Tại sao gọi là Giám đốc Công an

Tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận Luật CAND sửa đổi. Việc sửa đổi luật là rất cần thiết khi trước đây, Bộ Công an có 8 tổng cục, dần dần thêm 4 tổng cục nữa, nhưng giờ bỏ cấp trung gian này.

Bộ Công an cũng từ 126 đầu mối giảm còn 60 đầu mối trong khi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an không thay đổi.

Trong các nội dung sửa đổi, đề xuất phong hàm tướng cho giám đốc công an địa phương vừa qua có nhiều ý kiến.

Là một người công tác trong ngành lâu năm, tôi thấy cấp bậc quân hàm bản chất chính là liên quan đến tiền lương. Mà tiền lương theo quan điểm của Nghị quyết T.Ư 7 nêu rất rõ là dựa trên hiệu quả lao động và vị trí việc làm cho phù hợp, đúng với cống hiến.

Nhưng tại sao có đề xuất cấp tướng cho giám đốc công an địa phương? Vì luật hiện hành quy định Tổng cục phó chỉ có hàm Thiếu tướng, trong khi đó Cục trưởng một số cục lại là Trung tướng. Tổng cục phó là cấp trên của Cục trưởng nhưng cấp hàm lại thấp hơn là không hợp lý.

Thứ hai, cũng là giám đốc nhưng Giám đốc Công an TP Hà Nội và TP.HCM có hàm Trung tướng, phó giám đốc công an tại đây cũng có hàm Thiếu tướng, nhưng các địa phương khác giám đốc công an chỉ là đại tá. Như thế là bất hợp lý.

Thứ ba, về luân chuyển cán bộ. Giám đốc công an địa phương với cấp hàm Đại tá thì làm sao có thể ra Bộ làm cục trưởng nếu luân chuyển để đào tạo. Trung tướng ở cấp cục mà muốn lên thứ trưởng thì phải về địa phương, mà Trung tướng về làm giám đốc công an địa phương lại không hợp lý.

Phân tích như vậy để cho thấy, hiện đang có sự bất hợp lý ở cả ngành dọc, ngành ngang và về cả chế độ chính sách phân phối theo lao động.

Rồi có những Cục, cục trưởng mang hàm Trung tướng chỉ quản lý 100-200 cán bộ, còn giám đốc công an một số địa phương có khi quản lý đến 4.000-5.000 cán bộ. Lượng người quản lý đông như vậy tức là công việc rất nhiều, trách nhiệm rất cao, nhưng cấp hàm của họ lại thấp hơn, lương cũng thấp hơn rất nhiều. Như vậy không đúng nguyên tắc phân phối tiền lương theo hiệu quả lao động.

Nếu đề xuất phong tướng cho giám đốc công an tỉnh, nên áp dụng ở những tỉnh loại 1, vì giám đốc công an tại đây phải quản lý 5.000-6.000 quân, mỗi năm họ phải điều tra 2.500-3.000 án hình sự, lượng công việc và trách nhiệm rất lớn.

Quân hàm gắn với tiền lương, mà tiền lương dựa trên hiệu quả lao động, nên nếu làm nhiều mà cấp hàm thấp, hưởng lương thấp hơn rất nhiều là bất hợp lý.

Theo quy định hiện nay, Bộ Công an có 205 tướng, Bộ Quốc phòng có 415 tướng, phân cấp tướng cho vị trí nào do Bộ Chính trị quyết.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên tiếp cận và sửa đổi luật theo hướng không quy định cứng như hiện nay, về việc cấp tướng được phong cho vị trí nào, mà việc phong tướng nên dựa theo hiệu quả công việc, vào con người, trường hợp cụ thể. Một con người, trường hợp xứng đáng thì nên phong tướng, chứ không nên mặc định là vào vị trí nào đương nhiên sẽ là tướng.

Với công an và quân đội, Đảng ủy Công an T.Ư và Quân ủy T.Ư là nơi hiểu, nắm rõ bản chất công việc, nên theo tôi để Đảng ủy Công an T.Ư và Quân uỷ T.Ư điều tiết và quyết định bố trí phong hàm cấp tướng cho vị trí nào, để đảm bảo tính công bằng và cả sự động viên ở các nơi cho hợp lý, nếu quy định cứng như hiện nay sẽ tạo bất cập.

Chúng ta cũng không lo nếu để nội bộ công an hay quân đội tự quyết việc phong hàm cấp tướng, sẽ tạo ra tình trạng “lạm phát cấp tướng”, bởi số lượng đã được quy định cứng, vượt quá số lượng ấy cũng không được. Bên cạnh đó, Đảng uỷ Công an T.Ư hay Quân ủy T.Ư muốn phân bổ thế nào cũng phải xin ý kiến Bộ Chính trị, làm sao đảm bảo tính linh hoạt và sự công bằng tương đối. 

 Đại tá Nguyễn Hữu Cầu
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Ngày 6/11, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội - báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi trước Quốc hội. Theo ông Khoa, tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định cấp bậc hàm cao nhất chức vụ Thứ trưởng - Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là Thượng tướng như các Thứ trưởng khác.

Về trần cấp bậc hàm đối với Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ông Khoa cho biết, tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trần cấp bậc hàm của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là Trung tướng; Trưởng công an quận là Đại tá; Trưởng Công an huyện và thị xã là Thượng tá. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại có trần cấp bậc hàm là Đại tá.

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc cho ý kiến về Luật Công an nhân dân sửa đổi

Về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Văn Phúc [Hà Tĩnh] cho rằng, Giám đốc Công an các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương [trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh] là Đại tá, trong khi đó Trưởng Công an quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là Đại tá thì phải xem lại. Theo đại biểu, nếu Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cấp bậc là Đại tá thì Trưởng công an quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ là Thượng tá.

“Nếu trưởng công an các quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là Đại tá thì Giám đốc công an các tỉnh là Chuẩn tướng. Tôi đề nghị Chuẩn tướng rồi mà không ai giải trình. Không phải ý kiến của riêng tôi đâu, mà còn là ý kiến của một số đồng chí khác nữa”, đại biểu Phúc nói.

Về Giám đốc Công an Hà Nội, đại biểu Phúc tán thành với hàm Trung tướng, còn Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh theo đại biểu là Thiếu tướng. Giải thích ý kiến của mình, đại biểu cho rằng, Hà Nội là trung tâm chính trị quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh tuy rất quan trọng nhưng vẫn phải ưu tiên cho Thủ đô.

“Sẽ có tương quan nếu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô là Trung tướng. Còn Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh và Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh là Thiếu tướng. Rất là phù hợp và rất đẹp, không có gì phải thắc mắc cả”, đại biểu Nguyễn Văn Phúc phân tích.

Đại biểu Nguyễn Văn Minh [thành phố Hồ Chí Minh] thống nhất cấp bậc hàm của Giám đốc Công an Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là Trung tướng nhưng không đồng ý cấp quận là Đại tá, còn cấp huyện ở hai địa phương này là Thượng tá. Đại biểu cho rằng, trong cùng thành phố chức trách như nhau nhưng có người mang quân hàm Đại tá, người mang quân hàm Thượng tá dễ nảy sinh tư tưởng không tốt trong nội bộ. Vì vậy, đại biểu đề nghị trưởng công an huyện, quận, trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ được mang quân hàm Đại tá.

Ý kiến về vấn đề này, đại biểu Lê Nam [Thanh Hóa] cho rằng, phải quy định cả giáng chức sĩ quan không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm. “Nhiều địa phương tình hình an ninh trật tự được giao nhiệm vụ liên tục vi phạm pháp luật kéo dài nhưng người đứng đầu ở địa bàn đó không bị trách nhiệm gì cả. Biên giới Việt - Trung hàng lậu sang nhiều thế mà công an, bộ đội biên phòng, chức năng địa phương có bị trách nhiệm gì không? Nếu không buôn lậu mãi mãi như thế. Phải quy định điều kiện giáng chức, giáng cấp”, đại biểu Lê Nam đưa ra dẫn chứng cho đề xuất của mình.

Theo đại biểu Lê Nam, nếu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là Trung tướng thì ở thành phố trực thuộc Trung ương như Hải Phòng, Đà Nẵng phải là Thiếu tướng, chứ không thể là Đại tá. Đại biểu cũng cho rằng cấp hàm trong các đơn vị cần tính toán lại. Có những cấp hàm không thỏa đáng, như Chỉ huy Trưởng Phòng cháy chữa cháy lại bằng Giám đốc Công an tỉnh thì cực kỳ vô lý.

“Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mang cấp hàm Thiếu tướng, so với Giám đốc Công an Hải Phòng, Đà Nẵng lại cao hơn hẳn thì phải xem lại”, đại biểu Lê Nam phân tích.

Sáng ngày 6/11, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng, với Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh thì trần quân hàm Trung tướng là hợp lý vì Công an TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Công an chứ không trực thuộc Quân khu như bên quân đội.

Quang Phong

Cụ thể, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:

[1] Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;

[2] Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;

[3] Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:

+ Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;

+ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;

+ Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;

+ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;

[4] Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:

+ Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại mục [3] nêu trên;

+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;

+ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;

+ Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;

+ Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;

+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;

[5] Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;

[6] Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

[7] Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

[8] Thiếu tá: Đại đội trưởng;

[9] Đại úy: Trung đội trưởng;

[10]  Thượng úy: Tiểu đội trưởng.

Lưu ý:

-  Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.

- Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn tại mục [3] và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại mục [6] nêu trên.

-  Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề