Giám đốc sở y tế hà nội là ai

Ngày 22/2/2022, tại Thành Ủy Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam [27/2/1955-27/2/2022]. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến các điểm cầu quận, huyện, thị xã...

Phát biểu tại hội nghị, TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, kể từ năm 2020 đến nay, đất nước nói chung, Thủ đô nói riêng đã gặp nhiều khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Trong đó, giữ vai trò nòng cốt chính là đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, công an, quân đội, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Lãnh đạo Sở Y tế chia sẻ: "Chúng tôi là những người đã “không chọn việc nhẹ nhàng” ngày đêm sát cánh cùng người dân thủ đô chiến đấu với dịch bệnh". Đó là những bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng, dù nhà ở ngay Hà Nội, nhưng đến nửa năm trời vẫn không được gặp gia đình. Là những y tá, điều dưỡng… cả ngày khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, giữa cái nóng 39-40 độ ngày hè, để lấy mẫu xét nghiệm, để hỗ trợ người bệnh… Là những tình nguyện viên, từ thanh niên cho tới người cao tuổi, từ hội phụ nữ, hội nông dân, bác trưởng thôn,… hay những chiến sĩ công an, quân đội, là bất cứ ai có thể bỏ dở bữa cơm gia đình mỗi khi nhận được điện thoại của F0 cách ly tại nhà, để mang đến cho họ viên thuốc hạ sốt hay mớ rau, cân thịt…

Bà Hà gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả lực lượng tuyến đầu ấy. 2 năm qua là 2 năm vô cùng khó khăn và đầy thử thách với ngành y tế. Đó là những khó khăn, thử thách chưa từng có tiền lệ. Thế nhưng có lửa thì mới thử được vàng, có gian nan thì mới thử được sức. Có những việc ngành y tế Thủ đô không nghĩ mình có thể hoàn thành, nếu không được đặt vào những hoàn cảnh, thời điểm như vậy. Như chiến dịch tiêm chủng với quy mô chưa từng có từ trước đến nay, vào tháng 9 năm 2021. Trong đó có những ngày lực lượng y tế đã thực hiện tiêm hơn 600 nghìn mũi vắc xin phòng COVID-19, có những điểm tiêm chủng diễn ra tới 2, 3 giờ sáng. Đặc biệt, hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đã diễn ra xuyên suốt, an toàn, hiệu quả trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua trên toàn địa bàn Thành phố. Hay như việc triển khai điều trị, cấp phát thuốc và theo dõi F0 tại nhà với hình ảnh tất bật của những sắc xanh màu áo bảo hộ, những thanh niên tình nguyện, những thành viên của Tổ Covid cộng đồng… họ đã đi tới từng nhà, từng ngõ nhỏ, nơi mà người dân đang cần, bất kể ngày đêm vì sự bình yên của Thủ đô.

TS Trần Thị Nhị Hà cho biết thêm, dù biết rằng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào, nhưng các y bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu vẫn luôn dũng cảm, ngày đêm tận tâm, tận lực cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ, góp phần cùng Thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh. Đáng chú ý, các phương án chống dịch của Hà Nội luôn được thay đổi linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm, với tình hình dịch bệnh thực tiễn, và luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ. Quan trọng nhất là tất cả diễn biến dịch bệnh đều nằm trong kịch bản đã được Hà Nội xây dựng từ rất sớm, từ rất xa, điều đó giúp Hà Nội luôn ở trong tâm thế chủ động sẵn sàng ứng phó dịch bệnh.

Tham dự tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ghi nhận những đóng góp, kết quả của thành phố Hà Nội trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn biểu dương lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Hà Nội, thời gian qua không chỉ hỗ trợ các cơ sở của Bộ và các tỉnh thành trên cả nước cùng chung tay chống dịch COVID-19, mà còn nỗ lực không quản ngày, đêm tích cực phòng chống dịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Hà Nội đã có nhiều chiến lực, biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, với từng tình huống thích ứng an toàn với tình hình thực tế. Hà Nội cũng đã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19, góp phần tích cực bao phủ tỷ lệ tiêm vắc xin...

Tại hội nghị, nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam [27/2/1955-27/2/2022], Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi tới các bác sĩ, y sỹ, cán bộ nhân viên y tế thủ đô, Trung ương, các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch trên địa bàn thành phố lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi lời chúc mừng tới các y bác sĩ Thủ đô

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, lời dạy của Bác Hồ đối với ngành y tế: “phải thương yêu người bệnh, người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú, chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và gìn giữ sức khỏe của đồng bào”, đó là nhiệm vụ vẻ vang và nhân dịp này để chúng ta bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh và cảm ơn những người thầy thuốc. Thời gian qua, công tác phòng chống dịch trên địa bàn thủ đô cũng đã đạt được những kết quả nổi bật trong chủ động, quyết liệt, sáng tạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ những ngày đầu, đặc biệt trong chỉ đạo triển khai của cấp ủy, sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị các cấp, của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt, sự cống hiến của đội ngũ y bác sĩ, các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thủ đô với mục tiêu vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết và trước hết.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc

Để đạt được kết quả nêu trên phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của các y bác sĩ tuyến Trung ương, thành phố và các tỉnh, thành, các lực lượng công an, quân đội, tình nguyên viên, Đảng viên, đoàn viên, hội viện... đã thầm lặng không quản ngại nguy hiểm, miệt mài cống hiến sức lực, trí tuệ, tận tâm tận lực trên mặt trận phòng chống dịch không quản ngày đêm các dịp lễ tết. Đặc biệt không thể nào quên các hình ảnh cán bộ y tế thủ đô trong bộ quần áo bảo hộ làm việc quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, những chiến sĩ công an nhiều ngày không về nhà phục vụ phòng chống dịch... Mỗi đồng chí với nhiệm vụ khác nhau song có chung mục tiêu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trước hết và trên hết.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 21/2/2022 về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 56 tập thể và 27 cá nhân thuộc thành phố Hà Nội đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng ký ban hành Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 21/2/2022 về việc khen thưởng cho 27 tập thể, 37 cá nhân, có thành tích trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố...

Thứ Sáu, ngày 13/05/2022 09:17

Thứ Ba, ngày 10/05/2022 03:43

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 14:47

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 14:38

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 14:33

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 10:02

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 02:43

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 01:38

Thứ Tư, ngày 27/04/2022 07:49

Thứ Tư, ngày 27/04/2022 04:32

Thứ Tư, ngày 27/04/2022 02:39

Thứ Ba, ngày 26/04/2022 08:29

Thứ Ba, ngày 26/04/2022 00:07

Thứ Sáu, ngày 22/04/2022 13:06

Thứ Sáu, ngày 22/04/2022 05:19

Thứ Năm, ngày 21/04/2022 07:10

Thứ Sáu, ngày 15/04/2022 08:03

Thứ Năm, ngày 14/04/2022 08:35

Thứ Bẩy, ngày 09/04/2022 14:33

Thứ Bẩy, ngày 09/04/2022 14:29

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 gia tăng mỗi ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.  Để hiểu rõ hơn về công tác này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

PV: Việc quản lý, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà được thực hiện như thế nào, thưa bà?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý,  theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà đang được triển khai trên 30 quận, huyện của thành phố.

Sở Y tế đã giao cho chính quyền địa phương, tổ COVID cộng đồng tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá các hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể tổ chức theo dõi F0 điều trị tại nhà.

Trên cơ sở đánh giá như vậy, các ngành liên quan đã khảo sát được  2,1 triệu hộ gia đình và có gần 900.000 hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

F0 nhẹ và không triệu chứng điều trị tại nhà cần sự cố gắng và nỗ lực của nhân viên y tế cơ sở. Ảnh minh họa

Những ca nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng được sàng lọc, sau khi phân loại sẽ quyết định cho điều trị tại nhà. 

Việc thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà sẽ tạo thuận lợi cho người dân đồng thời cũng nâng cao vai trò của tuyến y tế cở sở.  

Tuyến y tế cơ sở sẽ theo dõi sức khỏe của người dân ngay tại nhà, theo dõi chỉ số về sức khỏe và đặc biệt chỉ số SPO2 để phát hiện sớm trường hợp có dấu hiệu chuyển tầng để lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.

Phóng viên: Những biện pháp nào đã được triển khai để công tác này được thực hiện tốt hơn?

Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý người nhiễm SARS - COV-2 nhẹ không triệu chứng tại nhà rất cần sự giám sát của chính quyền địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền mạnh mẽ, đề nghị người dân nâng cao ý thức khi được điều trị tại nhà.

Để tránh giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp, toàn bộ sức khỏe của người dân được theo dõi trên phần mềm công nghệ thông tin, cán bộ y tế tiếp cận qua hệ thống công nghệ thông tin để tư vấn và có những  kê đơn điều trị cho bệnh nhân kịp thời nhất.

Ngoài ra, để giảm tải y tế cơ sở, Sở Y tế Hà Nội cũng xây dựng thêm lực lượng hỗ trợ tại từng địa phương để cùng làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc F0. 

Mỗi phường thành lập tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm SARS- COV-2 tại nhà. Các thành viên trong tổ gồm chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ COVID cộng đồng và học sinh, sinh viên.

Để việc theo dõi, quản lý F0 nhẹ không triệu chứng tại nhà có hiệu quả rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế và các cấp chính quyền cơ sở.

PV: Trân trọng cảm ơn bà

Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ các túi thuốc điều trị tại nhà cho 30 TTYT quận, huyện của thành phố để từ đó đưa xuống các trạm y tế lưu động và y tế xã, phường phát cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.

Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc [Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin C 500mg [hoặc Multivitamin] X 20 viên].

* Bộ Y tế đã hồi đáp đề nghị của Sở Y tế Hà Nội dùng kết quả test nhanh để xác định người nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh.

Theo đó về đề xuất của Hà Nội liên quan sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày. Ngoài ra, ca bệnh có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên [test nhanh do Bộ Y tế cấp phép].

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Nguồn: SKĐS

Nhiên Thị Nguyễn


Video liên quan

Chủ Đề