Virus dại tồn tại ngoài môi trường bao lâu

Chào em! Vi rút dại trong điều kiện bình thường rất yếu ớt, thời gian tồn tại không quá vài phút khi nhiệt độ cao trên 50 độ C. Trong điều kiện nhiệt độ phòng vi rút dại ngoài môi trường có thể tồn tại vài giờ. Tuy nhiên khi nước dãi của con vật đã khô đi thì không thể có nguy cơ truyền bệnh dại. Trên tay em có vết thương hở, nếu vết thương có tiếp xúc với đồ vật bị chuột cắn, về lý thuyết em có thể có nguy cơ lây nhiễm vi rút dại nếu bề mặt đồ vật vẫn còn dính nước bọt của con chuột bị dại. Tuy nhiên trên thưc tế chưa có ca bệnh dại được ghi nhận do lẫy nhiễm mầm bệnh trong trường hợp này. Ổ bệnh dại ở chuột tại Việt Nam cũng chưa được xác định. Em có thể yên tâm/

Chúc em mạnh khỏe!

ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội

Đối với câu hỏi rằng bệnh dại có lây từ người sang người không thì câu trả lời là không. Bởi vì virus của bệnh thường chỉ lây lan qua vết cắn từ động vật bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây lan nếu nước bọt của động vật tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở của người [như vết xước hoặc vết trầy xước].

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại là bệnh gì

Bệnh dại lây qua đường nào?

Virus bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp [như qua da vết thương hở hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng] với nước bọt hoặc mô não, hệ thần kinh từ động vật bị nhiễm bệnh.

Mọi người thường mắc bệnh dại từ vết cắn của động vật. Cũng có trường hợp [nhưng hiếm khi xảy ra] người bị bệnh dại do phơi nhiễm mà không cần bị cắn như vết trầy xước hoặc vết thương hở tiếp xúc với nước bọt hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm từ động vật dại.

Hít phải virus bệnh dại ở dạng khí dung là một trong những cách phơi nhiễm tiềm ẩn, nhưng ngoại trừ nhân viên phòng thí nghiệm, hầu hết mọi người đều không hít phải virus này.

Bệnh dại lây truyền qua ghép giác mạc và ghép tạng đã được ghi nhận, nhưng chúng cũng rất hiếm.

Vết cắn từ người bị nhiễm bệnh về mặt lý thuyết có thể truyền bệnh dại, nhưng không có trường hợp nào được ghi nhận. Tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như chạm vào người bị bệnh dại, tiếp xúc với chất lỏng hoặc mô [nước tiểu, máu, phân] qua da bình thường thì sẽ không có nguy cơ bị nhiễm virus dại.

Virus bệnh dại sẽ không truyền nhiễm khi ở dạng khô và dưới ánh sáng mặt trời. Các điều kiện môi trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến tốc độ virus hoạt động.

Những hiểu lầm về bệnh dại

Bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Cắn là phương thức lây truyền bệnh dại phổ biến nhất nhưng virus có thể lây truyền khi nước bọt xâm nhập vào bất kỳ vết thương hở hoặc màng nhầy [như miệng, mũi hoặc mắt]. Do đó, hành động liếm hoặc cào của động vật dại cũng có thể truyền virus.

Ở Canada và Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại ở người đều liên quan đến dơi. Do kích thước nhỏ của chúng, nên vết cắn hay vết trầy xước của dơi gây ra sẽ không đáng chú ý hoặc không để lại vết thương rõ ràng.

Thậm chí, nạn nhân còn không biết họ đã tiếp xúc với một con dơi. Dơi hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, chúng cắn hoặc cào một người trong khi họ ngủ. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thức dậy và thấy trong phòng mình có dơi.

Hầu hết các động vật sẽ có một số dấu hiệu như hung dữ, hay cắn người, mắt đỏ ngầu khi chúng nhiễm dại. Tuy nhiên, cũng có những động vật nhiễm dại lại không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt rõ ràng.

ANTD.VN - Hỏi: Em thấy mỗi lần ăn cơm xong, chó thường liếm vào bát ăn cơm. Người nuôi chó có rửa lại bằng nước rửa bát thì virus dại có còn tồn tại không, thưa bác sĩ?

Trả lời: Khá nhiều người cũng có thắc mắc giống như bạn. Xin trả lời là, virus dại kém bền vững và không thể tồn tại lâu dài trong môi trường. Ở điều kiện nhiệt độ 50 độ C, virus không tồn tại được. Trong điều kiện nhiệt độ phòng ở môi trường bên ngoài thì virus dại sẽ chết sau vài giờ. Virus dại cũng kém bền vững trước những hóa chất khử trùng thông thường như xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn. Đó là lý do vì sao khi bị chó cắn cần rửa sạch vết thương với xà phòng trong 10-15 phút để tiêu diệt virus dại. Do đó, nếu chó dại liếm vào bát, bát sau đó được rửa sạch với xà phòng và phơi khô thì virus dại sẽ không còn tồn tại được.

Bệnh dại xuất hiện là do virus dại từ tuyến nước bọt của chó lây sang cho người. Qua vết thương hở, virus dại từ chó sẽ chui qua da, niêm mạc rồi đi vào máu, đến các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là tổ chức thần kinh và gây tổn thương não, gây viêm não cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng là rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.

Khi chó cắn nghi dại, trước hết, cần nhanh chóng rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng và rửa lại thật sạch vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn bằng cồn, cồn i-ốt hoặc betadin để phòng nhiễm khuẩn vết thương, sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khâu vết thương [nếu bị rách nhiều] và để được hướng dẫn. Sau 10 ngày, nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vaccine dại. Nhưng nếu sau 10 ngày mà con chó đó bị chết thì phải tiêm vaccine dại đủ liều. 

Bs Thanh Hà [Phòng khám Đa khoa Thiên An]

Bệnh dại là một loại viêm não -màng não, thường gây tử vong. Tác nhân gây bệnh là virus dại thuộc giống Lyssavirus, nằm trong họ Rhabdoviridae.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA VIRUS   

Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130-240nm và đường kính 70-80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.

Virus dại nhân lên được trong nhiều hệ thống tế bào người và động vật [tế bào tiên phát, các tế bào lưỡng bội...] Virus nhân lên ở trong bào tương,  các nucleocapsid tập trung lại thành từng đám ở lưới nội bào tạo thành các hạt vùi, còn gọi là tiểu thể Negri.

Virus dại kém bền vững, nó nhạy cảm với ete, ở 560C / 3 phút bị khử hoạt tính.

Virus dại chỉ có một typ huyết thanh.

Năm 1882,  Louis Pasteur đã tiêm truyền vào não thỏ chủng virus dại phân lập được từ não động vật bị dại và nhận thấy tính chất gây bệnh của nó yếu đi khi gây lây cho chó bằng đường dưới da, chủng virus này được gọi là chủng virus cố định, khác với các chủng virus dại đường phố mới phân lập được từ chó bị dại.

Chủng virus dại cố định            

Chủng virus dại đường phố

Thời kỳ ủ bệnh

Ngắn, cố định [7 ngày]

Thay đổi, ngắn hoặc dài tùy theo vị trí vết cắn và độc lực của virus

Khả năng gây bệnh            

Yếu

Mạnh

Tạo tiểu thể Negri              

Không  

Có [80-90%]

Dùng để sản xuất vaccine   

Được 

Không

KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

Sinh bệnh học

Vius thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm bị bong ra làm cho tuyến nước bọt bị nhiễm virus.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể thường là qua các tổn thương ở da[vết cắn, vết cào xước, vết liếm...]. Virus dại không truyền qua được da lành, nhưng niêm mạc nguyên vẹn vẫn có thể để cho virus xâm nhập được.

Virus nhân lên tại chổ ở vùng xâm nhiễm [cơ, tổ chức liên kết và nhất là các tế bào Schwann  của các dây thần kinh cảm giác] và tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy sống rồi lên hệ thống thần kinh trung ương, nhân lên và phá hủy các tế bào thần kinh của vỏ não, vỏ tiểu não, tủy sống. Cuối cùng virus theo đường dây thần kinh ly tâm đi tới tuyến nước bọt. Sự thải virus ra ngoài theo tuyến nước bọt bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước các triệu chứng đầu tiên và kéo dài một vài ngày sau ở động vật. Các mô khác có thể bị nhiễm virus như ở thận, lách, phổi.

Thời kỳ ủ bệnh liên hệ mật thiết với vị trí vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn, do đó người ta còn có ít thời gian để bảo vệ người bị cắn trước khi virus xâm nhập tới hệ thần kinh. Bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, vết cắn vào vùng có nhiều thần kinh thì bệnh rất nặng.

Dịch tễ học

Ổ chứa: là các động vật máu nóng gồm các động vật hoang dại như cáo, chó rừng, chó sói, chồn... lưu hành bệnh dại bệnh tự nhiên, hoặc các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo...Ngoài ra còn thấy virus dại ở tuyến nước bọt của một vài loài dơi như loại dơi hút máu [dơi quỷ] và dơi ăn côn trùng. Dơi thường mang bệnh dại thể ẩn và có thể đào thải virus một thời gian dài. Ở động vật bị dại, virus có mặt trong hệ thống thần kinh, nước bọt, nước tiểu, hạch bạch huyết, sữa, và tồn tại rất ngắn trong môi trường bên ngoài. Cho nên động vật bị bệnh dại là ổ chứa duy nhất của virus và việc nhiễm virus gián tiếp rất hiếm.

Đường lây: Bệnh dại truyền từ động vật này sang động vật khác và sang người qua vết cắn, cào, xước trên da ...có dính nước bọt bị nhiễm virus dại.

Đối tượng cảm nhiễm: người và động vật máu nóng dễ mắc bệnh. Ở nước ta, bệnh dại lưu hành ở hầu hết các địa phương do nuôi chó nhiều nên số người bị chó dại cắn nhiều, số người chết vì bệnh dại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh dại ở người

Bệnh dại là một bệnh viêm não - màng não, thời kỳ ủ bệnh thay đổi tùy theo vị trí vết cắn và độc lực của virus, có thể từ 1-3 tháng. Thời kỳ khởi phát thường có một hội chứng nhiễm trùng nhẹ, cảm giác bất thường ở chổ cắn, tâm thần không ổn định. Thời kỳ toàn phát có 3 thể lâm sàng:

Thể co giật: hay gặp nhất, dấu hiệu đặc trưng nhất là sợ nước, sợ gió. Bệnh nhân thường chết đột ngột do co thắt các cơ hô hấp.

Thể liệt: khởi đầu là liệt nhẹ một bên hoặc 2 bên hoặc liệt toàn thân [hội chứng Landry], liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân chết.

Thể mất trí: tiến triển thường nguy hiểm.

Khi bệnh dại đã lên cơn thì chết, điều trị chỉ có tác dụng phòng ngừa.

Bệnh dại ở súc vật

Triệu chứng là con vật không bình thường, bỏ ăn hoặc ăn những thứ không ăn được như áo rách, chổi...Tiếng chó sủa biến thành tiếng rú vì các dây thanh âm bị liệt, nước dãi rơi, con vật chạy rong khắp nơi, cắn xé nhiều, uống nước nhiều. Về sau xuất hiện rối loạn hô hấp, chó gầy và liệt rồi chết vào khoảng ngày thứ  5-7.

CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Về chẩn đoán vi sinh vật bệnh dại đối với người, người ta ít làm bởi vì việc lấy bệnh phẩm rất khó khan, mặc khác nó cuing không có ý nghĩa trng điều trị. Chẩn đoán thường được tiến hành chủ yếu ở các động vật ngi bị dại cắn người cắn người.

Xét nghiệm mô bệnh học

Bệnh phẩm là não của động vật nghi bị dại. Tìm các hạt vùi trong bào tương của tế bào thần kinh, gọi là tiểu thể Negri, nhưng có 10-15% không tìm thấy tiểu thể Negri.

Tìm kháng nguyên virus

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho phép tìm ra các kháng nguyên virus dại trong vài giờ [các hạt vùi bắt màu huỳnh quang trong bào tương] ở trong các tế bào thần kinh, nhất là ở sừng Ammon hoặc tiểu não. Đây là phương pháp tốt nhất.

Phân lập virus

Phân lập virus bằng cách tiêm truyền chất nghiền não hoặc nước bọt vào não chuột nhắt con, sau đó phát hiện các kháng nguyên virus dại trong các tế bào não chuột nhắt con bị chết bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Người ta còn thường phân lập virus trong các nuôi cấy tế bào.

Chẩn đoán huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán.

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

Xử trí vết cắn

Đối với các vết cắn, đã có nhiều phương pháp xử lý khác nhau với mục đích là làm sạch virus hay làm mất hoạt lực của virus.

Xử trí vết cắn càng nhanh càng tốt, có thể xử trí vết cắn như sau:

Rửa bằng dung dịch xà phòng 20% hoặc bằng dung dịch Benzalkonium clorua 20%

Để hở vết thương

Gây tê tại chỗ bằng Procain có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của virus

Khi vết cắn ở chổ nguy hiểm, tiêm huyết thanh chống dạị dưới da phía trên vết cắn.

Điều trị dự phòng bằng vaccine

Việc xử dụng vaccine chống dại với mục đích điều trị dự phòng là có thể được và có hiệu quả nếu điều trị đúng sau khi nhiễm bệnh.

Các vaccine thế hệ thứ nhất như vaccine Fermi simple được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong các mô thần kinh của động vật lớn [tủy hoặc não] gây ra các viêm não dị ứng trầm trọng, có thể dẫn tới tử vong. Ngày nay, người ta xử dụng các vaccine làm từ não chuột nhắt mới đẻ như vaccine Fuenzalida không chứa thành phần dị ứng nên loại vaccine này không gây ra các biến chứng nguy hiểm như các vaccine thế hệ đầu tiên. Người ta cũng sản xuất vaccine dại trên các nuôi cấy tế bào lưỡng bội của người nhưng số lượng vaccine ít chỉ dùng cho những đối tượng cần thiết với mục đích dự phòng. Hiện nay hai loại vaccine phòng dại được sử dụng tại Việt Nam là Fuenzalida [do Việt Nam sản xuất] và Verorab [do Pháp sản xuất].

Khi đứng trước một người bị chó cắn thì nên áp dụng một số biện pháp sau:

Nếu chó cắn xong lên cơn dại hoặc chết, hoặc mất tích thì tiêm kháng huyết thanh dại sau đó điều trị bằng vaccine ngay.

Nếu chó cắn xong, chó vẫn sống bình thường, nhưng vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc sâu và nhiều chỗ thì phải tiêm huyết thanh rồi thì tiêm vaccine ngay, và theo dõi chó, nếu sau 10 ngày chó vẫn bình thường thì ngừng tiêm.

Nếu chó cắn xong vẫn bình thường, vết cắn xa thần kinh trung ương thì tiêm huyết thanh kháng dại và theo dõi chó, nếu có dấu hiệu dại ở chó thì phải tiêm vaccine ngay.

Trường hợp chó con cắn phải tiêm ngay và tiêm đủ liều vì các dấu hiệu dại ở chó con không rõ ràng như chó lớn.

PHÒNG BỆNH

Ở người

Đối với những người vì nghề nghiệp mà họ bị bắt buộc gần các động vật có thể bất ngờ lên cơn dại [như thú y, thợ lột da thú, gác rừng, nhân viên phòng thí nghiệm, chẩn đóan và nghiên cứu] người ta sử dụng một loại vaccine chống dại với mục đích dự phòng.

Ở động vật

Gồm nhiều biện pháp, cần phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc như tiêm vaccine bắt buộc cho chó, mèo ở vùng có bệnh dại lưu hành, tiêu diệt các con chó bị dại, bắt giữ chó chạy rong...

Video liên quan

Chủ Đề