Mang thai suy nghĩ nhiều có ảnh hưởng gì không

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng của em bé. Mẹ bầu thường xuyên khóc lóc và ở trong trạng thái căng thẳng trong thời gian mang thai có thể sẽ ảnh hưởng tới 'thái độ sống' của con sau này. 

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý Mỹ, bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Mẹ bầu vui, buồn, tức giận hay hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng nhất thời đến thai nhi, mà nó còn hình thành thái độ sống sau này của trẻ.

Việc mẹ bầu buồn rầu, thường xuyên khóc trong thai kỳ sẽ tác động thế nào đến thai nhi? Dưới đây là những thông tin  giúp mẹ bầu hiểu thêm về điều này để tránh được những cảm xúc tiêu cực, có hại cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu bị căng thẳng

Thi thoảng lo lắng, căng thẳng hay stress sẽ không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài ở mẹ bầu sẽ dẫn đến chứng trầm cảm kinh niên, khả năng thai nhi không phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ là rất lớn. Nếu mẹ bầu hay bị stress trong thai kỳ, sẽ tăng nguy cơ con bị đau bụng và mắc các rối loạn tiêu hóa sau này.

Mẹ bầu căng thẳng sẽ khiến tâm lí của con sau này cũng không ổn định. [Ảnh minh họa]

Khi mẹ bầu căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone căng thẳng tương ứng. Hormone này đi qua nhau thai và tác động trực tiếp đến em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ hay stress thì con sau này cũng hay bị stress và tâm lý không được ổn định.

Mẹ bầu bị trầm cảm

Trầm cảm khi mang thai là căn bệnh phổ biến giống như chứng trầm cảm sau sinh. Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị trầm cảm thì khả năng bị trầm cảm khi 18 tuổi sẽ cao gấp 1,5 lần so với những trẻ khác. Những trẻ này cũng có tâm lý bất ổn và hung hãn hơn.

Mẹ bầu mắc chứng trầm cảm khi mang thai sẽ khiến em bé cũng bị ảnh hưởng. [Ảnh minh họa]

Theo nghiên cứu, nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai và tình trạng này vẫn kéo dài sau khi sinh thì em bé cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ hơn so với trường hợp mẹ đang bình thường, mà sau sinh lại đột ngột bị trầm cảm và ngược lại.

Mẹ bầu miễn cưỡng mang thai

Đó là những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, khi mẹ bầu chưa chuẩn bị tâm lý cho việc có con cũng ảnh hưởng đến em bé. Những mẹ bầu này thường không tìm thấy sự gắn bó hay mối liên hệ mật thiết với em bé. Từ đó, tâm trạng bé cũng bất ổn theo.

Mẹ bầu buồn và khóc

Nếu mẹ bầu thỉnh thoảng buồn và khóc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi và cũng không có bất kỳ tác động lâu dài đến sức khỏe cũng như tinh thần của bé. Nếu người mẹ luôn suy nghĩ, buồn tủi trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển, bé sơ sinh đối mặt với nguy cơ tự kỉ cao, hay quấy khóc… 

Mẹ bầu thường xuyên khóc, buồn tủi khi mang thai, con sinh ra sẽ chậm phát triển. [Ảnh minh họa]

Thai kỳ là một trong những khoảng thời gian quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho rằng, đó là thời kì thay đổi tâm lí tự nhiên nên thai phụ dễ xúc động, dễ nhạy cảm, thậm chí khóc lóc. Tuy nhiên, những biến đổi tâm lí đó lại có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đặc biệt khi thai nhi từ 7 tháng tuổi. Khi thai nhi được 7 tháng tuổi đã hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài của mẹ nên khi mẹ bầu khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Như vậy, không chỉ thói quen ăn uống, sinh hoạt, mà tâm trạng mẹ cũng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nói chuyện với nhiều người, tập yoga, đi bộ là những cách giúp mẹ tránh căng thẳng, trầm cảm trong thai kỳ. 

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.
Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến chủ đề này gửi về địa chỉ   để được sẻ chia, tư vấn từ chuyên gia. 

Xem thêm chủ đề Chăm sóc bà bầu

Theo Minh Hường [Dịch từ Positivemed] [Khám Phá]

Tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress. Những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ dễ gặp căng thẳng hơn, đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đáng lo ngại hơn, stress khi mang thai còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Stress khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu

Đối với người phụ nữ, mang thai là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao, nhưng đây cũng chính là giai đoạn mà chị em gặp phải những áp lực lớn từ nhiều phía, như gia đình, công việc,… Hơn nữa, nội tiết tố ở giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi khiến họ nhạy cảm hơn rất nhiều, khả năng chịu áp lực cũng giảm đi. Khi những áp lực này không được giải tỏa, mẹ bầu có thể phải đối mặt với những tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe.

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ bị stress

Stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Những bà bầu bị stress sẽ có thể kèm theo những biểu hiện như đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, tăng nguy cơ cao huyết áp,...

Ảnh hưởng đến thần kinh, tính cách: Phụ nữ mang thai bị stress dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hay quên, không tập trung,... Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức, sợ hãi, đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân, giận dữ, khóc nhiều hơn,… vì cảm giác quá mệt mỏi. Đặc biệt hơn, nhiều trường hợp thai phụ thường muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội.

Nguy cơ gây sinh non: Phụ nữ bị Stress khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.

Rối loạn ăn uống: Căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu gặp phải rối loạn ăn uống. Một số trường hợp ăn uống không kiểm soát và cũng có trường hợp lại bỏ bữa, ngán ăn,… những thói quen này có thể dẫn đến một số bệnh như đau dạ dày hay viêm đường ruột và viêm ruột kích thích.

2. Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì đương nhiên, thai nhi cũng được phát triển tốt và ngược lại. Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguy cơ của thai nhi khi mẹ bầu gặp căng thẳng:

Thai nhi nhẹ cân: Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai.

Căng thẳng khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non

Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối. Từ đó, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng lo âu thì đứa trẻ cũng không thể có những giấc ngủ ngon. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ hoàn thiện cấu trúc cơ thể một cách tốt nhất.

Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời. Trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay trầm cảm,…

Trẻ bị dị tật: Đây là những trường hợp không phổ biến tuy nhiên, trên thực tế đã có một số mẹ bầu vì quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn đến sinh ra con bị dị tật.

3. Cách giúp mẹ bầu giảm stress khi mang thai

Stress là vấn đề hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải, nhưng chỉ khác ở mức độ. Nếu biết cách điều chỉnh và phòng ngừa thì mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này, để cả mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe.

Dưới đây là một số cách phòng tránh stress khi mang bầu:

Mẹ bầu không nên giấu cảm xúc. Hãy thoải mái chia sẻ tình cảm dù vui hay buồn với những người thân và bạn bè. Nếu những cảm xúc không được giải tỏa ngay sẽ dần dần dẫn đến căng thẳng, áp lực cho thai phụ.

Mẹ bầu nên chia sẻ cảm xúc với chồng và người thân, bạn bè

Giữ lối sống lành mạnh, sống khoa học. Ăn uống cân bằng dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để có đủ sức khỏe nuôi dưỡng thai nhi, phòng nguy cơ stress.

Luôn hướng về những điều tích cực, chuẩn bị những kiến thức tốt nhất để chăm sóc thai nhi, đảm bảo một chế độ tốt nhất cho thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể tìm hiểu kiến thức về thai nghén thông qua các cuốn sách hoặc tham khảo thông tin trên những website về sức khỏe bà bầu, hay cũng có thể chia sẻ với những người đã có kinh nghiệm để giúp bạn vững vàng tâm lý hơn nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

Nghỉ ngơi hợp lý và để tinh thần luôn được thoải mái

Trong trường hợp gặp phải những vấn đề tâm lý khiến bản thân lo lắng quá mức mà không giải tỏa được, bạn có thể tới gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm.

Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chọn yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,…

Theo các chuyên gia, các mẹ bầu cần biết rằng, giai đoạn mang thai thời điểm lý tưởng để bạn giảm bớt những “gánh nặng” không cần thiết. Thai phụ nên coi việc nghỉ ngơi là hàng đầu. Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hãy cắt giảm bớt việc nhà để nghỉ ngơi, đọc sách.

Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho các mẹ bầu những kiến thức bổ ích để tránh những rủi ro mà stress khi mang thai có thể gây ra. Nếu có thắc mắc, các mẹ bầu hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề