Ký hiệu kt là gì trong bản vẽ xây dựng năm 2024

Hình thể hiện bằng đồ thị, thường nằm trong một hệ tọa độ, thể hiện mối quan hệ giữa hai hệ thống biến số hoặc nhiều hơn.

Mặt cắt (cut/ sectional view)

Tiết diện được thể hiện phần bị cắt có đường bao quanh.

Chi tiết (detail)

Thể hiện dưới dạng bản vẽ một chi tiết cấu tạo hoặc một phần của chi tiết cấu tạo hoặc một tổ hợp, thường được vẽ với tỷ lệ lớn để cung cấp các thông tin cần thiết.

Sơ đồ (diagram)

Bản vẽ trong đó có các ký hiệu đồ họa được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các cấu kiện trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.

Mặt đứng (elevation)

Mặt nhìn trên một mặt phẳng vuông góc với mặt đất.

Chi tiết cấu tạo (item)

Cấu kiện, thành phần, bộ phận hoặc đặc trưng vật chất của một vật thể được thể hiện trên một bản vẽ.

Toán đồ (nomogram)

Biểu đồ từ đó có thể xác định các giá trị gần đúng của một hoặc nhiều biến số mà không cần phải tính toán.

Mặt bằng (plan)

Mặt nhìn hoặc mặt cắt trên một mặt phẳng nằm ngang, được nhìn từ trên xuống.

Tiết diện (section)

Thể hiện các đường viền của vật thể nằm trong một hoặc nhiều mặt phẳng cắt.

Phác thảo (sketch)

Bản vẽ sơ phác bằng tay mà không cần có tỷ lệ.

Bản vẽ kỹ thuật (technical drawing/ drawing)

Bản vẽ thể hiện các thông tin kỹ thuật ở dạng hình, tuân thủ các quy tắc đã thỏa thuận và phải theo tỷ lệ.

Mặt nhìn (view)

Phép chiếu thẳng góc thể hiện phần nhìn thấy được của vật thể và nếu cần có thể cả các nét khuất của vật thể đó.

Ký hiệu kt là gì trong bản vẽ xây dựng năm 2024

Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật theo TCVN 9256:2012? (Hình từ Internet)

Có các loại bản vẽ kỹ thuật nào?

Theo quy định tại Mục 3 TCVN 9256:2012, hiện nay có 20 loại bản vẽ kỹ thuật như sau:

- Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as- built drawing/ record drawing)

- Bản vẽ lắp ráp (assembly dwawing)

- Mặt bằng khu đất (block plan)

- Bản vẽ cấu kiện (component drawing)

- Bản vẽ nhóm cấu (component range drawing)

- Bản vẽ chi tiết (detail drawing)

- Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ (draft drawing/ preliminary drawing)

- Bản vẽ bố trí chung (general arrangement drawing)

- Bản vẽ tổ hợp chung (general assembly drawing)

- Bản vẽ lắp đặt (installation drawing)

- Bản vẽ giao diện (interface drawing)

- Danh mục chi tiết cấu tạo (item list)

- Bản vẽ mặt bằng (layout drawing)

- Bản vẽ gốc (original drawing)

- Bản vẽ đường bao (outline drawing)

- Bản vẽ từng bộ phận (part drawing)

- Bản vẽ bố trí bộ phận (partial arrangement drawing)

- Bản vẽ khuôn mẫu (pattern drawing)

- Bản vẽ chế tạo (production drawing)

- Bản vẽ tương đồng (tabular drawing)

- Mặt bằng khu đất xây dựng (site plan)

- Bản vẽ lắp ráp bổ sung (sub - assembly drawing)

Ký hiệu tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ theo TCVN 7286 : 2003 ký hiệu tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật được quy định như sau:

Ký hiệu đầy đủ gồm có chữ “TỈ LỆ” và tiếp sau đó là tỷ số, như sau:

- TỈ LỆ 1:1 cho tỉ lệ nguyên hình

- TỈ LỆ X:1 cho tỉ lệ phóng to.

- TỈ LỆ 1:X cho tỉ lệ thu nhỏ.

Để không gây ra hiểu nhầm, từ “TỈ LỆ” có thể không ghi

*Chú thích: tỉ lệ chọn một bản vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và mục đích của hình biểu diễn. Trong mọi trường hợp, tỉ lệ được chọn phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng và sáng sủa các thông tin mô tả. Tỷ lệ và kích thước của vật thể sẽ quyết định kích thước của bản vẽ.

Những chi tiết quá nhỏ, không thể ghi được đầy đủ kích thước ở hình biểu diễn chính, thì phải vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính theo kiểu hình chiếu riêng phần (hoặc hình cắt) theo một tỉ lệ lớn hơn.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật được thể hiện như sau:

- Tỷ lệ nguyên hình (Full scale): Tỷ lệ với tỷ số 1:1

- Tỷ lệ phóng to (Enlargement scale): Tỷ lệ với tỷ số lớn hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó tăng lên.

- Tỷ lệ thu nhỏ (Reduction scale): Tỷ lệ với tỷ số nhỏ hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là nhỏ hơn do tỷ số của nó giảm xuống.

Để biết cách đọc bản vẽ xây dựng, đầu tiên các bạn cần hiểu rõ thế nào là bản vẽ xây dựng? Bạn cũng cần nắm được các loại bản vẽ xây dựng phối hợp với nhau như thế nào trong một công trình. Bạn phải hiểu được khái niệm cơ bản về bản vẽ xây dựng để có thể đọc được bản vẽ xây dựng.

1. Thế nào là bản vẽ xây dựng?

➦ Là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng.

➦ Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.

VD: Xây dựng nhà cửa, cầu đường, bến cảng…

2. Ưu điểm khi sử dụng Bản vẽ xây dựng trong quá trình xây dựng?

➦ Thống nhất giữa người thiết kế và người thi công.

➦ Đảm bảo tính chính xác.

➦ Năng suất cao, giá thành hạ.

➦Diễn tả công trình tốt hơn là chỉ dùng lời lẽ mô tả.

3. Có những loại bản vẽ nào trong thiết kế công trình?

➦ Bản vẽ trình bày Mặt bằng tổng thể.

➦ Bản vẽ thể hiện Mặt bằng.

➦ Bản vẽ Mặt đứng.

➦ Bản vẽ Mặt cắt.

➦ Bản vẽ thể hiện chi tiết.

a. Bản vẽ Mặt bằng tổng thể

➦ Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.

➦ Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh.

➦ Sự quy hoạch của khu đất.

➦ Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.

b. Bản vẽ Mặt bằng

➦ Là hình cắt bằng của ngôi nhà.

➦ Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.

➦ Không biểu diễn phần khuất.

➦ Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang.

➦ Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.

➦ Có từng mặt cắt riêng từng tầng.

c. Bản vẽ mặt đứng

➦ Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.

➦ Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.

➦ Không thể hiện phần khuất.

➦ Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

Ví dụ như công trình sau, Mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình. Nhìn tổng thể theo góc độ thẳng đứng ta thấy được chiều cao, vật tư một cách chi tiết, cửa đi, cửa sổ, ban công, mái nhà. Tính thẩm mỹ của ngôi nhà qua cách bố trí cây xanh, bồn hoa, vị trí ốp gạch, hoa văn…

Ký hiệu kt là gì trong bản vẽ xây dựng năm 2024
Bảng vẽ mặt đứng một ngôi nhà

d. Bản vẽ Mặt cắt:

➦ Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà;

➦ Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà;

➦ Kích thước của cửa đi, cửa sổ;

➦ Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng;

➦ Kích thước của các tầng.

Bản vẽ mặt cắt có thể là bản vẽ cắt ngang nhà (tưởng tượng 1 mặt cắt ở tầm cao 1,2-1,5m). Khi cắt nhấc phần trên ra, bạn nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất).

Bản vẽ mặt cắt có thể cắt dích dắc qua các vị trí cần trình bày.

Có thể là cắt theo chiều bổ dọc nhà. Mặt cắt này thể hiện được không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng. Như ví dụ bản vẽ dưới đây.

Ký hiệu kt là gì trong bản vẽ xây dựng năm 2024

e. Bản vẽ chi tiết:

Trích một chi tiết nào đó của công trình để vẽ phóng to hoặc trình bày rõ chi tiết đó hơn để có thể thi công.

Ngôn ngữ bản vẽ là loại ngôn ngữ thiết kế được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết kiến trúc sư trên thế giới đều hiểu ý nghĩa của bản vẽ như nhau. Vì vậy, tôi xin nói ngắn gọn và tóm lược ý chính cũng như những ký hiệu trên bản vẽ để gia chủ có thể hiểu được.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ làm việc và trình bày với chủ nhà các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng xây dựng nhà:

f. Bản vẽ mặt bằng các tầng

Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng (phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó). Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Ví dụ, mặt bằng tầng trệt là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng trệt của ngôi nhà. Nét vẽ dày là thể hiện tường, nét mỏng tùy theo cách vẽ thể hiện cho cầu thang lên, bậc tam cấp hoặc cửa, hình tròn có kí hiệu số bên trong là các trục, hình vuông nhỏ đi chung với nét tường là thể hiện các cột.

Ký hiệu kt là gì trong bản vẽ xây dựng năm 2024
Cách đọc bản vẽ xây dựng: Bản vẽ mặt bằng tầng trệt 1 ngôi nhà

Hi vọng với những ví dụ và hình minh họa trên phần nào sẽ giúp bạn cách đọc bản vẽ xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng mà bạn tham gia.