Trầm cảm nghĩa là gì

Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài. Người bệnh gặp ảnh hưởng cả cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề với cả thể chất và tinh thần.

1. Bệnh trầm cảm phổ biến như thế nào?

Cảm xúc tiêu cực ở người trầm cảm kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống, làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè. Không ít trường hợp trầm cảm nặng có ý định tự tử và thực hiện nếu không được phát hiện sớm.

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm là rất quan trọng

Thực tế trầm cảm là căn bệnh phổ biến, các nghiên cứu cho biết có đến 10 - 15% dân số mắc chứng bệnh này vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tỉ lệ các đối tượng dưới 20 tuổi mắc trầm cảm đang tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, nguyên nhân được cho là do lạm dụng rượu và các chất kích thích tăng lên.

Nữ giới có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở những người có mối quan hệ xã hội kém, đã ly dị, độc thân hoặc phụ nữ vừa mới sinh con. Với sự phổ biến của bệnh, mỗi người nên tự trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về bệnh trầm cảm để có thể xử trí khi mình hoặc những người xung quanh không may mắc phải.

Trầm cảm đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại

2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trầm cảm là rất quan trọng bởi sẽ giúp người bệnh được can thiệp điều trị sớm, hạn chế được hậu quả do bệnh gây ra với cả sức khỏe, tinh thần hay tính mạng. Dưới đây là những dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm nói chung:

2.1. Suy nhược cơ thể

Trầm cảm khiến trạng thái tinh thần của người bệnh rơi vào tiêu cực với một loạt cảm xúc xấu như: đau khổ, chán nản, vô vọng, khóc lóc nhiều nhưng không rõ lý do. Bản thân người bệnh cũng nhạy cảm hơn, dễ buồn chán khi cảm thấy mình không được quan tâm, bị bỏ rơi.

Tất cả những vấn đề tinh thần này dẫn đến tình trạng mệt mỏi cơ thể, suy nhược kéo dài.

2.2. Hoảng hốt

Người mắc bệnh trầm cảm khó kiểm soát cảm xúc của bản thân và thường cảm thấy hoảng hốt bất thường với cả những điều xảy ra hàng ngày. Khi rơi vào trạng thái này, người bệnh rất khó lấy lại bình tĩnh, cách tốt nhất là cần tránh những tình huống gây kích thích tinh thần lớn.

2.3. Căng thẳng

Dấu hiệu căng thẳng thường xuyên có thể là do trầm cảm, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Loại căng thẳng này không thể điều trị bằng thuốc an thần, tuy nhiên có thể hiệu quả với các thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

2.4. Cảm giác bị ám ảnh

Người mắc chứng trầm cảm thường hay bị ám ảnh về một số việc hoặc hành động cụ thể, có thể là nguyên nhân gây ra nỗi sợ, cú sốc tâm lý nào đó. Đôi khi nỗi ám ảnh này gây ra cảm giác tội lỗi cho người bệnh, cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

2.5. Rối loạn giấc ngủ

Chứng trầm cảm khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, thường hay bị thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại được. Một số người thì thường xuyên gặp phải ác mộng khiến họ tỉnh giấc và thiếu ngủ.

2.6. Mất tập trung

Mất tập trung cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh trầm cảm mà không ít người bỏ qua. Người bệnh rất khó để tập trung làm một việc gì đó, cảm thấy trí nhớ kém đi nhiều, không thể sắp xếp suy nghĩ một cách logic.

2.7. Vấn đề về tình dục

Trầm cảm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tình dục của người bệnh, họ cảm thấy không còn hứng thú, cảm giác trong chuyện này và đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục

Ngoài các dấu hiệu trên, người mắc bệnh trầm cảm còn có thể gặp những rối loạn khác như: tâm trạng buồn bã, thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, tăng hoặc giảm cân nhanh, giảm hứng thú hoạt động, tự trách bản thân, mệt mỏi, thiếu sinh lực, suy nghĩ, hành động chậm, dễ nghĩ đến cái chết và tự tử,…

3. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Trầm cảm có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm, suy nghĩ tiêu cực còn khiến người bệnh thực hiện những hành động xấu, tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Khi bạn có các dấu hiệu của trầm cảm, hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được hỗ trợ, nếu cần thiết cần đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu xuất hiện ý nghĩ tự tử, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức, việc nói chuyện với bác sĩ tâm lý với các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn điều trị bệnh.

Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả thường áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân trầm cảm, ngoài ra các trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng thuốc hay liệu pháp choáng điện. Tuy nhiên, thuốc điều trị hay liệu pháp kích thích có thể gây tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh trầm cảm cần có một lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan để hạn chế diễn tiến bệnh, tốt hơn có thể điều trị khỏi bệnh. Những lưu ý cần thực hiện gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Đơn giản hóa cuộc sống.

  • Tránh tự cô lập bản thân.

  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của bệnh trầm cảm và cách điều trị, nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bạn đã nghe nhiều về trầm cảm nhưng chưa biết căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Làm thế nào để phát hiện bệnh ngay từ đầu? Liệu có thể chữa trị trầm cảm khỏi hoàn toàn? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Khái niệm trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi của người bệnh và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất.

Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Những ai dễ mắc bệnh trầm cảm?

Khoảng 10-15% dân số chung mắc trầm cảm ở một giai đoạn nào đó của cuộc sống.

Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên khoảng 50% bệnh nhân mắc trầm cảm trong lứa tuổi từ 20-50 tuổi, trung bình 40 tuổi. Tần suất mắc ngày càng tăng ở các đối tượng dưới 20 tuổi, nguyên nhân có thể liên quan đến tính trạng lạm dụng rượu và chất ở nhóm tuổi này ngày càng tăng.

Tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp 2 lần nam giới, thường gặp ở nhóm người có mối quan hệ xã hội kém hoặc độc thân, ly dị.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khác nhau ở mỗi người. Chẳng hạn như, một số người bệnh có thể ngủ nhiều hơn, trong khi số khác lại không thể ngủ được. Mặc dù vậy, nhìn chung hầu hết người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu trầm cảm phổ biến như sau:

– Cảm thấy buồn hầu như mỗi ngày và hầu hết thời gian trong ngày. Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy trống rỗng, vô vọng, hoặc dễ khóc. Ở trẻ em và người lớn tuổi, có thể biểu hiện bằng sự cáu gắt.

– Mất hứng thú đáng kể trong hầu hết mọi việc, mọi hoạt động hằng ngày [bao gồm cả hoạt động tình dục].

– Giảm cân đáng kể dù không ăn kiêng, hoặc tăng cân trong một số trường hợp, thay đổi khẩu vị [có thể giảm hoặc tăng khẩu vị].

– Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều

– Chậm chạp hoặc dễ kích động.

– Cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.

– Cảm thấy tự ti, vô dụng, hoặc mặc cảm tội lỗi

– Giảm khả năng tập trung, hoặc thiếu quyết đoán.

– Có suy nghĩ đến cái chết [hoặc sợ chết], ý nghĩ tự tự, lên kế hoạch hoặc cố gắng tự tử.

– Lo âu

Ngoài ra, trầm cảm còn có thể có biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể về tim mạch [hồi hộp, đánh trống ngực], hô hấp [khó thở, thở dài], tiêu hoá [khô miệng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…], đi tiểu nhiều lần, đổ mồ hôi, hoặc đau đầu…

Đôi khi bạn cũng có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu trầm cảm kể trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bệnh có khả năng cao trở nặng nếu không sớm được chữa trị, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nếu bạn chưa sẵn sàng đi chữa trị, hãy tâm sự với bạn bè, người thân, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc một người mà bạn tin tưởng.

Nếu bạn có những ý nghĩ tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Tìm tới bạn thân hoặc người mình yêu quý
  • Liên hệ tới ai đó trong cộng đồng đức tin của bạn
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý…

Nếu bạn đã tự làm mình bị thương hay thử tự tử, gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu tại địa phương ngay lập tức.

Nếu biết người thân của bạn đang bị nguy hiểm do ý định tự tử hoặc có hành vi tự tử, bạn tìm cách nói chuyện với người trầm cảm để can ngăn và đảm bảo luôn có người ở cạnh họ. Sau đó, bạn nhanh chóng gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Nếu có khả năng, bạn hãy đưa họ tới phòng cấp cứu gần nhất.

Video liên quan

Chủ Đề