Giáo án toán tách gộp trong phạm vi 6 năm 2024

- Cô chốt đúng dấy ở mỗi gia đình chúng ta đều có rất nhiều các loại đồ dùng khác nhau như đồ dùng để ăn uống , đồ dùng để ngủ, đồ dùng phục vụ cho các HĐ của gia đình ?

- Để các loại đồ dùng trong gia đình luôn sạch sẽ và bền thì các con phải làm gì ?

- Cô trốt lại và giáo dục trẻ.

- Dẫn vào hôm nay gia đình nhà bạn Anh có ý mời chúng mình đến chơi cô cháu mình cùng đén thăm quan nhà bạn Anh xem có gì nhé .

2. Tổ chức hoạt động:

a, Ôn nhóm số lượng 6:

- Đến nhà bạn Anh chúng mình nhìn xem nhà bạn có đồ dùng gì đây? ( 5 Ghế)

- Bạn nào biết có bao nhiêu chiếc ghế?

- Để chỉ vào nhóm có số lượng 5 thì chúng ta phải tìm thẻ số mấy cho tương ứng .

- Cho 1 trẻ lên tìm số 5

- Cho cả lớp đếm lại để khẳng định kết quả và đọc số 5

- Còn có là đồ dùng gì ?

- Bạn nào biết có bao nhiêu chiếc cốc?(6 Cốc)

- Cho 1 trẻ tìm

- Để chỉ vào nhóm có số lượng 6 thì chúng ta phải tìm thẻ số mấy cho tương ứng .

- Cho 1 trẻ lên tìm số 6

- Cho cả lớp đếm lại để khẳng định kết quả và đọc số 6

- Cốc là đồ dùng để làm gì ?

- Khi uống nước các con phải ntn ?

- Cô khẳng định nước rất quý đối với con người ,và động thực vật vì vậy chúng mình khi uống nước phải uống đến đau lấy đến đó, không chắt đầy quá uống không hết bỏ là lãng phí các con nhớ chưa ?

- Nhà bạn có có bao nhiêu chiếc bát? (6 bát)

- Cho 1 trẻ đếm và tìm thẻ số tương tự ở trên

- Hỏi trẻ đây là đồ ở đâu ? Dùng để làm gì ?

( Cô chốt và giáo dục trẻ phải giữ gìn cẩn thận khi sử dụng và vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ ).

b, Gộp và tách 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6 theo ý thích

- Vừa rồi chúng mình thăm quan nhà bạn Anh thấy có nhiều đồ dùng ?

- Bây giờ cô sẽ thưởng cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi chúng mình nhìn xem cô tặng gì nhé .

- Trẻ hát bài ( Bé quyét nhà lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi)

* Gộp, tách trong phạm vi 6

- Các con hãy lấy những chiếc nồi màu xanh ra và xếp thành một hàng ngang từ trái qua phải.

- Các con hãy đếm xem có bao nhiêu cái nồi màu xanh? Vậy chúng mình gắn thẻ số mấy?

- Có mấy cái nồi ? Tương ứng với thẻ số mấy?

- Cho 2-3 trẻ trả lời

- Bây giờ các con hãy tách 6 cái nồi ra thành 2 phần khác nhau theo ý của chúng mình cho cô nào.

- Cô tách một cách theo ý của cô trên bảng nhanh.

- Đi QS xem trẻ tách 6 cái nồi ra thành 2 cách ntn?

Cô hỏi cá nhân 2-3 trẻ có cách tách ntn? Mỗi phần có mấy? Có bạn nào có cách tách giống bạn ko?

VD: Có bạn nào có cách tách một phần là 1- phần còn lại là 5 giống bạn Hân không?

- À có 1 số bạn có cách tách giống với bạn Hân đấy.

- Cho trẻ đếm lại kết quả tách của trẻ

- Ngoài cách tách 1- 5 bạn nào còn có cách tách khác nữa không?

- À bạn Đạt có cách tách một phần là 2 một là phần 4. Bạn nào có cách tách giống với bạn Đạt nào? Có bạn Ánh, Lam ..…. có cách tách giồng với bạn Đạt, CM cùng kiểm tra xem các bạn có tách đúng giống với bạn Đạt không nhé.

- Với cách tách một phần là 3, phần còn lại 3 cô hỏi trẻ tương tự

- Cô kiểm tra và khen trẻ.

+ Cho trẻ gộp 2 nhóm vào vào và đếm lại có bao nhiêu chiếc nồi.

- Cô khẳng định có nhiều cách tách 6 đối tượng ra thành 2 phần khác nhau, nhưng khi chúng ta gộp 2 nhóm tách lại sễ cho ra kết quả ban đầu là số lượng 6.

- Cho trẻ tách 6 chiếc nồi theo ý thích 1 lần nữa.

- Cô hỏi trẻ các cách tách tương tự ở trên

- Để tách, gộp 6 đối tượng ra thành 2 phần chúng ta có mấy cách tách nào ?

- Cô cho trẻ trả lời (2-3 trẻ)

Đúng rồi để tách 6 đối tượng ra làm 2 phần chúng ta có 3 cách tách:

+ Cách 1: Tách một phần là 1 một phần là 5 hay 5 và 1, còn khi chúng gộp 1 với 5 cũng bằng 6 hay gộp 5 với cũng bằng 6

+ Cách 2: Tách một phần là 2 một phần là 4 hay 4 và 2, còn khi chúng gộp 2 với 4 cũng bằng 6 hay gộp 4 với 2 cũng bằng 6

+ Cách 2: Tách một phần là 3 một phần là , còn khi chúng gộp 3 với cũng bằng 6

- Cho trẻ đếm nhóm nồi vào và cất vào

b Trẻ tách theo yêu cầu của cô:

- Chúng mình xem trong rổ còn có gì nữa nào?

- Cho trẻ xếp số chậu ra thành hàng ngang. CM đếm xem có bao nhiêu cái chậu?

- 6 cái chậu tương ứng với thẻ số mấy ? Các con hãy tìm thẻ số tương ứng đặt vào nhóm chậu nào ?

- Cho trẻ chơi TC tách nhóm

- Các con hãy tách 6 cía chậu ra thành 2 phần 1 phần là 1 phần còn lại là mấy.

- Cho trẻ tách theo yêu cầu.

- Cho trẻ đếm từng phần và tìm thẻ số tương ứng.

- Rồi lại cho trẻ gộp lại và đếm KQ vừa gộp vào

- Cho trẻ tách tiếp 6 cái chậu ra thành 2 phần một phần là 2, thì phần còn lại là mấy ?

- Đếm từng phần và tìm thẻ số tương ứng

- Tánh tiếp 3- 3 ( Khi cho trẻ tách lần sau cô cho cất thẻ số đi rồi mấy tách )

- Chú ý sau mỗi lần tách rồi lại cho trẻ gộp nhóm đối tượng lại thành 1 nhóm và đếm.

- Để tách, gộp nhóm có 6 đối tượng ra thành 2 phần thì CM có mấy cách tách ? (Gọi 1-2 trẻ trả lời).

+ Cách 1: 1phần là 5 còn phần kia là 1 khi gộp 5 với 1 cũng bằng 6

+ Cách 2: 1 phần là 2 phần còn lại là 4 khi gộp 2 với 4 cũng bằng 6

+ Cách 3: 1 phần là 3 phần còn lại là 3 khi gộp 3 với 3 cũng bằng 6

- Cô khẳng định cacs cách tách gộp để trẻ rõ hơn

Phần 3: Luyện tập.

  1. Trò chơi 1: Kết bạn thành nhóm có 6 người

- Cách chơi cô cho cả lớp đi chơi vừa đi vừa hát bài về gia đình, khi nghe thấy cô nói kết bạn khác giới thành nhóm có 6 người thì các bạn nam và bạn nữ sẽ chạy đến tìm với nhau cho đủ số lượng 6: VD 3 bạn nam gộp với 3 bạn nữ là 6, hoặc 2 bạn nam 4 nữ gộp lại thành một nhóm là 6..

- Cô nói cách chơi luật chơi cho cả lớp chơi 2-3 lần

  1. Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhât.

- TC1 : 6 con qua đá ( Chơi treo nhạc đồng dao không lời )

Cách chơi: Cô và trẻ giơ 6 ngón tay và đọc 6 con đá ,ăn những con bọ thật là ngon ngon. bỗng 1 con qua rơi tòm xuống nước hỏi còn mấy con , trẻ trả lời và cụp 1 ngón tay xuống để cò 5

- Với 2- 4. và 3 – 3 cho trẻ chơi tương tự

- Lần sau chơi cô đổi cách nói VD 6 con cua rơi 5 con hỏi còn mấy, cho trẻ chơi ngược lại lần 1 ….

  1. Trò chơi 3: Chung sức.

- Cách chơi: Ở phần chơi này cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội, phía trên cô đã chuẩn bị 2 chiếc bảng có bày các nhóm lô tô về đồ dùng trong gia đình có số lượng 6 nhiệm vụ của 2 đội là phải bò theo đường zíc zắc lên tách nhóm lô tô dồ dùng trong GĐ theo ý thích của đội mình .

- Luật chơi: Các con phải bò khéo léo không chạm vào vật cản, nếu chạm vào vật cản hoặc tách sai nhóm lô tô thì đội đó thua cuộc.Trò chơi bắt đầu bằng 1 bản nhạc kết thúc khi bản nhạc hết.đội nào tách đúng các nhóm là đội thắng cuộc ( Cho 2 đội chơi )