Đốt than tổ ong sinh ra khói như thế nào

Luật sư tư vấn về việc xử lý hành vi đốt than tổ ong gây ảnh hưởng đến người khác. Nội dung tư vấn như sau:

 Xin luật sư tư vấn giúp tôi một chuyện liên quan đến người hàng xóm gây ảnh hưởng đến xung quanh như sau: khu phố nhà tôi bình thường rất sạch sẽ văn minh, nhưng thời gian gần đây có một hộ gia đình mới chuyển đến, họ thường xuyên sử dụng bếp than tổ ong và đặt vị trí bếp ở bên ngoài cửa ra vào nhà họ. Ngoài những lúc đun nấu thì họ vẫn ủ bếp than 24/24h, mùi than bốc và lan tỏa gây ảnh hưởng đến những nhà xung quanh khiến họ ko dám mở cửa trên tầng và cửa ra vào của nhà mình. Những người hàng xóm đã gặp và ý kiến với nhà đun bếp than, khi hành động đó không có hiệu quả, những người hàng xóm đã gặp tổ dân phố để can thiệp; tổ dân phố đã đến cho ý kiến nhưng hộ gia đình kia chỉ ậm ừ qua loa rồi vẫn tiếp diễn hành động ủ than và đun nấu của mình; tôi nghĩ những người hàng xóm khác có quyền được hưởng không khí trong lành tại nơi mình sinh sống; có quyền được sống khỏe mạnh. Vì vậy, do muốn tránh xung đột trực tiếp với hộ gia đình sử dụng bếp than, tôi muốn dùng lý lẽ và pháp luật để can thiệp nên tôi viết thư này kính mong quý luật sư có thể tư vấn giúp tôi về khía cạnh pháp luật để giải quyết vấn đề trên. Rất mong nhận được thư hồi âm của quý luật sư. Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, thì 1 hộ dân trong khu phố nhà bạn sử dụng bếp than tổ ong gây ảnh hưởng đến đến nhà xung quanh. Mặc dù, đã có sự nhắc nhở của các hộ gia đình xung quanh và tổ dân phố nhưng hộ gia đình này vẫn tiếp tục sử dụng bếp than. Do đó, để giải quyết vấn đề này, bạn có thể căn cứ vào quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về những hành vi bị cấm trong lĩnh vực môi trường. Cụ thể như sau:

“ Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

…”

Theo quy định trên thì hành vi thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí là hành vi bị nghiêm cấm. Mặc dù chưa có quy định cấm sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đốt than tổ ong sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc như CO2, CO, lưu huỳnh… khi hít vào dễ có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực, nặng hơn có thể bị hôn mê sâu và dẫn tới tử vong. Do đó, hành vi đốt than tổ ong trong trường hợp thải chất độc hại vào không khí gây ô nhiễm, mức ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ bị xử lý.

Căn cứ để xử lý là việc đun bếp than trực tiếp gây ra sự đau ốm, bệnh tật cho những người xung quanh hoặc làm cho tình trạng bệnh tật của họ ngày càng trầm trọng. Trong trường hợp này, người gây ra ô nhiễm sẽ phải bồi thường cho nạn nhân hoặc bị phạt hành chính, nặng thì có thể sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự. Trường hợp bạn chưa xác định được nội dung trên thì có thể đo hàm lượng độc hại của carbon, các hợp chất khác trong thành phần than tổ ong có trong không khí xem có vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay không. Từ những mức độ cụ thể đo được, bạn có thể gửi đơn đến cơ quan chức năng xem xét xử lý trách nhiệm của hộ dân đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.


CV tư vấn: Nguyễn Thị Phương - Luật Minh Gia

Nhiều nguy cơ từ thói quen đốt than tổ ong, đốt than củi để sưởi ấm

[ĐCSVN] – Khoảng 1 tháng qua, đã có không ít người phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí CO, hôn mê sâu, thậm chí tử vong do đốt than tổ ong, đốt than củi trong phòng kín để sưởi ấm. Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần đặc biệt lưu ý khi đốt các loại vật liệu này vào mùa đông...

Thói quen nguy hại…

Từ lâu, việc đốt than củi, than hoa hay than tổ ong để sưởi ấm đã trở thành một thói quen phổ biến ở vùng nông thôn. Nhiều gia đình có phụ nữ sau sinh, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm để sưởi ấm vào mùa lạnh. Theo nhiều người, ngoài việc làm ấm cơ thể, sưởi bằng than còn giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây là thói quen nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đốt than củi, than tổ ong sưởi ấm là thói quen của nhiều người trong mùa đông. [Ảnh: PV].

Ngộ độc khí than hay còn gọi là khí CO [carbon monoxide] thường xảy ra vào mùa đông. Nguyên nhân là do người dân đốt than để sưởi ấm trong không gian chật hẹp, kín gió. Bởi, than khi cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO. Chính vì thế, than đốt trong phòng kín, thiếu oxy, càng làm tăng khả năng gây ngộ độc khí CO cho người sưởi. Người ngộ độc thường hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Sử dụng than củi, than tổ ong để đốt nhằm sưởi ấm là thói quen xuất phát từ nhận thức, điều kiện kinh tế của nhiều người ở các vùng nông thôn, miền núi. Chị Nguyễn Thị Hậu, ở Hà Giang, nơi thường xuyên phải hứng chịu tác động mạnh mẽ của không khí lạnh, chia sẻ: “Nhiều hộ dân trong bản, nhất là nhà có trẻ em, người già, có hoàn cảnh khó khăn, thường dùng than hoặc củi sưởi để xua đi cái lạnh khắc nghiệt của màu đông. Mặc dù biết rõ sự nguy hiểm nhưng đây là cách vừa có thể sưởi ấm vừa giúp các hộ gia đình khó khăn tiết kiệm chi phí…”.

Nguy hiểm rình rập…

Thực tế cho thấy, khoảng 1 tháng qua, nhiều người đã phải nhập viện do ngộ độc khí than. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], từ khi miền Bắc bước vào đợt rét đỉnh điểm, Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. Cụ thể, mới đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy và tổn thương thần kinh. Nguyên nhân được xác định là do ngộ độc khí CO, khí đốt than trong phòng kín. Tương tự, tại tỉnh Quảng Bình, ghi nhận 2 trường hợp đã tử vong liên quan đến việc đốt than, đốt củi trong phòng kín để sưởi ấm…

Bệnh nhân ngộ độc khí CO được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. [Ảnh: Minh Ánh].

Tiếp cận dưới góc độ y tế, ngộ độc khí CO là tác nhân gây nên các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch; làm tổn thương đến các tế bào vận động mạnh như: Não, tim, phổi… một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở người.

Chia sẻ với báo chí, TS, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Thời tiết mùa đông, người dân tuyệt đối không được đốt các nhiên liệu than, củi trong phòng kín, không gian chật hẹp để sưởi ấm. Đối với trường hợp cấp thiết, bắt buộc phải đốt than, củi để sưởi, cần phải đảm bảo môi trường thông thoáng để tạo điều kiện lưu thông không khí. Khi phát hiện người có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, khó thở… thì cần mở tất cả các cửa phòng để cung cấp oxy và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất”.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe người dân, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo một số biện pháp an toàn để làm ấm cơ thể trong mùa lạnh như: Thường xuyên tập luyện thể thao; thêm gia vị vào các món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng, vừa giữ ấm cơ thể, vừa làm tăng sức đề kháng hiệu quả.

Có thể thấy, mặc dù đã được cơ quan chuyên môn và các phương tiện truyền thông cảnh báo, song vẫn xuất hiện không ít trường hợp người dân bị ngộ độc, thậm chí tử vong do việc đốt than tổ ong, than củi sưởi ấm vào mùa đông lạnh. Chính vì vậy, thay vì dùng than, người dân nên sử dụng các thiết bị sưởi ấm an toàn hơn để phòng, chống nguy cơ cháy nổ và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở địa phương, nhất là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, sử dụng than đốt sưởi ấm đúng cách, để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình; tránh xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản./.

Ngọc Mai

Video liên quan

Chủ Đề