Hàng không mẫu hạm là gì

Hàng không mẫu hạm ngày càng trở thành những mục tiêu dễ bị tấn công. Các nhà hoạch định chính sách của hải quân Mỹ đặc biệt lo lắng về những chiếc tên lửa DF-26 của Trung Quốc. Loại vũ khí này, được đưa vào phục vụ từ năm 2018, được gọi là tên lửa đạn đạo cơ động [nghĩa là chúng có thể thay đổi đường tiếp cận sau cùng, thay vì chỉ tuân theo quy luật trọng lực], còn được mệnh danh là « sát thủ tầu sân bay ». Chiếc DF-26 này có thể được phóng đi từ một chiếc xe tải, và có thể mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường.

Bryan Clark, một chiến lược gia hải quân Mỹ, Viện Hudson, cho rằng mối đe dọa này đủ đáng sợ để buộc các tầu chiến của Mỹ cách xa các vùng duyên hải Trung Quốc ở một khoảng cách ít nhất là 1.600km. Khoảng cách này xa hơn rất nhiều tầm hoạt động của một chiếc máy bay vận tải trừ phi chúng được tiếp nhiên liệu trên không.

Trong nỗi lo này, bộ Quốc Phòng Mỹ muốn tìm phương cách đối phó. Ý tưởng "trở về với tương lai" đang được thử nghiệm. Đó là dự án [có từ hồi năm 1917], biến đổi một chiếc máy bay thích hợp thành một chiếc hàng không mẫu hạm trên không có khả năng phóng và tiếp nhận các chiếc máy bay không người lái khi đang bay. Điều này sẽ cho phép các tầu sân bay vận tải trên biển tránh xa các nguy cơ bị tấn công.

Gremlins : Sát thủ tên lửa ?

Dự án này của bộ Quốc Phòng có tên gọi là Gremlins, đó cũng là tên của những thiết bị bay không người lái tàng hình. Mỗi chiếc Gremlins Air Vehicles [GAV] X-61A nặng đến 680 kg và có sải cánh dài gần 3,5m. Một khi chúng được thả xuống, triển khai cánh và kích hoạt động cơ phản lực cánh quạt, chúng có thể bay xa đến 500km, và theo như mô tả của ông Scott Wierzbanowski, giám đốc dự án, chúng có thể « nhập cuộc và tạo ra một sự tàn phá ». Một khi hoàn thành, chiếc Gremlins sẽ quay về chiếc không mẫu hạm.

Theo ước tính của các nhà thiết kế, mỗi chiếc Gremlin trị giá 800 ngàn đô la. Bộ Quốc Phòng Mỹ dự định đặt mua đến 1.000 chiếc. Do vậy, mỗi chiếc drone này phải thực hiện được tối đa 20 nhiệm vụ và phải có một giá trị trao đổi lớn. Nghĩa là, chúng có thể thực hiện nhiều chức năng phức tạp : đánh chặn thông tin liên lạc, gây nhiễu các tín hiệu và tìm kiếm phá hủy. Chúng cũng có thể được trang bị các tên lửa nhỏ hay chất nổ cho những hoạt động tấn công tự sát.

Nhưng đồng thời, những thiết bị bay không người lái này cùng lúc chia sẻ thông tin, phối hợp tác chiến, và chuyển tải các thông tin dọ thám và nhắm mục tiêu vào các loại tầu chiến hay máy bay nào có khả năng bắn tên lửa.

Tuy nhiên, theo các nhà chế tạo, việc « thu hút hỏa lực » của kẻ thù có lẽ mới là mục tiêu chính. Các tính toán cho thấy, việc chấp nhận hy sinh một hay hai chiếc Gremlin để phá hủy một hệ thống tên lửa phòng không kẻ thù là một cuộc trao đổi hời. Do vậy, để có thể đánh lừa đối thủ, các nhà hoạch định quân sự Mỹ dự tính cả những chiếc drone phóng từ trên không, có khả năng bắt chước các tín hiệu ra-đa và có nhiệt độ như một chiếc máy bay chiến đấu lớn nhất hay các chiếc oanh tạc cơ.

Để làm được điều này, những chiếc Gremlin đó phải có hình dạng và được chế tạo từ những vật liệu phản xạ thay vì là hấp thụ các ping ra-đa, bằng cách để lộ dấu hiệu nhiệt động cơ. Ảo ảnh này có thể được tăng cường bằng cách để các chiếc drone bay với tốc độ và theo sơ đồ chỉ dẫn của một máy bay cỡ lớn.

C-130 : Lâu đài trên không

Về phần những chiếc « không mẫu hạm cho thiết bị bay », các nhà thiết kế sẽ cho tiến hành cải tạo chiếc máy bay vận tải hạng trung Lockheed C-130 Hercules, có thể chở đến 4 chiếc drone trong những chiếc giá treo bom gắn ngay dưới phần cánh.

Đây giống như là một phi đội bay nhỏ. Số lượng các thiết bị bay không người lái có thể được tăng cường bằng cách thả chúng từ chiến đấu cơ hoặc oanh tạc cơ đi kèm theo cùng. Do vậy, việc triển khai các thiết bị bay không người lái là khá dễ dàng.

Tuy nhiên, theo Dynectics, hãng công nghệ phụ trách dự án, thì phần khó khăn nhất chính là làm thế nào thu hồi các chiếc drone Gremlin. Một hệ thống thu nhặt được thiết kế đặc biệt phù hợp với phần dốc xuống hàng của chiếc C-130. Hiện tại, các chiếc drone GAV vẫn chưa thể bám chặt vào được các giá treo. Lầu Năm Góc hy vọng có thể giải quyết được vấn đề này từ đây đến mùa hè, vào lúc các cuộc thử nghiệm tác chiến hệ thống Gremlin của không quân sẽ chính thức bắt đầu.

Hiện tại, còn có nhiều phiên bản khác nhỏ hơn về ý tưởng này cũng đang được phát triển. Trong số này có dự án của hãng General Atomics [GA], chuyên sản xuất loại drone Predator. Những thiết bị bay không người lái này bắt đầu có dấu hiệu già cỗi, nhưng hãng GA muốn thổi một luồng sinh khí mới bằng cách chế tạo ra một phiên bản mới : Một chiếc không mẫu hạm drone nhỏ hơn cho các loại drone nhỏ hơn có tên gọi là Sparrowhaws, có thể trang bị các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, các bị gây nhiễu điện tử và có khả năng mang chất nổ.

Những cuộc thử nghiệm đầu tiên loại thiết bị bay quân sự này đã được bắt đầu từ tháng 09/2020 dù rằng Sparrowhawks vẫn chưa được đưa lên máy bay và công ty cũng không giải thích chúng sẽ được thu hồi trên không trung như thế nào !

Câu hỏi đầu tiên : Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?

Trước đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More giải thích : « Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân ».

Hoa Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử xứ Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền.

Vào lúc tương quan lực lượng thế giới đang thay đổi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ ngày càng quan tâm đến công cụ đầy mãnh lực này. « Trong số các khuôn mặt mới, có những nhân tố bạo lực, không tôn trọng quan hệ quốc tế » - đô đốc Coldefy, chủ nhiệm tạp chí Quốc phòng lo ngại. Từ nhiều năm qua, biển cả đã lại trở thành nơi phô trương sức mạnh. Tháng Ba vừa qua, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam ; còn các tàu chiến Trung Quốc và tàu ngầm Nga nay phiêu lưu đến tận Địa Trung Hải, gần các bờ biển châu Âu.

Câu hỏi thứ hai : Hàng không mẫu hạm trong thế kỷ 21 có tác dụng gì ?

Theo Le Figaro, tàu sân bay cùng với hạm đội của mình giúp Hải quân một nước thay đổi được thế cờ. Hỏa lực khủng khiếp của chúng giúp giáng được những đòn đầu tiên, tính cơ động giúp nắm vững được chiến trường cả trên biển và trên bộ, không phải lệ thuộc vào các thủ thuật ngoại giao rắc rối cũng như hậu cần. Henri Kissinger từng gọi hàng không mẫu hạm là « công cụ ngoại giao 100.000 tấn ».

Đô đốc Coldefy nhận định : « Hàng không mẫu hạm không thay thế được các trận đánh trên đất liền, nhưng là chỗ dựa địa chính trị độc lập ». Đô đốc Anh Keith Blount nhắc nhở : « Trong lịch sử, ngay cả đồng minh thân cận nhất cũng có thể không hỗ trợ chúng ta khi xảy ra xung đột ».

Câu hỏi thứ ba : Các tàu sân bay Trung Quốc có phải là mối đe dọa ?

Từ nhiều năm qua luôn diễn ra căng thẳng tại Biển Đông, Bắc Kinh và Hà Nội tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Le Figaro nhận xét, Trung Quốc khổng lồ mà bóng đen đầy đe dọa bao trùm lên tất cả các láng giềng, tạo ra một « chuỗi ngọc trai » cho đến tận Ấn Độ Dương, dựng lên các tiền đồn, căn cứ quân sự ở khắp nơi. Trung Quốc quay lại với các trận hải chiến, qua việc đánh đắm các tàu của Việt Nam, đóng các con tàu bọc thép, dành ngân sách ngày càng lớn cho việc hiện đại hóa hải quân.

Bắc Kinh đã bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay thứ ba trong số từ bốn đến sáu chiếc dự kiến. Bên cạnh đó còn chi hàng trăm triệu đô la để chế tạo các hỏa tiễn chống hạm, nhằm đẩy Hải quân Mỹ ra xa khỏi Biển Đông. Nhưng mối đe dọa Trung Quốc không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ, mà liên quan đến tất cả các nước trong khu vực, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước châu Âu cũng lo ngại trước sự hiện diện ngày càng lớn của các chiến hạm Trung Quốc trên biển.

Câu hỏi thứ tư : Sự tăng cường năng lực của Hải quân Nga có ý nghĩa gì ?

Từ cuộc khủng hoảng Syria cho đến việc sáp nhập Crimée, Hải quân Nga là trung tâm của một loạt sự kiện, nhằm tái lập vị trí « cường quốc biển » ; trong đó tàu sân bay Đô đốc Kouznetsov cùng với các tàu ngầm nguyên tử là một trong những thế mạnh chủ chốt. Matxcơva đang mơ sau khi Kouznetsov về hưu, có được một hàng không mẫu hạm 100.000 tấn cạnh tranh được với Mỹ. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Alexandre Sheldon-Duplaix : « Nga muốn có tiếng nói trên Đại Tây Dương, nhưng lại không có khả năng thay thế chiếc Kouznetsov ».

Câu hỏi cuối cùng : Pháp có cần thêm hàng không mẫu hạm thứ hai hay không ?

Tất cả các cuộc xung đột địa chính trị mà Pháp có can dự đều chứng tỏ giá trị chiến lược của chiếc Charles-De-Gaulle. Từ Afghanistan đến vùng Vịnh Persique, sang Libya, Syria, sức mạnh của hàng không mẫu hạm giúp Pháp tăng thêm ảnh hưởng trong các liên minh.

Nhưng nếu không có người kế nhiệm, sau khi chiếc Charles-De-Gaulle « về hưu » vào khoảng năm 2040, thế mạnh quân sự và ngoại giao của Paris sẽ giảm sút. Để đối phó với sức mạnh đang lên của các nước ngoài phương Tây, Hải quân Pháp đang đòi hỏi đóng thêm hàng không mẫu hạm thứ hai, tuy nhiên tài chính vẫn là vấn đề đau đầu.

Vây hãm, vũ khí chiến thuật đáng sợ

Cũng về quân sự, Le Monde nhận định « Vây hãm, loại vũ khí đáng sợ ». Bachar Al Assad và các đồng minh luôn dùng chiến thuật này để bóp nghẹt quân nổi dậy và thường dân Syria. Được sử dụng từ thời cổ đại, lần đầu tiên chiến thuật vây hãm bị coi là « tội ác chống nhân loại » sau trận chiến Sarajevo.

Một trong những cuộc bao vây nổi tiếng nhất là cuộc chiến thành Troie [Ai Cập] vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã được Homère kể lại trong tác phẩm Iliade. Cuộc vây hãm dài nhất trong lịch sử, theo nhiều sử gia, diễn ra tại Candie [Hy Lạp] vào thế kỷ thứ 7, kéo dài đến 23 năm ! Thành Constantinople, nay là Istanbul, là thành phố bị bao vây nhiều lần nhất, đến 30 lần trong 1.000 năm qua.

Nhìn chung, nạn đói đóng vai trò quyết định trong chiến thắng. Trong trận bao vây Paris 1870-1871, hết thực phẩm, người dân phải ăn đến thịt chuột, và khi không còn con chuột nào để ăn, không còn ai chống cự được nữa. Chiến thuật vây hãm cho đến nay vẫn rất giá trị, đối với các lực lượng quân sự phi nhân.

Macron-Salman, hai nhà lãnh đạo trẻ chủ trương cải cách

Chuyến thăm Pháp của thái tử Ả Rập Xê Út là đề tài được nhiều báo Pháp chú ý nhất hôm nay. Le Monde chạy tựa trang nhất « Mohammed Ben Salman, những bí mật của một ông hoàng ». Tờ báo dành năm trang để thuật lại sự thăng tiến của vị thái tử trẻ, phân tích quan hệ ngoại giao và kinh tế với Pháp, vấn đề nhân quyền và tương lai của vương quốc Ả Rập lâu nay nổi tiếng là có luật Hồi giáo nghiêm khắc.

Le Figaro cho rằng ông Mohammed Ben Salman [thường được gọi tắt là MBS] « đến Paris với bàn tay trắng ». Một « hiệp ước đối tác chiến lược » mới sẽ được ký kết, nhưng số lượng hợp đồng kinh tế thì thấp hơn rất nhiều so với những gì đã ký với Hoa Kỳ và Anh quốc, và đa số chỉ là những bản ghi nhớ không mang tính ràng buộc.

Từ mười năm qua, Pháp không có được hợp đồng quan trọng nào với Ả Rập Xê Út, trong khi Paris luôn ủng hộ Riyad trong hồ sơ nguyên tử Iran hay cuộc chiến ở Yemen. Vương quốc này nay chú trọng đến quan hệ với Mỹ từ sau khi ông Donald Trump đắc cử, và châu Á, thậm chí với Nga, thay vì Pháp.

Cả hai nhà lãnh đạo Macron và Salman đều là những nhà cải cách trẻ tuổi. MBS có đội ngũ cố vấn là những nhà kỹ trị trẻ, đã tạo nên những thay đổi trong bộ máy chính quyền, cũng như nới rộng các quyền cho phụ nữ. Liệu lần này « ma thuật » Macron có hiệu nghiệm đối với MBS hay không, thì hồi sau sẽ rõ.

Còn theo Les Echos, Ả Rập Xê Út là một thử thách đầy rủi ro cho tổng thống Pháp, bởi vì Paris không thể đóng sập cánh cửa đối với kẻ thù chính của Riyad là Teheran. Dù vậy cũng cần phải khuyến khích vị thái tử trẻ nói không với Hồi giáo cực đoan, và cải tổ không chỉ kinh tế mà cả trong lãnh vực xã hội.

Cựu tổng thống Brazil, tù nhân được ưu đãi

Nhìn sang châu Mỹ la-tinh, thông tín viên Le Figaro tả lại sự kiện « Người hùng của người nghèo », Luiz Inacio Lula Da Silva hôm Chủ nhật đã chấp nhận vào tù, tại trụ sở cảnh sát Curitiba, miền nam Brazil. Trước đó cựu tổng thống đã thách thức tư pháp trong suốt hai ngày đầy náo động.

Rốt cuộc ông Lula đã đến nộp mình cho cảnh sát vào cuối giờ chiều thứ Bảy 7/4. Vị cựu tổng thống rời ghế với tỉ lệ tín nhiệm kỷ lục sau hai nhiệm kỳ [2003-2010] được dành cho một chiếc giường nhỏ, trong xà lim rộng 15 mét vuông ở tầng trên cùng trụ sở cảnh sát bang Parana, có phòng tắm riêng – một ưu đãi trong khi các nhà tù Brazil bị quá tải. Một điều mỉa mai : hàng xóm của ông Lula là một cựu bộ trưởng thuộc đảng của ông, và doanh nhân đã xây tặng cho ông căn hộ - khiến ông phải lãnh án vì tham nhũng.

Lula còn phải ở tù bao lâu ? Theo kịch bản lạc quan nhất, ông có thể được trả tự do vào thứ Tư tới nếu 11 thẩm phán Tối cao Pháp viện chấp nhận cho tại ngoại. Tuy nhiên ông Lula còn bị khởi tố trong sáu vụ khác, trong đó có một vụ có thể được đưa ra xử vào cuối tháng Năm.

Đường sắt đình công : Tựa chính báo Pháp

Về nội tình nước Pháp, cuộc đình công của ngành đường sắt lại tiếp diễn hôm nay. Libération đăng ảnh một nhân viên tập đoàn hỏa xa Pháp SNCF đình công, cầm chiếc loa với vẻ mặt cương quyết. Tờ báo thiên tả nhận định, những cuộc thương lượng dậm chân tại chỗ, chính quyền không khoan nhượng, các nghiệp đoàn quyết dấn tới : cuộc xung đột có nguy cơ kéo dài. Cũng về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa « SNCF : Macron sẵn sàng tung ra cuộc chiến công luận ». « Đình công SNCF, chính quyền vẫn không suy suyển » - tựa của Le Figaro. Dự thảo cải cách được trình bày tại Quốc Hội hôm nay, và tổng thống Macron sẽ phát biểu trên đài truyền hình vào thứ Năm tới để tìm cách thuyết phục.

Riêng nhật báo Công giáo La Croix chạy tít « Người Công giáo gặp gỡ Macron » : Tối nay giáo hội tập hợp 400 nhân vật trong cuộc đối thoại chưa từng thấy vớitổng thống Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề