Khoản chi cho người già chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hạch toán chi phúc lợi của doanh nghiệp.

Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định về thuế quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế”.

Điểm c Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định như sau:

“c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:

Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi; Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi; Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi; Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nêu trên quy định như sau:

“4. Quỹ phúc lợi được dùng để:

  1. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.
  1. Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.
  1. Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
  1. Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.”

Tại Điều 8 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính, phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước quy định như sau:

“Điều 8. Về tiền thưởng, phúc lợi

Căn cứ vào lợi nhuận hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty, công ty xác định tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và người quản lý công ty như sau:

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch thì được trích thêm quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 20% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện”.

Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước trong năm có các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phúc lợi theo quy định thì cần đảm bảo nguyên tắc một khoản chi phúc lợi không hạch toán trùng từ hai nguồn (tính vào chi phí và nguồn quỹ phúc lợi).

Mà mức trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số trợ cấp tương ứng. Trong đó mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng, còn hệ số trợ cấp sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng năm 2023 cụ thể như sau:

(i) Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

- 900.000 đồng đối với trường hợp dưới 4 tuổi;

- 540.000 đồng/tháng đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

(ii) 540.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

(iii) Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

- 900.000 đồng/tháng đối với đối tượng dưới 4 tuổi;

- 720.000 đồng/tháng đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

(iv) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP: 360.000 đồng/tháng đối với mỗi một con đang nuôi.

(v) Đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

- 540.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- 720.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên;

- 360.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại các Điểm b và c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

- 1.080.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

(vi) Đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

- 720.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 540.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng;

- 720.000 đồng/tháng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

(vii) 540.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Khoản chi cho người già chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng năm 2023 (Hình từ internet)

Lưu ý:

- Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

- Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định nêu trên;

+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
  1. Mồ côi cả cha và mẹ;
  1. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
  1. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

  1. Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
  1. Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  1. Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  1. Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  1. Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  1. Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

  1. Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
  1. Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
  1. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  1. Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mức trợ cấp người khuyết tật năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ nội dung nêu trên, thì mức trợ cấp người khuyết tật năm 2023 cụ thể như sau:

- 720.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 540.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng;

- 720.000 đồng/tháng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Lưu ý: Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định mức trợ cấp cao hơn cho người khuyết tật tại địa phương mình.

Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ nội dung nêu trên, thì mức trợ cấp người cao tuổi năm 2023 cụ thể như sau:

- 540.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- 720.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên;

- 360.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại các Điểm b và c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

- 1.080.000 đồng/tháng đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định mức trợ cấp cao hơn cho người cao tuổi tại địa phương mình.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Người già bao nhiêu tuổi được miễn phí bảo hiểm y tế?

hiểm xã hội hằng tháng thì được Ngân sách nhà nước mua và cấp thẻ BHYT. được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi.

Người già 80 tuổi được hưởng trợ cấp bao nhiêu?

Hiện nay, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người không hưởng lương hưu từ đủ 80 tuổi trở lên là 360.000 đồng/tháng.

Công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên bao nhiêu phần trăm?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với người lao động và người sử dụng lao động là người Việt Nam tổng bằng 32,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5%.