Ems trong sản xuất là gì

Chuỗi cung ứng của ngành CNTT thường được đặc trưng bởi mức độ gia công và thuê ngoài rất cao. Điểm bắt đầu tự nhiên của chuỗi cung ứng ngành CNTT cũng bắt đầu từ vật tư, nguyên liệu, sau đó đi đến các công đoạn làm gia công [Contract manufacturer - CM] và các nhà sản xuất thiết kế gốc [Original design manufacturer - ODM], tiếp theo đó các công đoạn sản xuất thiết bị gốc [Original equipment manufacturer - OEM], tiếp theo là các công ty có thương hiệu, rồi sang kênh phân phối qua các khách hàng cấp 1,2,3,..n, rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi một ngành có thể có nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau. Mỗi một chuỗi toàn cầu bao gồm nhiều công ty thành viên tham gia cung ứng cho nhau. Một công ty có thể đồng thời tham gia nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nghĩa là doanh nghiệp trở thành thành viên của chuỗi, quốc gia có doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào chuỗi.

Quá trình tham gia chuỗi cung ứng trong ngành CNTT có thể diễn tả như sau:

Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành CNTT

Các chủ thể chính tham gia chuỗi cung ứng ngành CNTT:CM [viết tắt của Contract manufacturer] là những nhà sản xuất chuyên làm gia công cho nhà sản xuất khác mà các sản phẩm đầu vào và thiết kế cũng như đầu ra do người đặt hàng đảm nhiệm. Trong ngành điện tử, các nhà sản xuất gia công này được gọi là ECM [viết tắt của Electronic contract manufacturer].

        EMS [viết tắt của Electronic manufacturing services, trực dịch là dịch vụ chế tạo điện tử] là những nhà sản xuất chuyên làm dịch vụ sản xuất các linh kiện điện tử để cung cấp cho các OEM ngành điện tử. Những EMS hàng đầu là Foxconn, Flextronics, Jabil Circuit, v.v...

        ODM [viết tắt của Original design manufacturer, trực dịch là nhà thiết kế - sản xuất gốc] là những nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng. Họ là nhà thiết kế và sản xuất ra nguyên mẫu một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác rồi gắn nhãn hiệu của hãng khác đó mà tiêu thụ. ODM tự thiết kế và thường đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế của mình. Họ cũng có thể thuê các nhà thiết kế khác thiết kế các chi tiết nhỏ nằm trong thiết kế chung của họ.

        OEM [viết tắt của Original equipment manufacturer, trực dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc] có nghĩa nguyên thủy là những nhà sản xuất ra các cụm bộ phận phụ trợ, hoặc là nhà sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhưng gắn mác của doanh nghiệp khác. Thuật ngũ OEM ra đời ở Hoa Kỳ hồi thập niên 1950 khi các công ty điện tử của Mỹ thuê các nhà sản xuất Đông Á cung cấp các cụm linh kiện cho mình. Trong các hợp đồng cung ứng, OEM được các OBM yêu cầu cung cấp sản phẩm cho bên đặt hàng chính xác theo các yêu cầu. Đến lượt OEM lại thuê ODM thiết kế và sản xuất nguyên mẫu cho mình, rồi thuê các ESM, ECM, CM sản xuất cho mình các linh kiện, phụ liệu, cụm bộ phận hỗ trợ theo nguyên mẫu.

Ví dụ, các thiết bị di động mác Nexus của Google thực ra do HTC [đối với Nexus One], Samsung [đối với Nexus S, Galaxy Nexus và Nexus 10], LG [đối với Nexus 4 và Nexus 5], Asus [đối với Nexus 7] sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra Nexus, thì HTC, Samsung, LG, Asus là các OEM.

Ví dụ khác, các thiết bị di động iPhone và iPad của Apple Inc. có màn hình do Samsung [đối với iPad mini], LG [đối với iPhone 5 và iPad 3], Foxconn [đối với iPhone 5S], chíp do Samsung sản xuất [dòng chíp A]. Các linh kiện này được Apple Inc. đặt hàng và được giao cho các OEM để lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra iPhone và iPad, Samsung, LG, Foxconn là các OEM.

Nếu bộ phận nghiên cứu và phát triển của A đã hoàn thiện, họ sẽ nghiên cứu, thiết kế ra sản phẩm sau đó chuyển đến đối tác OEM [Original Equipment Manufacturer] để sản xuất. OEM thường chỉ đóng vai trò sản xuất thuần túy, họ có thể can thiệp vào mọi thứ trong việc sản xuất nhưng không can thiệp vào sản phẩm. Mọi quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu sản phẩm đều thuộc về A. Lấy Apple làm thí dụ. Apple thiết kế ra các sản phẩm của họ, cụ thể nhất là iPhone, tuy nhiên Apple vẫn outsource quá trình sản xuất iPhone ra cho những nhà cung cấp giải pháp OEM. Cách làm này là bắt buộc để cân đối chi phí khi sản xuất trên quy mô lớn. Apple chỉ cần trả tiền cho những công ty khác để giúp họ xử lý các chi phí mặt bằng, nhà máy, vận hành nhà máy, mua và triển khai các thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm thử, chi phí thuê và huấn luyện nhân công trong nhà máy vốn không thuộc về Apple, rồi trả tiền cho quản lý nhà cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng… Chi phí cho toàn bộ các việc này vẫn rẻ hơn so với việc Apple tự làm tất cả mọi thứ 100% bởi họ không cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như nhiều chi phí khác. Tất nhiên, Apple vẫn cử rất nhiều nhân viên của họ tới để giám sát việc làm của đối tác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như các yếu tố khác. Trong trường hợp của Apple, họ thuê Foxconn sản xuất và do đó, Foxconn mới thật sự là OEM và vai trò của Apple sẽ là IDH [là gì thì xem bên dưới].

Trong trường hợp bộ phận nghiên cứu của A đã hoàn thiện, họ có thể có thêm một số nhóm quản lý sản xuất nội bộ, A có thể thuê các EMS [Electronic Manufacturing Service] để sản xuất cho mình. EMS lúc này đóng vai trò gần như OEM, tức sản xuất đơn thuần nhưng không được phép can thiệp, thay đổi mô hình sản xuất mà A đưa ra. Đây chính là mô hình mà Apple đang làm với Foxconn để chế tạo iPhone.

Nếu bộ phận nghiên cứu phát triển của A chưa đầy đủ, họ chỉ hoàn thành được một phần việc công việc, A có thể làm việc với những IDH [Independent Design House] để trợ giúp họ trong quá trình thiết kế sản phẩm ban đầu, có thể là thiết kế kiểu dáng, khung cơ khí hay kể cả các vi mạch bên trong. Về mặt bản chất, IDH chính là các công ty thiết kế chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm và thường hoạt động trong những lĩnh vực rất hẹp, họ sẽ có kinh nghiệm nhiều nhất trong ngành. Tùy vào thỏa thuận giữa hai bên mà IDH có thể hợp tác với một công ty khác để sử dụng chung một thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí.

Không chỉ các công ty mới mà những tập đoàn lớn cũng liên tục làm việc với IDH để phát triển sản phẩm. Lấy ví dụ Xiaomi, Samsung hay Huawei, cả 3 tập đoàn sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này đều liên tục hợp tác với các IDH nhằm rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm và tăng số lượng thiết bị cần ra mắt. Bản thân Samsung có hàng chục ngàn kỹ sư trên toàn cầu nhưng vẫn hợp tác với các IDH khác nhau trong những dự án lớn của họ.

Nếu A chỉ có bộ phận kinh doanh, họ sẽ tìm đến một loạt sản phẩm có sẵn trên thị trường, chỉnh sửa lại một chút. Đây là tùy chọn hợp tác với mô hình ODM [Original Design Manufacturer]. ODM sẽ đóng nghiên cứu, thiết kế + sản xuất [IDH + OEM]. ODM thường sẽ nghiên cứu một số sản phẩm mẫu sẵn để A lựa chọn, A gần như chỉ cần tùy chỉnh nhẹ và đóng logo để đưa ra thị trường. Thông thường thì các quyền sở hữu sản phẩm, thiết kế, trí tuệ đều thuộc về ODM, A chỉ nắm quyền sở hữu thương mại. Đây là hình thức kinh doanh căn bản nhất, không phải đầu tư quá nhiều.

Theo ý kiến của những người trong ngành lẫn những số liệu được cộng bố trước giờ, Wingtech là công ty uy tín bậc nhất, họ là ODM/IDH lớn nhất thế giới với 25% thị phần, sản xuất hàng loạt các mẫu điện thoại cho Samsung như Galaxy A6, Xiaomi với dòng sản phẩm Redmi, Oppo A3s hay Huawei Y6… Bản thân nhà máy của Wingtech đã xuất ra 90 triệu smartphone chỉ trong năm 2018, có tổng cộng 15.000 ngàn nhân viên và doanh thu khoảng 3 tỷ đô la Mỹ cũng trong năm này. Vừa qua, Wingtech đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ để mua lại Nexperia, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 1.5 tỷ đô la Mỹ.

Nếu chỉ tính riêng việc thiết kế, tư vấn, giúp đỡ các công ty khác phát triển sản phẩm thì Wingtech chiếm hơn 50% thị trường IDH điện thoại trên phạm vi toàn cầu.

Video liên quan

Chủ Đề