Ngành tự động hóa học bao nhiều năm

Điều khiển và tự động hóa [Control Engineering and Automation] đôi khi còn được một số trường gọi là kỹ thuật điều khiển và tự động hóa/ công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Ngành này đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những ngành học thu hút, cạnh tranh nhất trong khối kỹ thuật. Không chỉ nhờ tính ứng dụng cực cao trong sản xuất công nghiệp, chế tạo mà còn đóng góp vào hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội. Hiện nay, các trường đang xét tuyển các tổ hợp môn A00, A01, B00, C01, D01, D07, D10.

Ngành Điều khiển và tự động hóa có những vị trí việc làm nào?

I. Ngành Điều khiển và Tự động hóa học những gì?

Nếu như bạn tò mò về việc làm thế nào mà các kỹ sư, các nhà khoa học nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, vận hành ra các máy móc công nghiệp, robot, dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp trong nhà xưởng... thì bạn chắc chắn có thể tìm hiểu và tự mình tham gia nếu học ngành điều khiển và tự động hóa. Chương trình đào tạo của các trường, dù là cao đẳng, đại học hay sau đại học đều sẽ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn để người học sau đó tham gia, hoàn thành các dự án điều khiển và tự động hóa [chủ yếu ứng dụng trong sản xuất công nghiệp].
Nhằm đảm bảo để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tốt các công việc từ thiết kế, lắp ráp, điều khiển vận hành, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điều khiển, tự động hóa, các môn học trong trường sẽ bao gồm: Khoa học cơ bản [Toán học, Vật lý, Thống kê...], lý thuyết căn bản về điện, điện tử và kiến thức cơ sở ngành [mạch điện, xử lý vi mạch, thiết kế hệ thống số, truyền thông điện, kỹ thuật lập trình...] và các môn học chuyên sâu về điều khiển, tự động hóa [Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính [CIM], mô hình hóa, điều khiển quá trình...].

II. Các trường đào tạo ngành Điều khiển và Tự động hóa hàng đầu

Như đã đề cập, có nhiều trường đào tạo ngành điều khiển và tự động hóa, từ cao đẳng đến đại học và sau đại học. Thi, nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nào là lựa chọn của mỗi cá nhân và dĩ nhiên, bạn sẽ phải cân nhắc kỹ dựa vào các tiêu chí như: Khả năng của bạn [số điểm dự đoán], khu vực dự thi, điều kiện đào tạo, cơ sở vật chất, các cơ hội đi học lên cao, du học, việc làm sau khi tốt nghiệp...
Một số trường đào tạo ngành điều khiển và tự động hóa được đánh giá tốt, ra trường dễ xin việc là:

1. Miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp.
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Hải Phòng.
  • Đại học Điện Lực.
  • Viện Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Công nghệ Đông Á.
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

2. Miền Trung

  • Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Đông Á.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
  • Đại học Công nghiệp Vinh.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.

3. Miền Nam

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Trà Vinh.
  • Đại học Lạc Hồng.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.

Có những trường nào đào tạo ngành Điều khiển và tự động hóa chất lượng?

III. Học Điều khiển và Tự động hóa ra trường làm gì? Thu nhập bao nhiêu?

Tùy vào trường học, chương trình học mà ra trường, sinh viên ngành điều khiển và tự động hóa có thể có bằng cao đẳng, bằng cử nhân, kỹ sư hoặc sau đại học. Các lựa chọn nghề nghiệp, vị trí việc làm của bạn phụ thuộc một phần đáng kể vào bằng cấp bạn có. Những vai trò phổ biến nhất với người có bằng điều khiển và tự động hóa là:

  • Kỹ thuật viên/ nhân viên kỹ thuật điện - cơ điện tử: Khi vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì các vai trò kỹ thuật viên điện, cơ điện tử, nhân viên điều khiển và tự động hóa sẽ là một khởi đầu không tồi. Bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 - 10 triệu/tháng, tăng dần lên 20 - 25 triệu nếu có năng lực và kinh nghiệm.
  • Kỹ sư điều khiển, tự động hóa [Kỹ sư lập trình điều khiển]: Với vị trí này, bạn kiếm được từ 8 - 15 triệu/tháng, tăng dần lên 25 - 30 triệu/tháng. Đây là công việc mơ ước của hầu hết các bạn sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư ngành điều khiển và tự động hóa.
  • Kỹ sư hệ thống: Trở thành một kỹ sư hệ thống, mức lương hàng tháng của bạn khoảng 9 - 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 27 - 30 triệu.
  • Kỹ sư vận hành và bảo trì: Phụ trách vận hành, bảo trì, chỉ đạo sửa chữa hệ thống tự động hóa, máy móc tại các nhà xưởng, công ty sản xuất..., bạn sẽ được trả từ 8 - 16 triệu/tháng, cao hơn khoảng 20 triệu/tháng và cao nhất cũng tầm 30 triệu.
  • Kỹ sư thiết kế: Thiết kế các hệ thống điều khiển, tự động hóa phục vụ sản xuất công nghiệp. Thu nhập của bạn dao động trong mức 9 - 14 triệu/tháng khi mới bắt đầu, theo thời gian sẽ tăng dần lên 30 - 45 triệu/tháng.
  • Chuyên gia hệ thống, chuyên gia tư vấn: Thiết kế, tư vấn triển khai, lắp đặt, vận hành các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Thu nhập của bạn sẽ được trả theo tháng và/hoặc theo từng dự án, tùy theo uy tín, kinh nghiệm của bạn. Trung bình, mỗi tháng bạn sẽ nhận được từ 10 - 20 triệu, tăng lên 25 - 35 triệu/tháng sau vài năm nếu có năng lực.
  • Giảng viên, nghiên cứu: Đối với các bạn có kết quả học tập, tốt nghiệp với số điểm cao, nghiên cứu xuất sắc trong trường và yêu thích sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy thì có thể tìm việc làm giảng viên trong các trường hoặc làm chuyên viên trong các viện nghiên cứu về thiết kế, điều khiển và tự động hóa. Thu nhập của bạn theo bậc lương của nhà nước và thêm các khoản phụ cấp tùy vào môi trường làm việc.

IV. Ngành Điều khiển và Tự động hóa có dễ xin việc không?

Nhờ tính ứng dụng cao trong sản xuất công nghiệp mà điều khiển và tự động hóa luôn là một lĩnh vực không thể thiếu, không thể thay thế. Thị trường tuyển dụng tất cả các vị trí việc làm ngành này luôn sôi động, nhiều cơ hội. Do đó, học điều khiển và tự động hóa khá dễ xin việc, với điều kiện bạn có kiến thức và kỹ năng ổn, chăm chỉ và kiên định thì bạn sẽ thành công.

Cơ hội việc làm của ngành Điều khiển và Tự động hóa ra sao?

V. Những ai phù hợp theo học ngành Điều khiển và Tự động hóa?

Nếu như bạn vẫn băn khoăn không biết mình có nên thi ngành điều khiển và tự động hóa hay không, liệu có gắn bó và xây dựng sự nghiệp thành công với nghề này hay không thì có thể thử xem xét, so sánh xem mình có thực sự phù hợp không bằng một số tiêu chí sau:

  • Yêu thích máy móc, hệ thống điều khiển và tự động hóa.
  • Chủ động, thích tìm tòi, thử nghiệm cái mới.
  • Học tốt các môn tự nhiên.
  • Sáng tạo, có nhiều ý tưởng.
  • Có các kỹ năng kỹ thuật cơ bản.
  • Làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt.
  • Chú ý đến chi tiết.
  • Tư duy nhanh nhẹn, logic.
  • Kỹ năng phân tích tốt.

Qua những chia sẻ của JobOKO, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về ngành học điều khiển và tự động hóa. Quyết định chọn ngành, chọn nghề không dễ đưa ra nhưng với một ngành giúp bạn có kiến thức chuyên sâu cũng như nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cao như điều khiển và tự động hóa, chỉ cần có niềm yêu thích và đủ năng lực thì bạn cứ tự tin đặt mục tiêu và nỗ lực, chúc bạn thành công!

MỤC LỤC:
I. Ngành Điều khiển và Tự động hóa học những gì?
II. Các trường đào tạo ngành Điều khiển và Tự động hóa hàng đầu​
III. Học Điều khiển và Tự động hóa ra trường làm gì? Thu nhập bao nhiêu?
IV. Ngành Điều khiển và Tự động hóa có dễ xin việc không?
V. Những ai phù hợp theo học ngành Điều khiển và Tự động hóa?

Đọc thêm: Ngành cơ khí: Cơ hội phát triển cho các bạn trẻ đam mê kỹ thuật, tự động hoá

Đọc thêm: Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra làm gì? trường nào tốt?

Khi con người ngày càng có cuộc sống hiện đại hơn, văn minh hơn thì mọi công việc tay chân đã dần dần được thay thế bằng máy móc. Hơn thế nữa, các thiết bị máy móc này còn được cải thiện ngày càng tốt hơn, khiến cho chúng có thể vận hành một cách tự động. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được hình thành cũng bởi các lý do kể trên. Bài viết sau xin cung cấp tới độc giả một số thông tin xoay quanh chuyên ngành này.

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa [tiếng Anh: Control and Automation Engineering], ở một số trường đại học còn có tên khác là ngành Robot và trí tuệ nhân tạo. Đây là ngành học  nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy sắt thép, xi măng, nước giải khát và thiết kế, chế tạo, điều khiển robot cùng việc quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp – nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng hoạt động của máy móc, robot tự động. Điều này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Theo học ngành KTĐK&TĐH, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… cùng việc thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐK&TĐH có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Toán – Ngữ văn – Hóa học
  • C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là bao nhiêu?

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa nằm ở mức từ 14 – 26 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

Có rất nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Đại học Công nghệ Đông Á

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Công nghiệp Vinh
  • Đại học Đông Á

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Tiền Giang

Như vậy, có thể thấy rằng rất nhiều trường đại học quan tâm và phát triển chuyên ngành này.

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Để trả lời câu hỏi trên, bạn cần cân nhắc một số các yếu tố sau:

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa?
  • Khả năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật
  • Tư duy nhanh nhẹn, logic
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng phân tích, xử lý vấn đề
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Kỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa
  • Khả năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động
  • Có kỹ năng tích hợp các thiết bị
  • Khả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định
  • Khả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị tự động thông minh
  • Sử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng khởi nghiệp

Học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần học giỏi môn gì?

Sinh viên chuyên ngành trên trên cần trau dồi cho bản thân ở ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:

  • Tiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.
  • Toán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt.
  • Vật lý: Có đến 90% chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý. Ví dụ như: Điều khiển Logic và PLC, kỹ thuật cảm biến, thiết kế truyền động điện…

Học kỹ thuật điều khiển và tự động hoá ra làm gì?

Các kỹ sư ngành KTĐK&TĐH có thể tìm cho mình cơ hội việc làm ở một trong các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên: Thiết kế, vận hành hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức…
  • Lập trình ứng dụng: chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, bộ điều khiển về lập trình.
  • Chuyên gia tư vấn: tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
  • Giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.
  • Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
  • Kỹ sư vận hành: bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
  • Chuyên gia hệ thống: phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
  • Giám sát dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Đối sinh viên mới ra trường, mức lương các kỹ sư sẽ tùy theo vị trí làm việc. Cụ thể, mức lương dao động từ 9 – 13 triệu VNĐ/tháng. Sau tích lũy kinh nghiệm và năng lực trong thời gian dài, mức lương  của họ có thể đạt được khoảng 30 triệu VNĐ/tháng.

Mức lương của người làm ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa là bao nhiêu?

Trên thế giới, mức lương trung bình của một kỹ sư chuyên ngành này là 85.396 USD/năm. Đây thực sự là một mức lương đáng mơ ước.

Kết luận

Phải khẳng định rằng, hệ thống kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế từ giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất lương thực thực phẩm cho tới các ngành công nghiệp nặng như khai thác khoáng sản, luyện kim, công nghiệp năng lượng… Đây chắc chắn sẽ là ngành khoa học mang lại nhiều sự thay đổi mới tới đời sống của con người mà các ngành khoa học còn lại khó có thể bắt kịp.

Video liên quan

Chủ Đề