Kéo xoăn tay là gì

 Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác năm 1858, khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng cuộc sống mới. Nhà thơ Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ gồm 7 khổ, miêu tả cảnh ra khơi đánh cá của đoàn thuyền từ hoàng hôn tới bình minh.

- Hai đoạn thơ được trích là hai khổ thơ cuối bài, miêu tả cảnh đòan thuyền đánh cá khi bình minh đến, đoàn thuyền trở về.

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Đoạn thơ nói về cảnh kéo lưới một đêm trăng trên vịnh Hạ Long.

Lúc sao mờ là lúc đêm sắp tàn, trời sắp sáng. Các bạn chài nhìn sao rồi hối hả giục nhau: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”. Chữ “kịp” nói lên sự hối hả, khẩn trương. Phải kéo lưới để trở về bến đem cá bán phiên chợ mai, cho cá được tươi ngon, được giá

Câu thơ thứ hai có hai hình ảnh rất gợi cảm. Hình ảnh thứ nhất: "Ta kéo xoăn tay". Chữ “xoăn tay” gợi tả những cánh tay rắn chắc, dẻo dai của những chàng trai làng chài như xoắn lại, như căng lên lúc kéo lưới. Một vẻ đẹp trẻ tráng trong lao động rất đáng yêu. Hình ảnh thứ hai: “chùm cá nặng” là một hình ảnh so sánh rất sáng tạo. Cá mắc vào lưới rất nhiều, treo lủng lẳng như những chùm trái cây trĩu cành, phải kéo rất “nặng” tay. Câu thơ "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” nói lên một chuyến ra khơi may mắn, đánh bắt được nhiều cá. Lao động thực sự là nguồn sống đem lại hạnh phúc cuộc đời.

Câu thơ thứ ba là một bức tranh cá có đường nét, màu sắc tráng lệ. Cá chất đầy khoang thuyền, cá tươi roi rói. “Váy bạc đuôi vàng" của cá “lóe” lên dưới ánh hồng rạng đông. Nghệ thuật phối sắc của Huy Cận thật tài ba thần tình. Ông đã viết nên câu thơ có hình ảnh đẹp đầy ánh sáng.

Sau cảnh kéo lưới là cảnh chuẩn bị trở về bến. Những chàng trai làng chài hối hả xếp lưới, kéo buồm lên. Cánh buồm, con thuyền tràn ngập ánh hồng bình minh. Con thuyền và cánh buồm chớ đầy niềm vui sau một chuyến ra khơi đánh cá gặp nhiều may mắn.

Có thể nói khổ thơ này đã thể hiện khá hay một nét đẹp về cuộc sống và sinh hoạt của bà con dân chài trên vùng biển quê hương. Cảnh kéo lưới là một nét vui của bài ca lao dộng, bài ca cuộc đời. Cảm hứng lãng mạn thấm đẫm vần thơ “Đoàn thuyền đánh cá"

Em hiểu 2 câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng... rạng đông” như thế nào?

Các câu hỏi tương tự

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

[Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch]

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh [ chị ] suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trước sự chứng kiến của mọi người. a] Công chúng đó bao gồm những ai? A. Anh em, bạn hữu của Ra – ma.  B. Đội quân của nhà khỉ Va – na – ra  C. Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc- sa- xa  D. Tất cả những đối tượng trên. 

b] Hoàn cảnh ấy tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta? [Phân tích những câu thơ cho thấy ý thức của Ra – ma, Xi – ta về tình thế “trước mặt những người khác”, “trước mặt đông đủ mọi người”, …]

A. Nơi không có người ở.

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

D. Hai ý B và C

Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào?

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

    Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá vào năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ra đời trong thời kỳ miền Bắc nước ta sôi nổi xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lao động khi nhân dân làm chủ cuộc đời.

Bài thơ gồm bảy khổ thơ ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá vào một đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Đây là hai khổ thơ thứ 6 và 7, nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng...

[...] Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Cảnh kéo lưới diễn ra lúc “sao mờ" - lúc trời gần sáng. Chữ “kịp” trong câu thơ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”  thể hiện tinh thần khẩn trương, hối hả của ngư dân lúc kéo lưới. Bao hồi hộp và hy vọng đón chờ. Cá mắc vào lưới thành những “chùm nặng” như chùm trái cây treo lủng lẳng. Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới, phải là những dân chài trẻ có đôi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai mới có thể “kéo xoăn tay” . Câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"  là một câu thơ hay và đẹp: hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh trẻ tráng trong lao động. Huy Cận hay sử dụng từ “chùm” để tả thế giới sinh vật, như gà, cá tạo nên hình tượng thơ ngộ nghĩnh, đầy ấn tượng:

... Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con

Chiều chiều thu vàng rực tâm hồn...

                                  [Chiều thu quê hương]

Nếu khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy trong đó có những con cá song “lấp lánh đuốc đen hồng - cái đuôi em  quẫy trăng vàng chóe", thì ở khổ thơ thứ sáu này, những con cá biển tươi ngon mắc vào lưới cũng vô cùng rực rỡ: “ Vây bạc, đuôi vàng lóe rạng đông". Có thể nói những câu thơ tả cá là những câu thơ đẹp nhất, sáng tạo nhất ở cách phối sắc, ở cách sử dụng hình ảnh hoán dụ [vảy cá, đuôi cá, mắt cá...]. Dưới ánh rạng đông “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, màu “bạc" thể hiện một niềm vui tươi trong lao động của các bạn chài. Câu thơ “lưới xếp / buồm lên /đón nắng hồng” với cách ngắt nhịp 2/2/3, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ [xếp, lên, đón] diễn tả mọi công việc trên biển diễn ra tuần tự mà khẩn trương để trở vể.

Khổ cuối tả đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Gió biển thổi căng cánh buồm đưa câu hát của ngư dân vang xa trên biển cả. Đây là lần thứ ba, nhà thơ nhắc lại câu hát. Lần thứ nhất tả tiếng hát ra khơi, tiếng hát phấn chấn, hồ hởi lên đường: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Lần thứ hai tả tiếng hát lúc đánh cá, tiếng hát say mê lao động và ngợi ca biển với bao ân tình sâu nặng, thiết tha:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Lần thứ ba là tiếng hát mừng vui thắng lợi. Niềm vui của người dân chài hòa nhập với thiên nhiên - một rạng đông đẹp tươi, một ngày vui mới bắt đầu. Con thuyền thì “chạy đua...”, măt trời thì "đội biển”. Đoàn thuyền lướt sóng như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian, để nhanh chóng trở về bến. Cảnh tượng tráng lệ nhịp điệu cuộc sống khẩn trương vô cùng:

                                                        Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới....

Câu thơ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” là một câu thơ hay cho thấy bút pháp lãng mạn của Huy Cận trong bài thơ này. Hình ảnh umắt cá" [hoán dụ]- muốn nói triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông, càng trở nên huy hoàng. Sóng biển và cát lấp lánh cùng với muôn triệu mắt cá như trải dài, trải rộng trên “muôn dặm phơi. Câu thơ vừa tả cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông, vừa tả cảnh được mùa cá [thậm xưng] đẹp. Nói rằng lao động là niềm vui sáng tạo. Nói rằng biển quê ta giàu đẹp. Nói rằng  khi người lao động làm chủ cuộc đời thì mới có ấm no hạnh phúc, cả ba điều ấy. Huy Cận đã nói được rất hay trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, đặc biệt trong hai khổ này.

Với cách sử dụng màu sắc, với cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như  ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui câu hát. Một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người vì “đất nở hoa" và “biển đang hát”

Trích: loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề