Mẫu thừa kế đất ở

Thủ tục khai nhận di sản đất đai thừa kế không có di chúc là một thủ tục để người thừa kế nhận được di sản nhà đất từ người để lại di sản nhưng không có di chúc theo quy định của pháp luật ở Việt Nam. Thủ tục khai nhận di sản gồm những gì thì bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ gửi đến cho bạn đọc về quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện

>> Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Mẫu thừa kế đất ở

Thủ tục khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Quy định của pháp luật về thừa kế khi không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cơ sở pháp lý: ĐIều 650 Bộ luật dân sự 2015

Mẫu thừa kế đất ở

Hàng thừa kế theo pháp luật

Hàng thừa kế

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

Thừa kế thế vị

  • Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Cơ sở pháp lý: Điều 652 Bộ luật dân sự 2015

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế đất đai không có di chúc

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Nếu có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì cần phải công chứng văn bản đó
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  • Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế
  • Các giấy tờ khác có liên quan,…

Cơ sở pháp lý: Điều 58, khoản 1, 2, 3 Điều 57, Điều 63 Luật công chứng 2014

Mẫu thừa kế đất ở

Hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Thủ tục khai nhận di sản đất đai không có di chúc

  1. Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc đến văn phòng công chứng.
  2. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
  3. Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
  4. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

Cơ sở pháp lý: Điều 53, Điều 40, Điều 57, 58 Luật công chứng 2014, Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản đất đai không có di chúc

  • Tư vấn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ khi khai nhận di sản không có di chúc.
  • Tư vấn giải quyết khi có tranh chấp về hàng thừa kế hoặc giữa các đồng thừa kế.
  • Tư vấn thực hiện việc thủ tục khai nhận di sản và đăng ký đất đai.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến thừa kế di sản theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên của Luật L24H đã tổng hợp những quy định của pháp luật về thừa kế khi không có di chúc, hồ sơ và trình tự thủ tục khai nhận di sản đất đai không có di chúc theo quy định của pháp luật. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư thừa kế tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Mẫu thừa kế đất ở

Lĩnh vực tư vấn: Dân Sự, Giao Thông, Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 104 bài viết