Kem đánh răng ps đầu tiên của công ty nào năm 2024

Công ty P/S nằm sâu trong một con hẻm ở Thủ Đức. Cách bày trí từ ngoài cổng vào đến văn phòng giống như cách đây vài chục năm.

Công ty Cổ phần P/S đã bán thương hiệu kem đánh răng P/S cho Unilever năm 2003. Ngày nay tên công ty vẫn còn, song nhãn hiệu kem P/S không thuộc về họ nữa.

Quyết định đúng

Sau năm 1975, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Tuy nhiên, sản phẩm không bán được nên công ty quyết định đổi tên sản phẩm theo tên của kem đánh răng P/S được nhập khẩu về trước đó. Cái tên kem đánh răng P/S bắt đầu được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm 60% thị trường vào những năm 1988-1993.

Kinh tế mở cửa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997, lập ra công ty Elida P/S, cùng khai thác nhãn hiệu P/S.

Lúc này, Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh này. Unilever đòi công ty P/S phải chuyển từ ống nhôm sang ống phức hợp nhưng lúc này P/S chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đến năm 2003, Unilever đã trả 6,5 triệu USD để P/S đầu tư nhà máy sản xuất vỏ nhựa theo đúng yêu cầu của Unilever. Khi nhà máy vận hàng, sản phẩm lại không được Unilever chấp nhận do không đáp ứng tiêu chuẩn. Unilever chi thêm 3,5 triệu USD để P/S trả lương công nhân. Đồng thời, Unilever trả 5 triệu USD để mua đứt thương hiệu kem đánh răng P/S. Đến đây, công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình.

Ông Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần P/S cho rằng bán như vậy là được chứ không mất. Tại thời điểm kinh tế mở cửa, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất gay gắt, nếu không liên doanh thì sản phẩm của công ty lúc đó cũng bắt đầu chững lại và công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với thương hiệu khác. Vì vậy, bán thương hiệu thời điểm đó và thu về tổng cộng 14 triệu USD là tốt cho P/S.

Nhìn Hynos ngẫm P/S

Mất thương hiệu P/S, công ty này bắt đầu dựa vào thế mạnh sản xuất ống đựng kem. Khi các loại kem đánh răng trên thị trường bắt đầu đổi sang dùng ống nhựa, P/S đầu tư dây chuyền sản xuất ống nhôm cho một số ngành dược phẩm và một số thương hiệu mỹ phẩm như Dược Hậu Giang, Shinpoong, Medipharco, Pharmedic, Phil Interco, Rohto, Aventis.

Vốn từng tham gia sản xuất các loại chất tẩy rửa như dầu gội đầu P/S, nước rửa chén, nước tẩy Javel, nước làm mềm vải..., công ty tập trung sản xuất một số sản phẩm nước rửa chén P&C, nước tẩy vải Javel P&C bán ra thị trường.

Bên cạnh đó, P/S bắt đầu gia công sản xuất kem đánh răng xuất khẩu và sản xuất nhãn hàng riêng cho một số công ty nước ngoài.

Công ty Cổ phần P/S cũng bắt đầu phục hưng lại sản phẩm kem đánh răng Hynos sau khi cổ phần hóa vào năm 2007. Hynos từng được nhiều người ở miền Nam biết đến vào những năm 60-70, thậm chí bán sang một số nước Đông Nam Á. Sau năm 1975, Hynos sáp nhập với sản phẩm Kolperlon và chuyển tên thành P/S. Tại văn phòng của P/S, hình ảnh anh Bảy Chà da đen, miệng cười khoe hàm răng trắng vốn đại diện cho thương hiệu kem đánh răng Hynos thời trước vẫn được treo trịnh trọng trong phòng khách.

Tập thể công ty hy vọng thói quen hoài cổ và sự yêu quý của người tiêu dùng đối với những nhãn hàng xưa sẽ giúp công ty phát triển một ngày không xa.

Công ty đã mang Hynos về bán ở nông thôn nhưng đạt doanh thu thấp. Do vậy, công ty đã đưa Hynos quay về thành thị với việc đưa hàng vào bán tại siêu thị. Ra đời khi các thương hiệu khác như Colgate, P/S gần như đã chiếm 90% thị trường nhưng đến nay Hynos vẫn chưa có nhiều chương trình để quảng bá thương hiệu, ngoài trừ một số chương trình khuyến mãi yếu ớt tại siêu thị. Đến nay, Hynos vẫn chưa phát triển như mong muốn, đại diện của công ty cho biết.

Để lật lại “cuộc đời” P/S, tôi tìm gặp người đồng hành trọn vẹn với nhãn hàng này từ lúc nó ra đời cho đến khi mất hẳn về tay doanh nghiệp nước ngoài. Đó là ông Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần P/S (trước đây là Giám đốc Công ty Hóa phẩm P/S).

Đỉnh cao và vực sâu

Ông Việt kể: “Sau năm 1975, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Ba năm sau, tình hình sản xuất khó khăn do thiếu nguyên liệu, sản phẩm khi thì bị vón cục, khi thì chảy nước, bán không được. Tình cờ phát hiện trong kho còn 2 triệu ống kem P/S nhập khẩu, ban lãnh đạo xí nghiệp quyết định một lần nữa đổi tên sản phẩm kem đánh răng thành P/S. Cái tên P/S ra đời từ đó”.

Năm 1980, Phong Lan sáp nhập với Xí nghiệp Bột giặt Tico, Xí nghiệp Mỹ phẩm 2 và Xí nghiệp Xà bông Đông Hưng thành Xí nghiệp Liên hiệp Hóa mỹ phẩm thuộc Sở Công nghiệp TPHCM. Những năm 1988-1993, nhãn hàng P/S được đầu tư phát triển, chất lượng dần ổn định, được người tiêu dùng cả nước tin cậy.

Kem đánh răng ps đầu tiên của công ty nào năm 2024

Hình ảnh anh Bảy Chà được sử dụng trên mẩu quảng cáo kem đánh răng Hynos cách đây gần 40 năm...

Chiếm 60% thị phần kem đánh răng cả nước, con đường phát triển của P/S đang thênh thang thì đến những năm giữa 1990 có phần chững lại. Việt Nam bắt đầu mở cửa, hàng ngoại và nhà đầu tư nước ngoài vào ào ạt, cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm trong nước.

Liên doanh với các công ty nước ngoài là xu thế phổ biến trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm lúc bấy giờ và kem đánh răng P/S cũng không ngoại lệ. Lúc này, Xí nghiệp Liên hiệp Hóa mỹ phẩm đã giải thể, đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.

Với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997 bằng việc thành lập Công ty Elida P/S, cùng khai thác P/S trên cơ sở thương hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever. Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ đảm nhận gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh.

Tuy nhiên, cuộc “hôn phối” này không mấy suôn sẻ. Vào liên doanh, Công ty Hóa phẩm P/S bộc lộ nhiều yếu kém về nhân sự và vốn… nên vai trò của công ty giảm dần.

Cùng thời gian đó, Unilever lấy lý do ống nhôm in ấn không đẹp, đề nghị chuyển qua ống phức hợp, đồng thời gợi ý đối tác chuyển nhượng vốn sớm để có tiền đầu tư máy móc, thiết bị làm ống phức hợp cung cấp cho Unilever.

Năm 2003, Công ty Hóa phẩm P/S nhượng vốn trong liên doanh cho Unilever (tổng cộng 14 triệu USD). Hậu quả thật đau đớn khi Unilever sau đó đã chọn một công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho mình. Từ đó, Công ty Hóa phẩm P/S mất cơ hội gia công vỏ hộp, bị đẩy bật khỏi liên doanh, đành cắt đứt hoàn toàn với Unilever.

Được nhiều hơn mất (?)

Sau vụ bị “bạc đãi” đó, nhiều người trách Công ty Hóa phẩm P/S vì ham mấy triệu USD chuyển nhượng thương hiệu và lời hứa cùng chia sẻ lợi ích từ Unilever mà “gả bán” P/S để rồi Việt Nam vĩnh viễn mất đi một thương hiệu mạnh về tay nước ngoài.

Là người trong cuộc, ông Nguyễn Hùng Việt cho rằng đó là điều đáng tiếc nhưng trong liên doanh Elida P/S, Công ty Hóa phẩm P/S đã được nhiều hơn mất.

Cụ thể, định giá thương hiệu ban đầu chỉ 3,5 triệu USD nhưng sau đó tăng lên 5 triệu USD; được Unilever tài trợ dàn máy sản xuất ống kem bằng nhựa tổng hợp trị giá 3,3 triệu USD; hơn 500 lao động của công ty được bồi thường 3,5 triệu USD...

“Nếu không liên doanh, chưa chắc nhãn hiệu P/S có thể “sống” đến hôm nay vì các tập đoàn lớn của nước ngoài sẽ bắt tay với đơn vị khác để sản xuất kem đánh răng.

Kem đánh răng ps đầu tiên của công ty nào năm 2024

...và vỏ hộp Hynos bây giờ. Ảnh: Tư Liệu - Thanh Nhân

Là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty Hóa phẩm P/S phải dựa vào sức mạnh bên ngoài để cùng phát triển, bằng không thì khó mà cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài mạnh hơn về nhiều mặt.

Bằng chứng là những nhãn hiệu từng nổi tiếng một thời ở Việt Nam cùng giai đoạn đó như bột giặt Tico, Net, Lix; nước ngọt Chương Dương, Hòa Bình, Rừng Hương… đã lần lượt rơi rụng vì không cạnh tranh nổi với hàng ngoại” - ông Việt lập luận.

Hynos - Hy vọng mới!

Năm 2006, Công ty Hóa phẩm P/S thực hiện cổ phần hóa. Ngoài việc gia công kem đánh răng xuất khẩu và làm nhãn hàng riêng cho một số tập đoàn…, công ty còn là chủ nhãn hiệu kem đánh răng Hynos - sản phẩm từng nổi như cồn vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước ở miền Nam Việt Nam.

Thời ấy, kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà da đen nhẻm, miệng cười hết cỡ khoe hàm răng trắng tinh xuất hiện khắp nơi. Ông Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa, người Việt gốc Hoa) là người tiếp nhận hãng kem Hynos từ ông chủ có quốc tịch Mỹ gốc Do Thái.

Thừa hưởng tư duy nhạy bén của người tiền nhiệm, ông Huỳnh Đạo Nghĩa mạnh tay chi tiền quảng cáo Hynos qua mọi phương tiện, thậm chí thuê cả tài tử Hồng Kông Vương Vũ sang đóng phim quảng cáo.

Nhờ vậy, Hynos từ một cơ sở sản xuất nhỏ bé đã sớm trở thành xí nghiệp lớn, độc chiếm thị trường kem đánh răng miền Nam Việt Nam, qua mặt các nhãn hàng như Perlon, Leyna (Việt Nam) và các nhãn hàng ngoại nhập như Colgate (Mỹ), C’est it (Pháp), đồng thời còn xuất khẩu sang Hồng Kông và nhiều nước Đông Nam Á.

Năm 1975, hãng Hynos được bàn giao lại cho Nhà nước, sáp nhập với Công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan (như đã nói ở trên). Sau khi nhượng vốn liên doanh cho Unilever, Công ty Hóa phẩm P/S quay lại sản xuất kem Hynos.

Cũng sử dụng lại nụ cười anh Bảy Chà trên vỏ hộp kem, đồng thời làm mới bằng hình ảnh gia đình hiện đại, Hynos đã có mặt trên kệ hàng của các siêu thị, dù số lượng chưa thật nhiều.

Tập thể công ty hy vọng rằng thói quen hoài cổ và sự yêu quý của người tiêu dùng đối với những nhãn hàng xưa cũ sẽ là bệ phóng để một ngày không xa, Hynos sẽ trở lại đỉnh cao năm nào.