Chùa pháp hoa ở đâu

Chùa Pháp Hoa một trong những điểm đến tâm linh vô cùng nổi tiếng tại Sài Thành. Hầu hết, những người dân sinh sống tại nơi đây đều biết đến ngôi chùa này. Để biết lý do tại sao, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa này.

1. Chùa Pháp Hoa ở đâu tại Sài Gòn?

Có lẽ, câu hỏi này là câu hỏi chung của khá nhiều khách du lịch muốn đến tham quan địa điểm tâm linh vô cùng nổi tiếng này.

Chùa Pháp Hoa tọa lạc tại địa chỉ số 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Pháp Hoa nằm ngay trung tâm của quận 3 nên du khách có thể dễ dàng tìm đường đến chùa.

Chùa nằm ngay gần cầu Lê Văn Sĩ, để thuận tiện nhất và nhanh nhất các bạn nên tìm đến đường Trần Quốc Thảo sau đó lên cầu Lê Văn Sĩ sẽ rất thuận đường.

Vừa qua cầu du khách chỉ cần đánh mắt sang bên phải là có thể nhìn thấy chùa.

Đối với những du khách đến chùa bằng các phương tiện giao thông thì nên đi vào đường Trường Sa hỏi chỗ để xe nằm ngay sát chùa, gửi xe xong có thể đi bộ vào chùa.

2. Lịch sử hình thành cùng kiến trúc của chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa được thành lập cách đây gần 100 năm tuổi. Chùa được thành lập bởi 1 vị hòa thượng danh là Đạo Hạ Thanh – ông là người Quảng Nam.

Vào năm 1928 ông là người chụ trì lập ra chìa Pháp Hoa nổi tiếng đến tận ngày nay. Trước đây, chùa Pháp Hoa rất đơn sơ chỉ là những mái nhà tranh vách ván.

Chùa Pháp Hoa ngày nay

Trải qua gần 100 năm tuổi lịch sử, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1932, năm 1965, năm 1990.

Và lần trùng tu lớn nhất để chùa có được diện mạo đẹp, kiên cố như ngày hôm nay là vào 2 năm 1993 và năm 1994.

3. Kiến trúc chùa pháp hoa quận 3

Đứng từ trên cầu Lê Văn Sỹ, các bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh ngôi chùa hiện lên sừng sững đẹp lung linh bên cạnh con kênh Nhiêu Lộc nước xanh mát thơ mộng.

Chỉ cần ngắm nhìn từ xa đã cảm nhận được vẻ đẹp yên bình thơ mộng của ngôi chùa này.

Lối đi dẫn vào bên trong chùa được trồng rất nhiều cây xanh cùng với rất nhiều lẵng hoa phong lan khoe sắc tỏa hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng.

Kết hợp với đó là hình ảnh con kênh Nhiêu Lộc hiền hòa uốn lượn xanh mướt khiến cho những ai đặt chân đến chùa đều cảm thấy trong lòng thanh tịnh.

Đi qua cổng vào đến bên trong khoảng sân nhỏ được bày trí rất nhiều loại cây xanh nhỏ, tạo nên sự thoáng mát cho chùa.

Vì chùa năm ở trung tâm của quận 3 nên diện tích không được lớn nên chỉ có 1 tòa chính điện 3 tầng.

Tòa chính điện được chia thành các gian, mỗi gian là nơi thờ tụng của 1 vị phật phát.

Hầu hết các pho tượng phật, bồ tát đều được trạm khắc bằng gỗ mít nên có mùi hương thơm ngát vô cùng dễ chịu.

Chính điện chùa Pháp Hoa

Khi vào đến điện, du khách hành hương có thể thắp nhang sắp lễ khấn phật.

Bên cạnh điện chính còn 2 dãy nhà 2 bên 3 tầng là nơi lưu trữ sổ sách, phòng họp, phòng nghỉ của các tăng ni, phật tử ở trong chùa.

4. Lưu ý khi đi lễ Chùa Pháp Hoa

Chùa sẽ lung linh hơn khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn vàng được thắp lên tỏa sáng xuống dòng kênh Nhiêu Lộc.

Có một điểm lưu ý đối với du khách, nếu nhưng ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh thì nên đến chùa vào những ngày thường và từ sáng sớm sẽ ít các tăng ni phật tử hơn.

Còn một điểm lưu ý nữa du khách nên nhớ, chùa mở cửa từ 6h sáng đến 11h30 trưa; buổi chiều từ 13h30 đến 21h tối.

Đối với những ai tin vào bói toán và xem tướng số thì đừng bỏ qua điểm đến là ngôi chùa Phước Hoa này.

Vị trụ trì của chùa hiện nay vô cùng uyên bác có thể xem bói và xem tướng số cho mọi người.

Chùa Pháp Hoa lung linh trong ngày đại lễ Phật Đản

Về trang phục, bạn cần chú ý mặc quần áo giản dị, kín đáo, không mặc quần áo quá lòe loẹt, hở hang, thiếu nghiêm túc khi tới chùa.

Nói năng lễ độ, giữ cho mình tinh thần thoải mái, tránh việc ăn nói thô tục, gây mất uy nghiêm nơi cửa chùa.

Bạn nên dâng lễ chay khi vào chùa, không được cúng đồ ăn mặn trước đức phật.

Nếu không có văn khấn, bạn có thể cầu nguyện một cách thành tâm trước đức Phật, mong muốn những điều bình an, may mắn cho gia đình.

5. Đường đi đến chùa pháp hoa

Cách trung tâm TP.HCM không quá xa [khoảng 3km], vì vậy, bạn sẽ hoàn toàn không bị mất quá nhiều thời gian cũng công sức để tìm đường tới được chùa.

Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc các cách để đi tới chùa Pháp Hoa nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa công sức, thời gian trong quá trình di chuyển.

Rất đơn giản, để tới được chùa Pháp Hoa bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… từ khu vực Chợ Bến Thành, bạn đi dọc theo đường Trương Định và rẽ phải theo hướng Kỳ Đồng.

Sau đó, bạn rẽ trái vào đường Trần Quốc Thảo, đi khoảng 1km. Cuối cùng, bạn tiếp tục rẽ phải vào đường Trường Sa, đi thêm khoảng 500m là tới được chùa.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng các phương tiện như: Bản đồ, Google maps,… để tránh bị lạc đường.

Nếu chưa từng tới TP.HCM, vẫn còn lạ đường, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện công cộng như Taxi, Grab,… để có thể tới chùa.

Với xe bus, bạn có thể đi theo tuyến 28: 

Trong quá trình di chuyển, bạn cần phải nhắc trước với tài xế về địa điểm xuống, tránh trường hợp bị đi quá, gây mất thời gian trong quá trình di chuyển.

6. Lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa

Đại lễ Phật Đản là một đại lễ lớn nhất trong năm, hầu hết các ngôi chùa đều tổ chức đại lễ này. Chùa Pháp Hoa thường tổ chức đại lễ phật đản vào tháng 4 âm lịch hàng năm.

Sự kiện này thu hút rất nhiều tín đồ phật giáo cũng như rất nhiều tăng ni phật tử đến đây.

Vào ngày lễ phật đản, chùa thường treo rất nhiều đèn lồng từ trong chùa cho đến dọc con kênh Nhiêu Lộc đều được treo đèn lồng sặc sỡ sắc màu.

Vào buổi tối khi những ánh đèn thắp lên, ánh điện lung linh huyền ảo vô cùng đẹp mắt.

Vào ngày đại lễ Phật Đản chùa thu hút  rất nhiều người dân đến làm lễ, cầu phúc thả đèn hoa đăng dọc bên bờ kênh Nhiêu Lộc.

Tạo nên một hình ảnh vô cùng tuyệt vời, có lẽ chỉ cần nhìn thấy một lần là sẽ khắc ghi không thể quên.

Đến với thành phố Hồ Chí Minh ngoài tham quan, hành hương tại chùa Pháp Hoa du khách có thể đến tham quan các địa điểm khác như: nhà thờ Đức Bà, chùa Giác Lâm, bảo tàng lịch sử Việt Nam….

Đọc tiếp: Chùa Phước Kiển [chùa lá sen] – Nét độc đáo của vùng đất Đồng Tháp

Giữa lòng thành phố trật trội, đông đúc, nếu bạn muốn tìm về một chốn an yên, không cần phải đi đâu xa, bạn chỉ cần đến chùa Pháp Hoa và cảm nhận.

Khám phá miền đất Phật nơi thành phố hoa lệ sẽ khiến tâm hồn bạn nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn. Đến chùa Pháp Hoa, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, lắng nghe tiếng chuông chùa, tiến gõ mõ đều tay, tiếng đọc kinh trang nghiêm mà tâm hồn dường như thanh bình, yên ả, muốn một lần được sống chậm lại để tận hưởng trọn vẹn giây phút này.
 

Toàn cảnh kiến trúc ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm bên dòng sông hiền hòa. Ảnh: Blog Traveloka

Giữa những phồn hoa, náo nhiệt nơi mảnh đất Sài Gòn, còn tồn tại một chốn thanh tịnh ẩn mình sau những tán cây xanh rợp bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Chùa Pháp Hoa tọa lạc ở số 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3.
 

Chùa Pháp Hoa ẩn mình sau hàng cây xanh rợp bóng. Ảnh: An Chi

Chùa nằm gần cầu Lê Văn Sỹ, để thuận tiện nhất bạn nên lựa chọn đường Trần Quốc Toản rồi lên cầu sẽ thuận đường hơn. Chỉ cần đi qua cầu và nhìn sang bên phải là bạn sẽ thấy chùa Pháp Hoa. 
 

Lịch sử hình thành và kiến trúc của chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa Phú Nhuận được thành lập năm 1928. Người sáng lập ra ngôi chùa này là hòa thượng Đạo Hạ Thanh. Trước kia, đây là ngôi chùa rất đơn sơ và giản dị. Sau đó, nơi đây đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, rồi được trùng tu tôn tạo mới có được diện mạo như ngày nay. 
 

Với vẻ đẹp trang nghiêm, thanh tịnh nhưng đơn sơ, mộc mạc, nơi đây nhanh chóng thu hút du khách thập phương tới hành hương. Ảnh: Blog Traveloka

Ngôi chùa đứng sừng sững và đẹp lung linh bên cạnh kênh Nhiêu Lộc tạo nên một bức tranh phong cảnh đầy thơ mộng. Từ xa nhìn lại, du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng và yên bình của ngôi chùa mang tên Pháp Hoa này. 
 

Bước vào chùa, tôi tự hỏi liệu mình có còn ở Sài Gòn, hay đã vô tình vượt không gian mà đến với Hội An? Ảnh: Blog Traveloka

Một số người thoạt đầu nhìn qua cứ nghĩ đây là một ngôi chùa Đài Loan nào đó khi tới du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kiến trúc của chùa Pháp Hoa hoàn toàn là kiến trúc Việt Nam. Các tượng Phật cũng do nghệ nhân nước ta tỉ mỉ làm ra và đến cả mái đao cũng được lấy cảm hứng từ Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
 

Nét hoài cổ từ lớp mái ngói và hàng đèn lồng nơi cổng Đàn Môn. Ảnh: Blog Traveloka

Lối đi vào trong chùa và khoảng sân nhỏ trồng rất nhiều cây xanh cùng những giỏ hoa phong lan đẹp đang thi nhau đua sắc, mang lại sự tươi mát và cảm giác thanh bình và yên ả cho chốn dừng chân nơi miền đất Phật. Cứ ngỡ như ta đang lạc vào một thời đại khác và đây là một chốn dừng chân yên bình khỏi những bụi trần thế gian.
 

Chùa Pháp Hoa - chốn dừng chân bình yên nơi miền đất Phật. Ảnh: Gia Như


Chùa Pháp Hoa là một trong những ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông ở Sài Gòn vì vậy thiết kế của chùa cũng có sự đặc biệt. Bao gồm: tam quan, sân chùa, chánh điện, và hành lang. Nhưng vì diện tích chùa hạn chế nên không có hậu đường, mà thay vào đó là kiến trúc ba gian độc đáo được phân bổ hài hòa theo từng tầng. 
 

Không gian tầng hai của chùa thờ Phật. Ảnh: Blog Traveloka

Gian chính nằm giữa bao gồm chánh điện, gian bên trái là thư viện và nhà cốt, đồng thời, đây cũng là phòng nghỉ của các tăng ni phật tử. Tầng trệt gian chính là giảng đường. Khách đến chùa sẽ vào đây hành lễ và nghe thuyết pháp. Do đó, không gian nơi đây khá thông thoáng, với các cánh cửa luôn được mở để chào đón khách tới thăm.
 

Không gian được thiết kế trong chùa vô cùng thoáng đãng với những cánh cửa được mở rộng và gam màu nâu tối được bao trùm lên. Ảnh: Blog Traveloka

Lên đến tầng 1 là nhà tổ, nơi thờ các vị tổ sư sáng lập chùa và những người có công với chùa. Nơi đây được bài trí với những dãy bàn ghế phù hợp cho việc hội họp quý Phật tử trong những dịp lễ Phật. Tại đây cũng là nơi thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.
 

Không gian nghiêm trang nơi chính điện thờ phụng Phật. Ảnh: quangyoga

Nếu du khách muốn tìm kiếm sự yên bình, thanh tĩnh thì hãy lựa chọn thời gian đến chùa Pháp Hoa vào những ngày thường và từ sáng sớm. Chùa mở cửa buổi sáng từ 6h đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều từ 13h30 đến 21 giờ.
 

Bjan đừng quên tới chùa Pháp Hoa trải nghiệm vào một buổi sớm tinh mơ để cảm nhận sự yên bình nơi giữa lòng Sài Thành tấp nập. Ảnh: Gia Như

Đây quả là một trải nghiệm đẹp và khó quên khi du khách dừng chân khám phá Sài Gòn. Thật không ngờ, giữa một Sài Gòn tấp nập, phồn hoa lại có một không gian thanh tịnh, bình yên đến thế, khiến tâm hồn người lữ khách được thả trôi và lắng đọng. Nhịp sống dừng như chậm lại vài giây, con người dường như cũng không còn vội vã.
 

Có lẽ, bạn sẽ không thể tìm được nơi nào mà tâm hồn đồng điệu với cảnh vật và không gian xung quanh như ở chùa Pháp Hoa. Ảnh: Foody

Tháng 4 này, nhất định bạn đừng quên ghé thăm nơi đây. Vì tháng 4 âm lịch hàng năm, nơi đây tổ chức lễ Phật Đản - đây được xem là đại lễ trong năm. Sự kiện này thu hút rất nhiều tăng ni phật tử tham gia nên không khí vô cùng tấp nập và nhộn nhịp. Còn chần chừ gì mà bạn ghé thăm để hòa mình vào ngày lễ trọng đại nhất trong năm.
 

Lễ Phật Đản tháng 4 là ngày lễ lớn nhất trong năm tại chùa Pháp Hoa. Ảnh: nydieu1912

Vào ngày lễ Phật Đản, bạn sẽ thấy chùa Pháp Hoa đẹp hơn bao giờ hết. Khi những chiếc đèn lồng được treo từ trong ra ngoài và dọc theo bờ của con kênh, khi phật tử bốn phương đến làm lễ, cầu phúc, thả đèn hoa đăng, khi ánh nến, ánh điện lung linh được thắp lên cũng là lúc bức tranh màn đêm huyền ảo nơi cửa chùa ngập tràn trong sắc màu rực rỡ. 
 

Sắc màu rực rỡ của những chiếc đèn lồng khiến không gian chùa trở nên ấm cúng hơn. Ảnh: Foody

Không phải tuyệt nhiên mà ngôi chùa lại có tên tiếng anh là Lotus Temple. Người ta hay bảo hoa sen đẹp nhất khi ngắm vào ban đêm. Vào ban ngày, chùa Pháp Hoa như đóa sen nhẹ nhàng nép mình để khi đêm xuống thì nở rộ với bao sắc màu hoa lệ làm cả một khoảng không gian sáng bừng rực rỡ.
 

Chùa Pháp Hoa có lẽ đẹp nhất về đêm, khi được ánh đèn thắp sáng mọi không gian. Ảnh: Youtube

Tháng 4 này, dù có đi đâu hay đặt chân tới vùng đất nào, cũng đừng quên chúng ta có hẹn tại chùa Pháp Hoa để ngắm hoa đăng và hòa mình vào không gian ngày đại lễ. Chuẩn bị balo thôi, hết dịch chúng ta cùng đi nào!

Xem thêm: Mê tít những quán chè lâu năm ở TP. Hồ Chí Minh

Thanh Huyền

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề