Quan điểm dạy học tích hợp đa môn

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là từ khóa mà các bậc cha mẹ và người làm giáo dục nhắc đến thường xuyên hơn những năm gần đây. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc về bài học, không chỉ đơn giản là học thuộc lòng truyền thống. Vậy cụ thể phương pháp này là gì, mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học: Khi các môn học được kết hợp với nhau

Định nghĩa phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học và 4 hình thức thường được áp dụng

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách dạy lồng ghép, kết hợp nhiều nội dung trong cùng một môn hoặc nhiều môn khác nhau, nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh một cách đa chiều, sinh động. Có 4 cách thức tích hợp như sau:

1. Tích hợp nội môn

Đây là cách tích hợp có phạm vi hẹp phất, chính là kết hợp các phần nội dung khác nhau trong cùng một môn học để giải quyết một chủ đề bài giảng.

Ví dụ: Sử dụng kiến thức về khí hậu và địa hình để tìm hiểu về sinh hoạt và canh tác của người dân tại một vùng miền, tất cả đều là kiến thức của môn Địa Lý.

2. Tích hợp liên môn

Đúng như tên gọi, tích hợp liên môn sử dụng kiến thức từ nhiều môn học để giải thích, làm rõ một vấn đề.

Ví dụ: Để tìm hiểu về sự vận động của cơ thể người, vừa cần kiến thức Sinh Học, vừa cần một số kiến thức cơ học và tác dụng lực trong Vật Lý.

3. Tích hợp đa môn

Đây là hình thức rất dễ bị nhầm lẫn với tích hợp liên môn. Tích hợp đa môn là việc tận dụng tối đa một nội dung bài giảng cho nhiều môn học khác nhau.

Ví dụ, thông qua các tác phẩm văn học kinh điển, các em không chỉ có thêm kiến thức Ngữ Văn mà còn hiểu thêm về lịch sử đương thời.

4. Tích hợp xuyên môn

Đây là phương pháp phức tạp nhất vì nó hầu như tổng hợp cả 3 kiểu tích hợp kể trên. Hình dung đơn giản, một bài học xuyên môn sẽ có sự tham gia của nhiều giáo viên đến từ nhiều bộ môn, mỗi người sẽ đảm nhiệm một phần nội dung liên quan đến môn của họ. Tích hợp xuyên môn thường được sử dụng để giúp học sinh tiến hành các dự án.

Ví dụ: Một dự án chế tạo robot cần có sự hướng dẫn của cả giáo viên lập trình, tin học, giáo viên vật lý [cho các vấn đề về điện]…

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học có tác dụng gì cho việc dạy và học ở trường?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh và còn giúp ích rất nhiều cho giáo viên:

5 lợi ích mà dạy học tích hợp mang lại cho học sinh:

  • Giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc và có cái nhìn đa diện hơn về một nội dung kiến thức, đồng thời có thể xâu chuỗi, hệ thống kiến thức;
  • Học được nhiều kiến thức thực tiễn hơn với cùng một nội dung bài giảng và thời lượng tiết học;
  • Giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào các nội dung thực hành và đời sống hàng ngày;
  • Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, logic, sáng tạo…
  • Tăng hứng thú cho học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo.

Vậy phương pháp này mang lại những gì cho giáo viên?

  • Thông qua quá trình xây dựng nội dung, thầy cô cũng sẽ tích lũy được hoặc gợi nhớ lại nhiều kiến thức bổ ích từ các môn khác mà bấy lâu nay mình không có thời gian/cơ hội nghiên cứu sâu hơn;
  • Bài giảng tích hợp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, chất lượng tiết học được nâng cao;
  • Đây là cách gián tiếp giúp giáo viên cho học sinh ôn lại bài cũ và học thêm bài mới.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học tại INSPIRE SCHOOLs được tiến hành ra sao?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học INSPIRE SCHOOLs thể hiện rõ nhất qua hai nội dung, đó là môn thí nghiệm sáng chế, lập trình được giảng dạy theo định hướng giáo dục STEAM và tiếng Anh tích hợp Toán học. Với các lớp học dựa trên định hướng STEAM, thông qua việc thực hiện các thí nghiệm, dự án chế tạo, các em sẽ có cơ hội kết nối kiến thức giữa các bộ môn trong nhóm STEAM với nhau. Ví dụ, chế tạo Robot cơ học sẽ cần vận dụng kiến thức của kỹ thuật, công nghệ và cả vật lý [tích hợp liên môn].

Ở bộ môn tiếng Anh, học sinh không chỉ học theo phương pháp truyền thống mà sẽ kết hợp cùng Toán học [học Toán bằng tiếng Anh]. Phương pháp này giúp việc học Toán trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn, mà còn giúp học sinh phát huy khả năng tiếng Anh khi sử dụng cho một lĩnh vực nhất định. Khi đã quen với việc học Toán bằng tiếng Anh, sau này học sinh có thể dễ dàng học các bộ môn khác bằng ngôn ngữ này.

Ngoài các bộ môn chính khóa, INSPIRE SCHOOLs còn tạo điều kiện cho học sinh trau dồi các kỹ năng, kiến thức đã học thông qua các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, các câu lạc bộ học thuật, những cuộc thi tài năng được tổ chức thường xuyên.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách làm sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học cao và mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Hiểu được điều này, INSPIRE SCHOOLs luôn nỗ lực mang đến nhiều giờ học bổ ích, có sự liên kết giữa các môn học với nhau, cũng như sự liên kết giữa kiến thức và thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng chính là mang lại cho học sinh nền tảng kiến thức và khả năng thực hành tốt.

Nếu quý phụ huynh có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường, phụ huynh có thể đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

LTS: Trên tinh thần lắng nghe những băn khoăn của nhiều thầy cô qua 2 bài trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, hôm nay Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn - Trưởng nhóm chương trình môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới gửi đến Tòa soạn bài viết này.

Ông mong muốn giải thích rõ hơn một số khái niệm về “dạy học tích hợp” để trả lời thắc mắc của các thày cô giáo trên cả nước. 

Tòa soạn xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết của Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn và trân trọng cảm ơn tác giả. 

Trước hết cần khẳng định, dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực hiện nay. Thực hiện dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới là hoàn toàn khách quan, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. 

Trong khuôn khổ của bài viết ngắn, chúng tôi chưa thể giải thích cặn kẽ về các hình thức dạy học tích hợp, chỉ xin giải thích tóm tắt về các khái niệm tích hợp nội môn, liên môn, đa môn và xuyên môn.  

Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn giải đáp băn khoăn của thầy cô về “dạy học tích hợp" [Ảnh; tác giả bài viết cung cấp]

1. Tích hợp trong nội bộ môn học [Intradisciplinary]: Trong cách tiếp cận này, giáo viên giúp học sinh tìm kiếm sự kết nối kiến thức, kỹ năng giữa các chủ đề trong một môn học. 

Có thể minh họa nội dung của nhiều kiến thức hoặc nhiều kỹ năng lồng vào nhau trong 1 chủ đề/ chương/ bài như sau:

Hình thức tích hợp này đang được các thầy cô giáo thực hiện ở nhiều lớp học. Ví dụ: trong môn Hóa học, khi dạy bài “Hợp chất của cacbon [CO2]” giáo viên thường tích hợp với nội dung dạy về Hiệu ứng nhà kính.

2. Tích hợp liên môn [Interdisciplinary]: Tích hợp liên môn là hình thức phối hợp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống, tạo ra những kết nối giữa nhiều môn học. Nội dung tích hợp liên môn xoay quanh các chủ đề, các khái niệm và các kỹ năng liên môn được nhấn mạnh. 

Một hình thức phổ biến của tích hợp liên môn là hình thành môn học mới so với môn học truyền thống.

Trong các môn học đó, có thể có nội dung riêng của từng lĩnh vực khoa học, cũng có nội dung hòa vào nhau và không phân biệt rõ thuộc lĩnh vực khoa học nào.

Ví dụ như môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Tích hợp theo hình thức liên môn đòi hỏi học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết một vấn đề.

Có thể minh họa tích hợp liên môn theo sơ đồ sau, trong đó mỗi vòng tròn thể hiện một môn học cơ bản:

3. Tích hợp đa môn [Multidisciplinary] là hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng các môn học đều có một chủ đề chung. Ví dụ như chủ đề về “Phòng chống tác hại của thuốc lá” được các môn như Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân,…. cùng thiết kế nội dung dạy học; chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” được các môn Địa lý, Sử học, Văn học, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân…. cùng thiết kế nội dung dạy học.  Ở một số nước, nhà trường phổ thông xếp thời khóa biểu phù hợp để các môn đều dạy chủ đề tích hợp đa môn trong một tuần nhất định. 

Có thể minh họa tích hợp đa môn theo sơ đồ sau, trong đó ô hình vuông minh họa cho chủ đề tích hợp, các ô hình tròn minh họa cho môn học:


4. Tích hợp xuyên môn
[Transdisciplinary]

Tích hợp xuyên môn hướng vào phát triển những năng lực của học sinh qua nhiều môn học. Trong cách tiếp cận này, nội dung dạy học được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng sống, kỹ năng môn học trong bối cảnh của thực tế cuộc sống.

Một trong những con đường để dẫn đến tích hợp xuyên môn hiệu quả là học tập dựa trên dự án.

Ví dụ dự án “Nước trong cuộc sống”, trong đó học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học như Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý,…. để trả lời các câu hỏi của dự án xung quanh chủ đề về nước.  

Một trong những hình thức dạy học của tích hợp xuyên môn là các nội dung, kỹ năng được tích hợp xuyên suốt nhiều môn học, trong đó nội dung được bố trí dạy nối tiếp từ môn học này đến môn học khác [như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các môn học]. 

Ví dụ chuyên đề về “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” được các môn Địa lý, Sinh học, Vật lý, Hóa học,…. dạy xâu chuỗi - nối tiếp nhau. 

Có thể minh họa tích hợp đa môn theo hình thức xuyên suốt theo sơ đồ sau, trong đó ô hình tròn minh họa cho môn học:

Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề