của mình không? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết. 

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Công ty Luật Thái An, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Tôi chuẩn bị tham gia tố tụng tại phiên tòa giải quyết vụ án dân sự về vấn đề tranh chấp lao động với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhờ Luật sư tư vấn cho tôi quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi tham tham tố tụng. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Thái An. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là không trực tiếp khởi kiện và không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc được các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải có trách nhiệm đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập, hoặc không có yêu cầu độc lập.

Đối với trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Họ được tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, yêu cầu đó tách riêng, độc lập và không phụ thuộc vào yêu cầu của các đương sự tham gia tố tụng khác. Họ có thể đưa ra yêu cầu chống lại nguyên đơn và bị đơn nên có thể khởi kiện ra một vụ án dân sự riêng để yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi riêng cho mình.

Đối với trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn và có quyền quyết định trong phạm vi luật định.

Vì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một trong những đương sự trong vụ án dân sự nên họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được, đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ, đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó, đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản, đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời…và các nghĩa vụ như tôn trọng pháp luật, nội quy của Tòa, nộp tiền tạm ứng án phí…Ngoài ra, họ còn có các quyền và nghĩa vụ riêng. Đó là:

  • Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn. Đó là các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự và các quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
  • Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ như nguyên đơn nói trên.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn. Đó là các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70. Ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ như được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ với tổng đài 1900.6218 để được tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Video liên quan

Chủ Đề