Tại sao cần khuyến khích người dân, doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đề nghị các tổ chức phát hành thẻ [TCPHT] và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, tập trung, thực hiện có hiệu quả nội dung liên quan đến phát hành thẻ nội địa - Ảnh:VGP.

Đây là ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng tại Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa Việt Nam" do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam [NAPAS] tổ chức ngày 11/3 tại Hà Nội [được truyền trực tiếp trên fanpage của Báo điện tử Chính phủ].

Chính sách khuyến khích phát triển thẻ tín dụng an toàn

Nhấn mạnh vai trò của thẻ tín dụng, lãnh đạo NHNN cho rằng: thẻ tín dụng, trong đó có thẻ tín dụng nội địa góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phổ cập tài chính toàn diện và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Trong thời gian tới, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đề nghị các tổ chức phát hành thẻ [TCPHT] và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả nội dung liên quan đến phát hành thẻ nội địa.

Một là, đẩy mạnh công tác truyền thông rộng rãi cho các khách hàng về thông tin, quy trình phát hành của các dòng thẻ tín dụng nội địa. Xây dựng và triển khai chính sách phí phù hợp với điều kiện phát triển thẻ tín dụng nội địa.

Hai là, tích cực triển khai các sản phẩm thẻ, dịch vụ ngân hàng theo hướng số hoá các sản phẩm thẻ, tự động hoá các quy trình.

Ba là, mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ liên thông vào tất cả dịch vụ, lĩnh vực trong nền kinh tế. Cuối cùng, tiếp tục nghiên cứu thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thẻ tín dụng tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn liền với chính sách toàn diện tài chính quốc gia, tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thể trong xã hội tiếp cận, hưởng tiện ích của dịch vụ ngân hàng hiện đại, đảm bảo phát triển cân bằng, hài hoà trong nền kinh tế, toàn quốc gia và lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh phát triển thẻ tín dụng, ông Phạm Tiến Dũng yêu cầu các đơn vị phát hành thẻ và NAPAS chú ý đến bảo đảm an ninh, an toàn trong hệ thống thẻ nói chung và hệ thống thẻ nội địa nói riêng.

"Phải bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dùng trong sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt", lãnh đạo NHNN nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề được nhiều người quan tâm liên quan đến bảo mật, ông Lê Thanh Hà, Trưởng tiểu ban Rủi ro [Hội Thẻ Việt Nam] nêu một số khuyến nghị với người dùng thẻ: khách hàng không đưa thẻ của mình cho bất cứ người nào khác, trừ nhân viên của ngân hàng hoặc các nhân viên thu ngân của đơn vị chấp nhận thanh toán được chỉ định để làm việc với khách hàng. Khi thu ngân thực hiện giao dịch phải trong tầm quan sát của khách hàng. Đối với nhân viên ngân hàng, khách hàng chỉ nên đưa thẻ cho nhân viên của ngân hàng khi thực hiện các giao dịch/thủ tục tại các điểm giao dịch của ngân hàng, không đưa thẻ ở các địa điểm bên ngoài điểm giao dịch của ngân hàng.

Khách hàng nên chủ động quản trị rủi ro thẻ thông qua các công cụ mà ngân hàng cung cấp. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng các công cụ để khách hàng có thể chủ động quản trị thẻ thông qua các ứng dụng hoặc các trang web.

Theo đó, khách hàng có thể chủ động tạm thời đóng/mở thẻ, đóng/mở chức năng thanh toán trực tuyến. Khi khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng nên tạm thời khóa thẻ, trường hợp khách hàng mở ra chi tiêu thì nên đóng lại ngay sau khi hoàn tất giao dịch; khách hàng cũng đồng thời có thể cài đặt các hạn mức thanh toán [số tiền giao dịch/lần/ngày],

Trưởng tiểu ban Rủi ro, Hội Thẻ Việt Nam cảnh báo khách hàng không nên cung cấp các thông tin như thông tin thẻ [số thẻ, ngày hết hạn, họ tên trên thẻ,…], thông tin cá nhân [số CMND/CCCD], mã OTP, …để tránh các trường hợp giả mạo.

Thị trường có nhiều tiềm năng phát triển

Theo các chuyên gia, đến nay Việt Nam chỉ có 6,5 triệu thẻ tín dụng so với dân số gần 100 triệu dân thì còn rất nhỏ. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm 2021 đạt khoảng 220 nghìn tỉ đồng. Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới các ngành, các quy trình phát hành thẻ tín dụng đang được các ngân hàng chú trọng thay đổi theo hướng số hóa thông qua phương thức xác thực khách hàng số [eKYC] và cấp hạn mức trước cho các khách hàng sử dụng thường xuyên các dịch vụ của ngân hàng [Pre-approval Limit]…

Theo các chuyên gia, đến nay Việt Nam chỉ có 6,5 triệu thẻ tín dụng so với dân số gần 100 triệu dân - Ảnh: VGP

Theo Báo cáo nghiên cứu Hành vi & thói quen sử dụng sản phẩm ngân hàng [Banking Product U&A Report] năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Mibrand dựa trên khảo sát 600 người tiêu dùng tại Hà Nội & TP.HCM, số lượng người đang có nhu cầu và cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai chiếm khá cao [34%]. Đặc biệt, thẻ tín dụng đang là một công cụ thanh toán không thể thiếu trong tương lai nhờ những chính sách cho việc mở thẻ ngày càng trở nên dễ dàng, thuận tiện và khách hàng ngày càng được hưởng nhiều ưu đãi khi thanh toán.

Về xu hướng thanh toán thẻ tín dụng trên toàn cầu, ông Nguyễn Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho biết: trong 2 đến 3 năm gần đây, ngân hàng đã thay đổi rất nhanh từ quy trình truyền thống sang công nghệ cùng nhiều sản phẩm phi truyền thống để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ông Minh lấy ví dụ về hồ sơ tín dụng, nếu trước đây khách hàng được đánh giá qua hồ sơ tín dụng rất truyền thống thì hiện nay đã sử dụng chấm điểm tín dụng, không cần dựa trên lịch sử tiêu dùng của khách mà có thể theo những thông tin liên quan.

Một xu hướng khác nổi lên hiện nay là thanh toán mua trước, trả sau [Buy Now Pay Later]; Tokenization và nâng cao an toàn bảo mật trong thanh toán. Cuối cùng là eKYC và đồng nhất trải nghiệm của khách hàng.

"Thẻ tín dụng nội địa NAPAS là sản phẩm giúp hoàn thiện hệ sinh thái thẻ chip nội địa theo định hướng của NHNN góp phần đẩy lùi tín dụng đen, góp phần vào thành công của định hướng Xã hội không dùng tiền mặt của Việt Nam", Phó Tổng giám đốc NAPAS nói.

Anh Minh


TT - "Mua nhà, đất, ôtô: Trả tiền mặt không được sang tên" - quy định tại dự thảo nghị định về thanh toán dùng tiền mặt thay thế nghị định 161 [năm 2006] đang được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến được 119 bạn đọc quan tâm bình luận.

Nhiều bạn đọc cho rằng chỉ nên khuyến khích người dân thanh toán qua ngân hàng, không nên bắt buộc bằng quy định "Trả tiền mặt không được sang tên" vì như vậy là trái với Luật dân sự.

Bạn đọc có địa chỉ email caunhan99@... cho rằng chủ trương thanh toán qua ngân hàng là đúng nhưng bắt buộc thì chưa phù hợp. "Hiện nay hê thống ngân hàng nghiệp vụ chưa cao. Hãy làm thế nào để người dân thấy được tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng thì tự dưng người ta tìm đến chứ đừng áp đặt" - caunhan99@... viết.

Ðồng tình với ý kiến này, bạn đọc baocongtran@... đề nghị: "Muốn tất cả giao dịch thông qua ngân hàng thì phải xét lại tiện ích của ngân hàng hiện nay như thế nào, phí chuyển khoản và các khoản liên quan ra sao. Nếu những thứ ấy chưa đồng bộ và tương xứng với khối lượng giao dịch khổng lồ trong tương lai thì quy định kiểu áp đặt sẽ làm khổ người dân".

Nhiều bạn đọc cho rằng phí chuyển khoản cao, không phù hợp là rào cản khiến ngân hàng chưa thân thiện và nhiều người ngại thanh toán qua ngân hàng. Bạn đọc phongnguettito@... nêu ra trường hợp của mình để dẫn chứng cho nhận định này. "Cách đây mấy năm, tôi có bán một miếng đất ở Q.2 [TP.HCM]. Theo thỏa thuận, người mua phải chuyển cho vợ chồng tôi đợt một là 2 tỉ đồng. Khi làm thủ tục, ngân hàng bên người mua yêu cầu chúng tôi thanh toán phí khi chuyển khoản cho số tiền trên là gần 2 triệu đồng. Không muốn tốn khoản tiền này, chúng tôi quyết định rút 2 tỉ tiền mặt leo lên taxi chạy đến chi nhánh ACB gần nhất [ngân hàng bên tôi] gửi vào. Phí tổn cho cuốc taxi chưa đến 100.000 đồng. Các bạn nghĩ sao với tình huống này? Tôi không phản đối khi Nhà nước ra nghị định nhằm đối phó với các hình thức lách luật, trốn thuế hay rửa tiền, nhưng với mức phí chuyển khoản cao như vậy liệu khách hàng có muốn thanh toán qua ngân hàng?" - phongnguettito@... đặt vấn đề.

Bạn đọc có địa chỉ email ccvhaiha@... ủng hộ việc thanh toán qua ngân hàng khi mua bán tài sản có giá trị lớn, nhưng đề nghị không nên dùng ngân hàng làm rào cản kinh tế. Theo ccvhaiha@..., kênh ngân hàng phải là kênh hỗ trợ chứ không nên là rào cản, vì nếu ngân hàng là rào cản thì khi người dân "phá rào" bằng cách chỉ thanh toán một phần qua ngân hàng, còn lại thanh toán bằng tiền mặt thì Nhà nước cũng không quản được. Khi ấy lại phát sinh thêm nhiều vấn đề về pháp luật dẫn đến tranh chấp phức tạp...Ngoài ra, ccvhaiha@... cũng lưu ý lâu nay khi mua bán nhà, dân mình thường thỏa thuận bên mua chưa thanh toán hết, mà chừa lại một số tiền chờ bên bán làm xong thủ tục sang tên, trước bạ mới trả. Như vậy làm gì có chứng từ thể hiện đủ số tiền mua bán nhà để xuất trình trước khi làm thủ tục trước bạ như dự thảo nghị định quy định?" - ccvhaiha@... lưu ý.

* Tuần qua, trong tổng số 3.689 email của bạn đọc gửi về tòa soạn phản hồi các tin, bài trên Tuổi Trẻ, bạn đọc đặc biệt quan tâm đến thông tin Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế [236 ý kiến]. Ngoài ra, bạn đọc còn dành nhiều phản hồi cho các tin bài: "Khi ông chủ tịch sửa sai" [168 ý kiến]; "Giá bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh: 37,5 triệu USD" [166 ý kiến]; "Cuớp không tha người khuyết tật" [56 ý kiến]; "Ngồi trên trời mà làm chính sách" [51 ý kiến]; "Cưỡng chế sai: huyện đền 616 triệu đồng, dân đòi 46,6 tỉ đồng" [48 ý kiến]...

TÒA SOẠN

Ông LÃ ANH DŨNG [Công ty ôtô Dũng Huế, Cầu Giấy, Hà Nội]:

Thanh toán qua ngân hàng nhiều khi bị chậm

Theo tôi, việc thanh toán qua ngân hàng tránh được nhiều rủi ro, nhưng ngoài việc mất phí chuyển khoản mà không ít người e ngại, việc thanh toán qua ngân hàng nhiều khi chậm hơn so với trả tiền mặt trực tiếp. Nếu khách mua xe chuyển tiền từ 16g chiều hôm trước thì chắc chắn sớm nhất 8g sáng hôm sau người bán mới nhận được tiền. Trong khi đó, chừng nào tài khoản của doanh nghiệp báo đã nhận được tiền thì lúc đó mới có thể giao xe cho khách. Việc chậm trễ này khiến khách hàng thắc mắc.

Ông VŨ ĐÌNH ÁNH [chuyên gia kinh tế]:

Phải quy định mức phí chuyển khoản rất thấp...

Theo tôi, muốn thực hiện quy định này, cơ quan quản lý cần phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao dịch không dùng tiền mặt. Đơn cử như phí chuyển tiền, Ngân hàng Nhà nước cần quy định tỉ lệ rất thấp so với giá trị giao dịch để người dân không e ngại.

Ngoài ra, bằng dự thảo nghị định này, tôi có cảm nhận Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đặt vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giám sát giao dịch tài chính có giá trị lớn để chống trốn thuế, tham nhũng..., chứ chưa làm cho người dân thấy lợi ích của họ trong việc thanh toán không dùng tiền mặt như tránh rủi ro, tranh chấp...

LÊ THANH ghi

Video liên quan

Chủ Đề