Khai hộ có nghĩa là gì

Tôi đọc luật thấy có khái niệm nơi “cư trú”, “thường trú” và “tạm trú”. Vậy cho tôi hỏi các khái niệm này khác nhau như thế nào?

Trả lời

Nơi cư trú là gì?

Theo giải thích từ ngữ tại điều 2 luật cư trú 2020 giải thích nơi cư trú của công dân như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã [sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã].


5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Điều 11 luật cư trú 2020 quy định cụ thể vấn đề nơi cư trú của công dân

Điều 11. Nơi cư trú của công dân1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Theo điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định cụ thể như sau:

Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Theo đó, có thê hiểu nơi cư trú là nơi cá nhân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện [nếu không có đơn vị cấp xã]. Tại thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xác nhận nơi cư trú như sau:

Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản [có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] hoặc văn bản điện tử [có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] theo yêu cầu của công dân.

4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.

Thường trú, tạm trú là gì?

Theo giải thích tại luật cư trú 2020 nơi thường trú tạm trú được hiểu như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;


9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Cần phân biệt rõ nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại theo quy định trên. Về định nghĩa nơi cư trú có thể hiểu nơi cư trú và nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi ở hiện tại của cá nhân

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú

Ngoài ra luật cư trú cũng quy định tại điều 19 như sau:

Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy đối với các trường hợp khởi kiện, khi xác định thẩm quyền tòa án nơi bị đơn cư trú hoàn toàn có thể lựa chọn nơi bị đơn “thường trú” hoặc “tạm trú”. Ngoài ra nếu xác định nơi cư trú là nơi tạm trú để nộp đơn khởi kiện theo quy định:”Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.” nên trong hồ sơ khởi kiện cần xin thêm xác nhận Công an địa phương.

Bài viết liên quan

Khái niệm hộ khẩu thường trú là gì được giải thích như sau:

Hộ khẩu thường trú hay gọi tắt là sổ hộ khẩu là loại sổ do các cơ quan công an cấp cho các hộ gia đình, nhằm ghi nhận những thông tin chính xác về các thành viên trong gia đình. Sổ hộ khẩu ghi đầy đủ các thông tin cơ của mỗi cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký thường trú,... Đặc biệt hơn, sổ hộ khẩu rất quan bởi nó có liên quan đến nhiều quyền lợi cơ bản của công dân như: về ruộng đất, nhà ở, học tập của con em,... 

Trong sổ hộ khẩu có 1 cá nhân làm chủ hộ, có trách nhiệm quản lý gia đình. Con cái ra đời sau khi lập sổ hộ khẩu sẽ được nhập khẩu và ghi tên vào sổ hộ khẩu của gia đình. Mỗi gia đình được cấp 1 cuốn sổ hộ khẩu. Nếu không may bị mất, chủ hộ cần đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại.

>> Bài viết tham khảo: Những thông tin quan trọng về sổ đỏ

Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào

Luật Cư trú 2020 quy định cụ thể về điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú như sau:

  • Những công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình tại địa điểm muốn đăng ký thường trú.
  • Trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình phải được sự đồng ý của chủ hộ hay chủ sở hữu chỗ ở đồng ý thì được đăng ký thường trú.
  • Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động nếu công dân đăng ký thường trú là chủ nhân phương tiện hoặc được chủ nhân phương tiện đồng ý; phương tiện đã được đăng ký đăng kiểm tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng phải đảm bảo các điều kiện sau:
  1. Người đăng ký thường trú là người đại diện cho cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
  2. Người đăng ký thường trú được cơ quan quản lý hoặc người đại diện của cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú.

Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký thường trú, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Hồ sơ cụ thể bao gồm: 

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu; 
  • Bản khai nhân khẩu theo mẫu; 
  • Giấy chuyển hộ khẩu, đối với trường hợp có yêu cầu phải cấp giấy chuyển khẩu; 
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp;

Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo mục trên
  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đăng ký hộ khẩu thường trú nộp hồ sơ trực tiếp đến Công an xã, phường hoặc thị trấn nơi mình sinh sống. Trong trường hợp nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ sẽ nộp tại Công an cấp huyện.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có thiếu sót gì, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho người đăng ký thường trú bổ sung những giấy tờ còn thiếu. Sau đó, cơ quan đấy cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.

Người đăng ký thường trú sẽ có nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.

Cá nhân sẽ nhận được kết quả chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký.

Những lưu ý khi đăng ký hộ khẩu thường trú

Điều 24 Luật cư trú 2020 đã quy định 09 trường hợp công dân bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:

Người đăng ký thường trú đã chết hay có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích. Ngoài ra, trường hợp một người ra nước ngoài để định cư đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú theo quy định. Bên cạnh đó, nếu người đó vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng thì bị xóa đăng ký thường trú.

Từ ngày 01/7/2020 nhà nước đã bổ sung thêm nhiều trường hợp công dân, bị hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú như: Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; địa điểm khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Ngoài ra người trong cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam cũng sẽ bị hạn chế.

Kết:

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cơ bản xoay quanh câu hỏi “Hộ khẩu thường trú là gì?”. Để tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan, mời Quý khách hàng truy cập chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề