Làm thế nào để sinh con đúng ngày

Lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc và lo lắng về sự phát triển của đứa con đầu lòng đang lớn lên từng ngày trong bụng. Hy vọng những kinh nghiệm sinh con đầu lòng dưới đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày con chào đời sắp tới.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Quãng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể bạn sẽ có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, việc cảm nhận được sự sống đang hình thành và lớn lên từng ngày lại chính là niềm vui và hạnh phúc của bất kỳ ông bố bà mẹ nào.

Quá trình mang thai con đầu lòng khá bỡ ngỡ với nhiều cặp vợ chồng nhưng cũng rất đỗi hạnh phúc

Sinh con đầu lòng bạn sẽ cần trang bị rất nhiều kiến thức từ tâm sinh lý, kiến thức chăm sóc thai kỳ khoa học, sinh con an toàn và chuẩn bị sức khỏe tốt để có thể chăm sóc bản thân và con yêu từ trong bụng mẹ đến khi chào đời. Do đó, để không bỡ ngỡ với việc lần đầu làm bố mẹ, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về kinh nghiệm sinh con lần đầu dưới đây.

Tham khảo: Những điều mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh con

Tam cá nguyệt là khái niệm chỉ khoảng thời gian từ lúc mang thai đến khi sinh nở. Khoảng thời gian này thường kéo dài 40 tuần, được chia làm 3 giai đoạn, cụ thể là: Tam cá nguyệt thứ nhất từ tuần 1 – 13 thai kỳ; Tam cá nguyệt thứ hai từ tuần 14 – 27 thai kỳ; Tam cá nguyệt thứ ba từ tuần 28 – 40 thai kỳ.

Ở tam cá nguyệt thứ nhất bạn cần chú ý những điều sau:

Hãy để mọi việc được diễn ra tự nhiên

Thông thường các cặp đôi sẽ dự tính kế hoạch mang thai, lựa chọn thời điểm thụ thai dựa trên tính toán tuổi tác, lịch làm việc hoặc theo mong muốn cá nhân. Tuy nhiên, rất có thể con yêu của bạn sẽ đến vào thời điểm bất ngờ, hoàn toàn không nằm trong kế hoạch của vợ chồng bạn. Do đó, lời khuyên đầu tiên là bạn nên để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên nhất có thể, không kiểm soát để tránh sự căng thẳng, lo lắng hoặc hụt hẫng khi mọi việc không đúng kế hoạch.

Hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên vì con yêu của bạn có thể xuất hiện vào thời điểm bất ngờ

Quan tâm đến sức khỏe

Những tuần đầu tiên của thai kỳ được xem là thời điểm quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn phát hiện bị trễ kinh và thử que 2 vạch thì lúc này thai nhi đã hiện diện trong tử cung của mình… Do đó, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học ngay từ thời điểm này. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ bổ sung khoa học nhất.

BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khuyến cáo, nếu có ý định sinh con, trước khi mang thai, phụ nữ không nên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc có các hành động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; nên bổ sung các vitamin tổng hợp và acid folic ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, nếu con yêu xuất hiện ngay giai đoạn bạn có những thói quen không lành mạnh thì cũng đừng lo lắng. Thay vào đó, bạn cần thay đổi lối sống khoa học để con yêu chào đời khỏe mạnh.

Đặt lịch hẹn khám thai định kỳ

Ngay khi biết mình mang thai, bạn nên đặt lịch khám và theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để được theo dõi và chăm sóc suốt thai kỳ tốt nhất.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, những điều bạn cần làm là:

  • Lưu ý các mốc khám thai gồm: Ngay sau có trễ kinh 1 – 2 tuần, 7 – 8 tuần và 11 – 13 tuần 6 ngày. Bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, các bệnh nội khoa sẵn có…, được tính ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối và siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Siêu âm ở mốc 11 – 13 tuần 6 ngày giúp đo độ mờ da gáy [NT] và khảo sát các bất thường giai đoạn sớm của thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được làm xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe mẹ và xét nghiệm sàng lọc nguy cơ bất thường số lượng nhiễm sắc thể của thai [Combined Test/NIPT].
  • Tránh xa các yếu tố không có lợi cho mẹ và thai: Rượu, thuốc lá, hóa chất, sóng điện thoại,…
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng: Không nên quan hệ vợ chồng khi có động thai hoặc bạn cảm thấy không khỏe trong người.

Bạn nên đặt lịch khám thai định kỳ với các bác sĩ sản khoa để được chăm sóc toàn diện từ những tuần đầu thai kỳ

Đảm bảo dinh dưỡng và giấc ngủ

Các triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, do đó bạn không cần quá lo lắng nếu bản thân trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị hay khó chịu với một số món ăn nào đó. Tuy nhiên, khi tình trạng ốm nghén diễn ra liên tục, bạn không thể ăn uống được gì thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn biện pháp khắc phục, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Ở giai đoạn này bạn có thể thường xuyên mệt mỏi và kiệt sức. Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo thai phụ cần cố gắng nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc bởi sau đó có thể bạn không còn thời gian nghỉ ngơi vì phải chăm sóc bé.

Lên kế hoạch chăm sóc con

Từ thời điểm này bạn đã có thể bắt đầu lên kế hoạch chăm sóc con yêu sau sinh như tìm nhà trẻ hoặc tìm người trông trẻ. Tùy vào khu vực bạn sinh sống, nhu cầu và mong muốn của bạn và gia đình mà bạn nên tìm hiểu từ sớm, so sánh ưu điểm giữa các phương án để có lựa chọn ưng ý nhất.

Chào mừng bạn đến tam cá nguyệt thứ hai. Đối với nhiều phụ nữ, đây có thể là giai đoạn thoải mái nhất trong hành trình mang thai.

Ở giai đoạn này bạn cần chuẩn bị:

  • Khám thai theo lịch hẹn: Bạn sẽ được làm siêu âm 3D, 4D để khảo sát hình thái thai nhi ở tuần 20 – 24, và làm xét nghiệm dung nạp đường ở tuần 24 – 28.
  • Dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, vitamin, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.
  • Thực hiện các bài tập thể dục cho mẹ bầu: Đây là cách tốt để bạn duy trì sức khỏe, sức đề kháng, duy trì mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Bạn nên tham gia các lớp yoga cho bà bầu, tập thể dục sàn chậu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đọc sách và cho bé nghe nhạc: Đây là cách thai giáo hữu hiệu nhất mà bạn nên áp dụng để giúp phát triển trí thông minh của bé.
  • Tiêm phòng trong thai kỳ: Bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng bệnh uốn ván, cúm, ho gà…

Thông báo với cấp trên chuyện bạn mang thai

Trong trường hợp áp lực công việc quá lớn, đòi hỏi di chuyển nhiều mà phụ nữ mang thai không thể đáp ứng được và hoàn thành tốt thì bạn nên thông báo với cấp trên để được chia sẻ bớt công việc, hoặc được giao đảm nhiệm các công việc phù hợp.

Đa số thai phụ chọn thời gian này để thông báo với cấp trên chuyện mình mang thai bởi nguy cơ sảy thai ở thời điểm này đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi cấp trên và đồng nghiệp biết bạn mang thai quá sớm, bạn có thể đợi thêm một thời gian nữa.

Sắm sửa quần áo mới

Một số thai phụ thích sự rộng rãi, thoải mái của trang phục bà bầu, một số khác lại né tránh cho đến khi không thể mặc vừa các bộ quần áo trước đây nữa.

Thông thường, ở lần mang thai đầu tiên, thai phụ thường bắt đầu mặc đồ bầu từ tháng thứ 5 trở đi. Tuy nhiên, đến lần mang thai thứ hai, nhiều thai phụ đã mặc đồ bầu ngay từ tháng đầu tiên vì sự thoải mái của trang phục. Thêm vào đó, kích thước bụng bầu của lần mang thai thứ hai sẽ lớn hơn so với lần mang thai đầu tiên.

Sắm sửa đồ đạc cho bé

Khi sang tam cá nguyệt thứ ba, hầu hết thai phụ sẽ mệt mỏi hơn khi chuẩn bị sinh con nên không có thời gian cho việc này. Do đó, việc bắt đầu sắm sửa tất cả đồ đạc, quần áo cho bé thường được bắt đầu từ tháng 6 thai kỳ trở đi hoặc sớm hơn.

Bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị tất cả đồ đạc cho bé ngay từ tháng thứ 6 của thai kỳ hoặc sớm hơn

Dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa

Sau khi sinh con, bạn sẽ trở nên rất bận rộn, khó có thể làm bất cứ việc gì khác. Do đó, bạn và gia đình nên thu xếp việc mọi việc cần làm ngay từ giai đoạn này như dọn dẹp nhà cửa, thu dọn những đồ đạc cũ không còn dùng đến; bố trí, thiết kế không gian nhỏ cho con yêu… Bạn chỉ nên đảm nhiệm những việc nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều công sức để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Đến tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể cảm nhận được bản thân đã bước vào cột mốc quan trọng – khoảng thời gian đếm ngược để chào đón con yêu chào đời. Lúc này, vợ chồng bạn cần chuẩn bị:

Khám thai theo lịch hẹn

Từ 36 – 37 tuần 6 ngày, bạn sẽ được làm các xét nghiệm tầm soát Liên cầu trùng nhóm B [GBS], và từ tuần 36 trở đi, thai nhi sẽ được đánh giá sức khỏe bằng biểu đồ NST, CTG.

Ở giai đoạn này bạn cần chú ý đếm cử động thai, điều này sẽ giúp theo dõi tốt sự hiện hữu của bé bên cạnh mẹ. Đồng thời, bạn cần tiếp tục thực hiện các bài tập thể dục vừa sức, ăn các thực phẩm đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm, vitamin, khoáng chất cho cả mẹ và bé.

Tham gia lớp học tiền sản

Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo các cặp đôi chưa có kinh nghiệm khi sinh con lần đầu nên tham gia lớp học tiền sản để được hướng dẫn kinh nghiệm nhận biết cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách hít thở, giảm đau khi chuyển dạ, cách để nhanh phục hồi sau sinh và những lưu ý để chăm sóc bé trong những ngày đầu tiên… Tốt nhất, người chồng cũng nên tham gia lớp học cùng vợ để có thể hiểu được những điều vợ sẽ trải qua.

Bạn có thể tham gia các lớp học tiền sản để được hướng dẫn kinh nghiệm chuẩn bị sinh và chăm sóc bé sau sinh

Suy nghĩ đặt tên cho con

Có nhiều cặp đôi đã bắt đầu thảo luận và thống nhất tên gọi cho con yêu ngay từ khi hẹn hò hoặc biết tin mang thai, tuy nhiên cũng có nhiều cặp đôi gần đến ngày sinh vẫn chưa biết nên quyết định đặt tên cho con là gì. Khi bước sang tam cá nguyệt thứ ba, vợ chồng bạn cần nghiêm túc hơn hoặc tham khảo gợi ý của ông bà để đặt cho con một cái tên đầy ý nghĩa.

Quyết định thời gian nghỉ để sinh con

Hầu hết thai phụ vẫn có thể làm việc đến cuối thai kỳ, tuy nhiên một số trường hợp thai phụ có vấn đề sức khỏe hoặc có nguy cơ sinh sớm cần quyết định thời gian nghỉ chờ sinh sớm hơn. Thai phụ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ, cân nhắc thời gian nghỉ thai sản để quyết định thời gian nghỉ sinh con hợp lý, chuẩn bị sức khỏe tốt để có cuộc “vượt cạn” an toàn, tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc con yêu chào đời.

Tận hưởng khoảnh khắc riêng của hai vợ chồng

Khi con yêu chào đời sẽ rất khó để có một cuộc hẹn hò riêng của hai người ở bên ngoài. Do đó, vợ chồng bạn nên tận dụng tối ưu khoảng thời gian này để hẹn hò thế giới riêng của hai người trước khi chào đón thành viên mới.

Tận hưởng không gian riêng của hai vợ chồng trước khi tất bật chăm con khi bé yêu chào đời

Chuẩn bị đồ đi sinh

Đồ dùng, vật dụng cho mẹ là một trong những món đồ vô cùng cần thiết cho hành trình đi sinh. Tuy nhiên, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều vì khi nhập viện bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn bộ quần áo chuyên dụng.

Tham khảo một số đồ đi sinh mẹ bầu cần chuẩn bị tại đây.

Đối với bé sơ sinh, trong khoảng thời gian lưu viện, bé sẽ được cung cấp quần áo đã được hấp vô trùng tại bệnh viện. Để đề phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị hoặc nôn trớ, bạn có thể chuẩn bị thêm một số quần áo cho bé.

Chuẩn bị tốt tâm lý để sinh con

Lo lắng và sợ sệt là tâm lý chung thường thấy ở hầu hết thai phụ trước khi sinh, đặc biệt là những thai phụ sinh con lần đầu. Một cuộc sinh nở có thể kéo dài từ 8 – 10 giờ đồng hồ. Khi cơn gò tử cung xuất hiện, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh, hít thở sâu mỗi khi thấy đau, tập trung suy nghĩ về những điều khác như chuyến du lịch, nấu nướng… để giúp bạn thư giãn và sinh con nhanh hơn.

Để cơ thể mẹ sớm hồi phục sau sinh và chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, việc chăm sóc giai đoạn hậu sản cần chú ý những vấn đề sau:

Đối với người mẹ

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ dần khôi phục lại những điều đã thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời tạo sữa để nuôi con. Do đó, mẹ cần được nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh tình trạng stress, trầm cảm sau sinh, cũng như có chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu thông qua sữa mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh tại BVĐK Tâm Anh được thiết kế khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé thông qua sữa mẹ

Đối với bé sơ sinh

Có thể nói việc chăm sóc bé sơ sinh là việc khó khăn nhất đối với nhiều ông bố bà mẹ, nhất là những cặp đôi sinh con đầu lòng. Bố mẹ cần chú ý đến giấc ngủ của bé, tuy nhiên, nếu bé ngủ quá nhiều [hơn 16 tiếng/ngày] cần liên hệ ngay với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng sơ sinh.

Bên cạnh đó, trong vòng 1 tuần sau sinh, một số bé sẽ có biểu hiện vàng da sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài bố mẹ hãy báo ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Với những cặp vợ chồng lần đầu sinh con, việc lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản, kết hợp Nhi sơ sinh, Tim mạch… đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp chăm sóc thai kỳ toàn diện để quá trình mang thai trở nên nhẹ nhàng, mẹ sinh con an toàn và thuận lợi, em bé phát triển khỏe mạnh.

Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; hệ thống cơ sở vật chất khang trang, máy móc, trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng khám, phòng sinh, phòng phẫu thuật, hậu phẫu được vô trùng tuyệt đối, đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé.

Khi chọn dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói, gói thai sản theo yêu cầu, gói sinh con trọn gói tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ và bé được chăm sóc chu đáo, toàn diện, đi sinh như đi nghỉ dưỡng tại khách sạn 5 sao. Chế độ ăn uống của mẹ được xây dựng khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp mẹ sớm hồi phục và có đủ sữa cho bé. Đội ngũ y tá, điều dưỡng túc trực 24/24 hỗ trợ mọi vấn đề của mẹ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Xem thêm:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng với những kinh nghiệm sinh con đầu lòng trên đây sẽ giúp vợ chồng bạn có thêm kiến thức và tự tin thực hiện thiên chức của mình, tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc trong hành trình chào đón thành viên mới đáng yêu đến với gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề