Mũi tiêm viêm não nhật bản cách nhau bao lâu

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM]

Viêm não Nhật Bản [VNNB] là bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ em dưới 15 tuổi. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhiều khả năng dẫn đến tử vong hay để lại di chứng nặng nề.

Dưới đây là những chia sẻ cụ thể của bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM] về căn bệnh này và các vấn đề quan trọng phụ huynh cần lưu ý.

* Bác sĩ có thể cho biết thêm về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh VNNB đến sức khỏe của trẻ?

- VNNB là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của não gây ra do virus viêm não Nhật Bản. Đây là một loại virus thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, bệnh Zika… Tại Việt Nam, bệnh phổ biến vào mùa hè, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện muỗi sinh sản và lây nhiễm nguồn bệnh. 

Phần lớn các ca nhiễm thường rơi vào trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, đặc biệt độ từ 2 đến 8 tuổi. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch còn nhiều yếu kém và ở trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về ham muốn tìm tòi, khám phá thế giới. Tuy nhiên, sự ham học hỏi, tiếp xúc với cộng đồng này của con có thể bị cản trở bởi căn bệnh VNNB khi tỉ lệ tử vong có thể lên đến 30% và khoảng 25 - 35% để lại nhiều di chứng nặng nề. 

Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, một trẻ đang khỏe mạnh bắt đầu với sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo đó là đau đầu, buồn nôn, co giật, co cứng cơ và lú lẫn. Trẻ em mắc bệnh VNNB thường hôn mê sâu và phải thở máy, việc điều trị các triệu chứng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tỉ lệ tử vong đã giảm nhưng di chứng bệnh vẫn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ trong tương lai.

Cứ 3 người mắc bệnh VNNB thì có 1 người trở nặng có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng. Phần còn lại các triệu chứng cải thiện dần, có thể mất vài tháng để phục hồi hoàn toàn và một nửa trong số đó có thể bị tổn thương não vĩnh viễn. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng bệnh có vai trò quan trọng đối với khả năng sống còn của bệnh nhân.  

Mặt khác, đến thời điểm hiện tại, VNNB không có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu chỉ là giảm nhẹ các triệu chứng, phối hợp với các biện pháp hỗ trợ cần thiết để nâng cao thể chất và sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, công tác phòng bệnh là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, tiêm chủng vắc xin là biện pháp duy nhất để phòng ngừa bệnh. Đồng thời, việc tiêm nhắc là cần thiết để có hệ miễn dịch lâu dài.

* Đâu là thời điểm thích hợp nhất để tiêm chủng vắc xin VNNB thưa bác sĩ?

- Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ từ 12 tháng tuổi sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản. Tiêm mũi 1 khi trẻ được 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần giúp tăng hiệu lực bảo vệ trên 80% và tiêm mũi 3 sau mũi 2 tầm 1 năm, lúc này hiệu lực bảo vệ đạt 90-95%.

Sau đó, với vắc xin bất hoạt, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Thực tế, mũi tiêm nhắc không còn thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia nên nhiều phụ huynh thường xao nhãng việc này do tưởng rằng 3 mũi cơ bản là đã đủ.

Tuy nhiên, đây thực sự là một quan niệm sai lầm vì theo thời gian, kháng thể sẽ giảm dần và virus có cơ hội tấn công cơ thể. Chính vì vậy, việc tiêm nhắc là cách bổ sung kháng thể cho cơ thể để phòng bệnh hiệu quả.

Một lầm tưởng khác của cha mẹ là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể lực thường xuyên là có thể thay thế được tiêm ngừa vắc xin. Điều này không đúng vì các hoạt động thể chất không thể giúp trẻ tránh được nguy cơ viêm não Nhật Bản nên việc tiêm vắc xin đủ và đúng là rất cần thiết.

Nếu trẻ đã tiêm đủ mũi và đúng lịch của các mũi cơ bản trước đây, thì nay khi trẻ đủ 5 tuổi là đã đến lúc cần được tiêm nhắc lại. Nếu trẻ đã lỡ mũi tiêm này lúc tròn 5 tuổi và đến nay chưa tiêm lại, phụ huynh nên sắp xếp đưa cháu đi tiêm bù càng sớm càng tốt để có miễn dịch lâu dài. 

Một tin vui là hiện nay đã có vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin thế hệ mới chỉ cần tiêm nhắc một liều duy nhất cho trẻ đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi nhắc duy nhất này đủ bảo vệ lâu dài & trẻ không cần phải tiêm lại thêm sau đó. Từ đó giúp thuận tiện hơn cho phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm ngừa.

* Các bậc phụ huynh cần lưu ý gì trong việc tiêm vắc xin cho trẻ?

Tại Việt Nam, tiêm phòng vắc xin VNNB đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997 giúp số ca bệnh giảm mạnh từ 2.000 - 4.000 xuống còn chừng 200 ca mắc mỗi năm . Tuy nhiên, thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã làm gián đoạn công tác tiêm ngừa này và ảnh hưởng đến việc tiêm nhắc hàng năm. Vậy, phụ huynh nên làm gì nếu nhỡ lịch tiêm nhắc cho trẻ trên 5 tuổi?

Nếu cha mẹ có con đang ở độ tuổi tiêm phòng, không nhớ hoặc nhỡ lịch tiêm, tốt nhất nên kiểm tra lại thời gian trong sổ tiêm chủng và nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được tư vấn loại vắc-xin và lộ trình tiêm nhắc phù hợp với thể trạng của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ đừng quên giữ môi trường sống xung quanh, vệ sinh, rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín. Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi và không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc để bảo vệ sức khỏe con toàn diện.

Nội dung này nằm trong chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, được phối hợp thực hiện bởi Hội Y học dự phòng Việt Nam và công ty Sanofi Việt Nam.

V.T.K

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chào bác sĩ. Con tôi đứa nhỏ được 16 tháng còn đứa lớn được 4 tuổi. Cho tôi hỏi vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm mũi đầu tiên khi nào? Trẻ 4 tuổi có được tiêm viêm não Nhật Bản nữa không? Hồi đứa lớn còn nhỏ tôi chưa đưa cháu đi tiêm viêm não Nhật Bản.

Chào chị,

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao [trẻ có thể bị liệt, không nói trở lại được hoặc nói ngọng, rối loạn về vận động, chậm phát triển trí tuệ]. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 – 7. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm não Nhật Bản, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2-6 [chiếm 75% tổng số trẻ mắc].

Tuy cho tới nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản.

Với thắc mắc “trẻ khi nào tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản” của chị, trung tâm xin trả lời như sau:

Tuổi tiêm viêm não Nhật Bản được khuyến cáo là tiêm khi trẻ từ 12 tháng tuổi trẻ lên gồm 3 mũi cơ bản:

– Mũi 1: trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

– Mũi 2: sau mũi tiêm thứ nhất 1-2 tuần

– Mũi 3: sau mũi thứ hai 1 năm

Liều tiêm nhắc lại: Sau 3 năm tiêm nhắc lại một liều để duy trì miễn dịch.

Như vậy, cả 2 bé nhà chị – 1 bé 16 tháng và 1 bé 4 tuổi, chưa từng tiêm mũi vắc xin viêm não Nhật Bản nào thì gia đình cần đưa các bé đi tiêm càng sớm càng tốt [tiêm đủ 3 mũi cơ bản và tiêm nhắc sau 3 năm].

Trung tâm Tiêm chủng VNVC luôn có sẵn vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ. Để đặt lịch tiêm, chị có thể đăng ký trực tiếp tại đây hoặc liên hệ hotline 028.7300.6595 để được tư vấn.

Trân trọng!

Trung tâm Tiêm chủng VNVC

Lưu

Lưu

Lưu

Cả nước hiện đang bước vào đỉnh dịch viêm não Nhật Bản [khoảng tháng 7 đến tháng 10 hằng năm]. Không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe nói chung, virus viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương và để lại những di chứng nặng nề như nguy cơ phải sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ…

Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản từ rất lâu, nhưng do nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin hoặc tiêm phòng không đúng lịch… đã làm cho số ca mắc và tử vong ở trẻ do viêm não Nhật bản tăng vọt trong thời gian gần đây.

Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus [đa phần từ  lợn và chim] sau đó đốt và truyền bệnh sang cho người.

Bệnh viêm não Nhật Bản có bệnh cảnh rất nặng. Nếu qua khỏi, trẻ vẫn có nguy cơ cao  phải chịu những hệ lụy khá nặng nề khi có quá nhiều di chứng thần kinh và vận động như:

  • Sống đời sống thực vật
  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Động kinh
  • Parkinson
  • Khó hòa nhập với xã hội
  • Yếu chi…

50% trẻ bị viêm não Nhật Bản chậm phát triển trí tuệ [Ảnh minh họa]

Thông thường, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, như:

  • Sốt cao 39-40 độ C
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Co giật, co cứng cơ và rối loạn tri giác

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não và rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn vận động thể hiện trên khuôn mặt có thể gặp như:

  • Co cứng cơ mặt
  • Cơn quay mắt quay đầu, co giật
  • Run giật
  • Liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản không điển hình và dễ bị nhầm với triệu chứng của nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế, ba mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu thấy sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức…

Việc nhập viện để được điều trị kịp thời sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

Đến nay, cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vắc xin. Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vắc xin đủ 3 liều:

Mũi 1: lúc trẻ 1 tuổi

Mũi 2: cách mũi 1 từ 7-14 ngày.

Mũi 3: cách mũi 2 một năm

Xem thêm:

Ba mẹ thường có tâm lý lo lắng đến các phản ứng phụ và nguy cơ bị sốc phản vệ khi đưa con đi tiêm chủng. Vậy đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thì sao?

Cũng giống như hầu hết các loại vắc xin, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có 1 tỉ lệ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ tiêm như: đau, sưng, đỏ [chiếm 5 – 10%]. Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ [1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm] có thể gặp choáng [sốc] sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho bé tại các cơ sở đảm bảo nguồn vắc xin để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình 4 bước:  phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm.

Bác sĩ đang khám cho bé trước khi tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, cha mẹ đừng vì quá lo lắng với những thông tin không chính thống về vắc xin mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản, tuy không mới nhưng rất nguy hiểm này.

Xem thêm: Tại Hà Nội tiêm viêm não Nhật Bản ở đâu, giá bao nhiêu tiền?

Nhật Thanh

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Video liên quan

Chủ Đề