Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Nổi mề đay khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không điều trị. Bởi vậy mẹ bầu cần nên nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân bệnh từ đó để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết an toàn cho mẹ và bé.

1.    Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Sẩn ngứa và nổi mề đây gặp ở 0,25% -1% phụ nữ mang thai, là cơn phát lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này là tập hợp lại như mề đây. Mề đât chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn. Sau đó lan dần tới các khu vực khác như đù, tay, chân... Bệnh dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

2.    Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai:

Một vài nguyên nhân, dấu hiệu nổi mề đay khi mang thai mẹ bầu cần nên biết để có hướng chữa trị kịp thời. Đó là: - Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ Estrogen, Progesterone trong huyết tương thay đổi, từ đó làm tăng kích thích tế bào hắc tố và Proopiomelanocortin, dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. - Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da còn gọi là mề đau dị ứng. - Sử dụng các thực phẩm chức năng: việc tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt... trong thời gian mang thai có thể gây nên mề đay. - Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da, còn được gọi là mề đay dị ứng

- Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,..

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Nổi mề đay là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu

3.     Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai:

Triệu chứng sẩn ngứa nổi mề đây thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ và thường biến mất sau sinh. Các triệu chứng thường gặp đó là: - Nổi các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể, phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,...; - Ngứa ngáy tạo phản ứng gãi, khiến bệnh tăng nặng, nốt mẩn lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da;

- Bệnh để lâu không chữa trị sẽ tái phát liên tục, chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thêm các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư,...

4.    Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây mề đay khi mang thai rất khó để xác định thông qua các biểu hiện bên ngoài nếu không thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Có những trường hợp không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan, khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Bên cạnh đó, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển,... Bởi thế, các bà bầu dị ứng và nổi mề đây cần đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. 

5.     Điều trị mề đay khi mang thai:

- Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống:

  • Biện pháp giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị nổi mày đay:
  • Ngâm mình trong nước pha bột yến mạch hoặc trà xanh
  • Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay
  • Thoa gel nha đam lên khu vực nổi mày đay sau khi tắm
  • Mặc quần áo cotton mềm
  • Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh
  • Không sử dụng chất khử mùi
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Bổ sung nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế các tác nhân gây dị ứng như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,...

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt

- Áp dụng các biện pháp dân gian:

Trong dân gian có một số cách điều trị mề đay khi mang thai bằng nguyên liệu thảo dược, giúp thanh nhiệt và giải độc như:

  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,... có tác dụng bảo vệ thanh, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa hữu hiệu. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, trà thảo mộc còn tác động tích cực tới quá trình chuyển hóa chất béo, giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng
  • Dùng cây kinh giới: Trong cây kinh giới có nhiều tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai cũng như sau khi sinh. Để chữa mề đay, phụ nữ chỉ cần rang nóng cả lá và thân cây kinh giới với muối tới khi vàng thì đổ vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi hết ngứa là được. Ngoài ra, thai phụ và sản phụ có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Với phương pháp này, chị em rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, nấu cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại, xông khoảng 15 phút để làm dịu các vết ngứa và làm xẹp dần các nốt mẩn đỏ
  • Sử dụng mướp đắng: Giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus. Để trị mẩn ngứa, mề đay bằng mướp đắng, phụ nữ nên thái nhỏ mướp đắng, đun với nước khoảng 10 phút, sau đó thêm vào một ít muối. Khi nước ấm lên thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, dùng bã mướp đắng đắp trực tiếp lên da, thực hiện 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, thai phụ và sản phụ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hằng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày, gan và thận nên người dùng cần lưu ý
  • Dùng lá khế: Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt. Để trị mẩn ngứa, mề đay, chị em có thể hái một nắm lá khế, rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước, pha ấm và dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, chị em tắm lại bằng nước sạch để làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liệu pháp này liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa, mề đay
  • Uống nhiều nước: Tích cực uống nước lọc, nước trà xanh, nước chanh để thải độc và thanh lọc cơ thể, giảm mẩn ngứa.

- Điều trị bằng thuốc:

Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phải có hoạt lực thấp, lành tính và thẩm thấu vào máu để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Đó là:

  • Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,...
  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ
  • Các trường hợp ngứa nặng có thể dùng steroid đường uống.

Điều trị mề đay bằng thuốc cần phải được tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ da liễu, bác sĩ sản phụ khoa. Mẹ bầu không được tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi có triệu chứng nổi mề đay, tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi khám tại bệnh viện uy tín. 

Từ tháng 10/2019, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn triển khai dịch vụ chiếu tia plasma để điều trị vết thương sau sinh giúp giảm đau, nhanh liền sẹo và không ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ. Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, và mang tới cho các mẹ dịch vụ hoàn hảo, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn triển khai gói Thai sản Luxury với những đặc quyền như sau:

  • Lựa chọn ngày giờ sinh theo phong thủy;
  • Lựa chọn bác sĩ chăm sóc và đỡ đẻ;
  • Miễn phí dịch vụ gây tê ngoài màng cứng;
  • Miễn phí chiếu tia plasma MED sau sinh;
  • Bé yêu được thực hiện sàng lọc sơ sinh trọn gói cho con khởi đầu toàn diện;
  • Massage sau sinh gọi sữa về;
  • Miễn phí lớp học tiền sản;
  • Tặng album “Hành trình của bé” lưu giữ những khoảnh khắc đầu đời quý giá.

Triển khai dịch vụ “Thai sản trọn gói - Hạnh phúc vẹn toàn”, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn mong muốn được đồng hành cùng các mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con, đồng thời mang tới cho các mẹ những dịch vụ tiện ích từ hệ thống y tế đẳng cấp đậm phong cách Hàn Quốc. Dịch vụ Thai sản trọn gói của bệnh viện được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và nguyện vọng của mọi bà mẹ khi mang thai với tiêu chí an toàn là trên hết. Các gói thai sản được thiết kế đa dạng, giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn với chế độ chăm sóc và theo dõi thai phù hợp với nhu cầu và tài chính của gia đình.

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối hay trong những tháng đầu là tình trạng mà nhiều bà bầu gặp phải. Các vị trí bị ngứa khi mang thai có thể là tay, chân, bụng hay nhũ hoa khiến các mẹ bầu khó chịu. Nguyên nhân do đâu bị ngứa và mang thai bị ngứa có sao không? Cùng tham khảo những chia sẻ sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối hay trong những tháng đầu là tình trạng mà nhiều bà bầu gặp phải. Các vị trí bị ngứa khi mang thai có thể là tay, chân, bụng hay nhũ hoa khiến các mẹ bầu khó chịu. Nguyên nhân do đâu bị ngứa và mang thai bị ngứa có sao không? Cùng tham khảo những chia sẻ sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Hiện tượng bà bầu bị ngứa khi mang thai

Ngứa là triệu chứng ngoài da khiến người bệnh muốn dùng tay gãi liên tục để giảm đi cảm giác khó chịu này. Đối với bà bầu, cảm giác ngứa còn có thể kèm theo những triệu chứng khác như nổi mẩn, phát ban, da khô và bong tróc… Hiện tượng này có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau của thai kỳ và tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Bị ngứa khi mang thai tháng đầu

Ở những tuần đầu tiên khi mang thai, ngứa ở bụng, tay chân có thể do thay đổi hormone. Các tuyến bã nhờn kích thích phát triển gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Đây không phải là một dạng bệnh lý nên các chị em không cần lo lắng. Thông thường, cảm giác ngứa ở những tháng đầu thai kỳ sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Khi các hormone trong cơ thể thay đổi ở những tháng đầu thai kỳ, làn da của bà bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy mà tình trạng dị ứng với chất tẩy rửa, vải quần áo cũng có thể xảy ra ở giai đoạn này.

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Căng giãn vùng da bụng khiến bà bầu bị ngứa khi mang thai

Bị ngứa ở bụng khi mang thai tháng cuối

Ngoài nguyên nhân do nội tiết thì bà bầu bị ngứa vùng bụng do cự căng giãn của da khi thai nhi phát triển. Kích thước thai lớn khiến vùng da ở bụng phải giãn ra, ngoài hiện tượng rạn da thì mẹ bầu sẽ có những cơn ngứa rát khó chịu.

Ngoài bị ngứa ở bụng, các bà bầu còn bị ngứa ở tay chân hoặc xung quanh nhũ hoa, bầu ngực khi mang thai. Tất cả những vị trí này bị ngứa đều do sự thay đổi của hormone và sự căng giãn đàn hồi quá mức của da trong những tháng cuối thai kỳ.

Bị ngứa khi mang thai có sao không?

Bị ngứa khi mang thai tháng đầu, tháng cuối ở bụng, ngực, nhũ hoa, tay chân… là điều rất bình thường mà 40% bà bầu đều gặp phải. Đây có thể là triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm cần lưu ý:

– Chứng ứ mật trong gan: Túi mật bị ảnh hưởng do hormone khiến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Khi bị ứ mật trong gan, gan sẽ không thể đào thải được axit khiến chúng tràn vào máu. Những bà bầu có tiền sử bị bệnh gan sẽ có nguy cơ mắc chứng ứ mật gan cao hơn khi mang thai.

– Bệnh mề đay: Các sẩn mề đay nổi thành từng mảng lớn trên da, càng gãi sẽ càng thấy ngứa. Đây là căn bệnh gặp nhiều ở bà bầu trong thời gian mang thai, chủ yếu ở những chị em mới mang thai lần đầu, thai đôi hoặc đa thai. Bệnh mề đay chỉ gây ngứa ở bụng, tay chân, đùi… chứ không xuất hiện ở mặt.

– Viêm nang lông: Viêm nang lông gây ngứa khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ. Lỗ chân lông nổi sần, lông mọc ngược vào trong gây viêm và ngứa.

– Viêm da bọng nước: Bạn đầu là những mảng mề đay, mụn bọng nước quanh rốn, đùi. Sau đó, các bọng mụn nước này lan sang bụng, lưng, tay, chân… Căn bệnh này thường xảy ra ở những tháng giữa thai kỳ.

Bà bầu bị ngứa khi mang thai có cần đến bác sĩ không?

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Hãy gặp bác sĩ ngay khi bị ngứa kèm theo triệu chứng nổi mẩn khi mang thai

Bị ngứa khi mang thai phần lớn là sẽ tự khỏi nhưng bà bầu cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng ngứa da đi kèm với các biểu hiện bất thường sau đây thì nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

– Ngứa toàn thân, da chuyển sang màu vàng, bị rối loạn tiêu hóa.

– Ngứa, nổi ban đỏ khắp người, sốt có thể do mắc các bệnh nhiễm trùng như sốt phát ban, sởi…

– Ngứa kèm các tổn thương ngoài da như nổi mụn nước, bong tróc da, da khô ráp…

– Ngứa quanh hậu môn, vùng kín, ra nhiều khí hư là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm vùng kín hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần điều trị sớm.

5 cách giảm ngứa khi mang thai hiệu quả cho bà bầu

Nếu chỉ là tình trạng ngứa da bình thường khi mang thai, các bà bầu có thể áp dụng 5 cách dưới đây để cải thiện các triệu chứng ngứa khi mang thai:

Hạn chế gãi, cào lên da

Nên nhớ rằng khi bị ngứa, càng gãi sẽ càng kích thích các lớp biểu bì của da ngứa nặng hơn. Dùng tay gãi có thể làm trầy xước da, vi khuẩn nhâm nhập gây viêm hoặc nhiễm trùng. Thay vì gãi, hãy dùng một chiếc khăn mát để lau và chườm lên vùng da bị ngứa. Như vậy, cảm giác ngứa sẽ nhanh chóng qua đi, làm dịu làn da của bà bầu.

Giữ cơ thể sạch sẽ

Ra nhiều mồ hôi cũng khiến bà bầu bị ngứa khi mang thai, nhất là những tháng cuối. Hãy giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn trên da.

Hạn chế tắm nước quá nóng làm khô da khiến tình trạng ngứa nặng hơn. Không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng chứa nhiều hương liệu, dễ gây kích ứng da. Có thể dùng bông tắm để chà nhẹ nhàng toàn thân, chọn loại sữa tắm có độ pH phù hợp.

Có thể sử dụng các loại lá có tác dụng làm ngứa ngoài da như lá khế chua, lá kinh giới, lá bưởi để tắm thay sữa tắm.

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Giữ ẩm để không bị ngứa bụng khi mang thai tháng cuối

Giữ ẩm cho da

Các mẹ bầu nên sử dụng các loại dầu, kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da cũng như hạn chế tình trạng rạn da ở những tháng cuối. Các loại dầu có nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân… có thể dùng để bôi lên các vùng da bị ngứa ngứa tay chân, bụng, nhũ hoa… Riêng với phần bụng và nhũ hoa nên xoa nhẹ nhàng tránh kích thích co bóp tử cung.

Tập thể dục thường xuyên

Hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lựa chọn các loại trang phục thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi, thường xuyên giặt chăn, ga, vỏ gối. Nếu thường xuyên phải hoạt động ngoài trời nên dùng kem chống nắng.

Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân bằng các loại lá có tính kháng khuẩn tự nhiên như lá chè xanh, lá trầu không.

Uống đủ nước

Uống đủ nước đối với bà bầu rất quan trọng. Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước ối cũng như làm mát gan, giúp gan thải độc để hạn chế tình trạng ứ mật gan. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C, A, D.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng và làm trầm trọng tình trạng ngứa hơn như ớt, tỏi, tiêu…

Mẩn ngứa khi mang thai tháng cuối

Điều trị hiệu quả tình trạng ngứa khi mang thai tại phòng khám BS.CKII Phạm Thị Ngọc Điệp

Nếu bà bầu đang bị ngứa khi mang thai và cần tìm địa chỉ thăm khám thì phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp chính là nơi uy tín nhất TPHCM. Không chỉ ngứa khi mang thai, tất cả các triệu chứng bất thường khi mang thai đều được bác sĩ Điệp thăm khám và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Bên cạnh kinh nghiệm lâu năm trong nghề, phòng khám của bác sĩ Điệp còn được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ thăm khám hiệu quả cho bà bầu. Hiện tại, phòng khám đang cung cấp đa dạng dịch vụ khám thai và điều trị các bệnh lý phụ khoa cho các chị em.

Khi bị ngứa khi mang thai tháng đầu, tháng cuối trong thai kỳ, hãy đến ngay phòng khám bác sĩ Điệp tại 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10 để được tư vấn và kiểm tra. Ngoài ra, các chị em cũng có thể liên hệ tới hotline 0335 155 192 để được tư vấn và đặt hẹn trước khi tới khám.