Fe zn tác dụng dung dich h2so4 1m là gì năm 2024

Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở là E (CnH2mOn) và F (CmH2mOm) (MF < ME < 120). Thực hiện phản ứng chuyển hóa E, F theo các phương trình phản ứng hóa học sau:

Biết rằng, X, Y, Z, T, Q là các hợp chất hữu cơ; trong đó X và T có cùng số nguyên tử hiđro. Cho các phát biểu sau: (a) Có hai công thức cấu tạo ứng với chất E. (b) Chất F có phản ứng tráng bạc. (c) Đề hiđrat hóa X (xúc tác H2SO4 đặc, 170oC), thu được anken. (d) Cho a mol chất T tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2. (e) Trong công nghiệp, axit axetic điều chế trực tiếp được từ X.

Phản ứng Zn + H2SO4 loãng tạo ra H2 bay lên thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Zn có lời giải, mời các bạn đón xem:

  • Zn + 2H2SO4 đặc, nóng → ZnSO4 + SO2 + 2H2O
  • 3Zn + 4H2SO4 đặc, nóng → 3ZnSO4 + S + 4H2O
  • 4Zn + 5H2SO4 đặc, nóng → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

Zn + 2H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Quảng cáo

1. Phương trình hoá học của phản ứng Zn tác dụng với H2SO4 loãng

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

2. Điều kiện phản ứng Zn tác dụng với H2SO4 loãng

- Phản ứng diễn ra ngay điều kiện thường.

- H2SO4 loãng.

3. Hiện tượng phản ứng Zn tác dụng với H2SO4 loãng

- Mẩu kẽm tan dần, có khí thoát ra.

4. Phương trình ion rút gọn của phản ứng Zn tác dụng với H2SO4 loãng

Bước 1: Viết phương trình phân tử của phản ứng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Bước 2: Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử ta được phương trình ion đầy đủ:

Zn + 2H+ + SO42- → Zn2+ + SO42- + H2

Bước 3: Lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế ta được phương trình ion thu gọn:

Zn + 2H+→ Zn2+ + H2

5. Mở rộng kiến thức về kẽm (Zn)

5.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Quảng cáo

- Kẽm ở ô số 30, thuộc chu kì 4, nhóm IIB của bảng tuần hoàn.

- Trong các hợp chất, kẽm có số oxi hóa là +2.

5.2. Tính chất

- Zn là kim loại có màu lam nhạt. Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên

có màu xám.

- Kẽm là kim loại có khối lượng riêng lớn (D = 7,13g/cm3), có tonc = 419,5oC.

- Ở điều kiện thường, Zn khá giòn nên không kéo dài được, nhưng khi đun nóng từ 100 -

150oC lại dẻo và dai, đến 200oC thì giòn trở lại và có thể tán được thành bột.

- Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi của ZnO thì rất độc.

- Zn là một kim loại khá hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt. Phản ứng với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, ... và các dung dịch axit, kiềm, muối. Ví dụ:

Zn + S →to ZnS

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

5.3. Ứng dụng

- Mạ (hoặc tráng) để bảo vệ bề mặt các dụng cụ, thiết bị bằng sắt, thép để chống gỉ, chống ăn mòn.

Quảng cáo

- Chế tạo hợp kim như hợp kim với Cu - Zn.

- Chế tạo pin điện hóa, phổ biến nhất là pin Zn - Mn ... .

- Một số hợp chất của Zn dùng trong y học, chẳng hạn như ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...

6. Mở rộng kiến thức về H2SO4 loãng

H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.

-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro.

Ví dụ:

H2SO4 (loãng) + Mg → MgSO4 + H2 (↑)

3H2SO4 (loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)

Chú ý: Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với H2SO4 loãng.

Khi Fe tác dụng với H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là muối sắt (II)

H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2 (↑)

-Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.

Ví dụ:

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

-Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.

Quảng cáo

Ví dụ:

H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O

- Tác dụng với một số muối tạo thành muối sunfat và axit mới

Ví dụ:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là:

  1. 1,24gam
  1. 6,28gam
  1. 1,96gam
  1. 3,4gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Áp dụng nhanh công thức:

mmuối = mKL + mSO42− \= 0,52 + 0,015. 96 = 1,96 gam.

Câu 2: Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 57%
  1. 62%
  1. 69%
  1. 73%

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Đặt nZnSO4=x molnCuSO4=y mol

→ 65x + 80y = 21 (1)

nSO42−=nH2SO4→x + y = 0,3 mol (2)

→ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

→ %mZn= 62%

Câu 3: Hòa tan 0,4 gam SO3 vào a gam dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4 12,25%. Giá trị của a là

  1. 20,6 gam
  1. 16,9 gam
  1. 26,0 gam
  1. 19,6 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Khi hòa tan SO3 vào dung dịch xảy ra phản ứng:

SO3 + H2O → H2SO4

Khối lượng của H2SO4:

mH2SO4=0,4.9880+a.10100=0,1a+0,49(g)

Khối lượng dung dịch: m dd = a + 0,4 (g)

Ta có:

C%=0,1a+0,49a+0,4.100%=12,25%→a=19,6(g)

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa 1,96 gam muối tan. Giá trị của m là

  1. 0,24 gam
  1. 0,28 gam
  1. 0,52 gam
  1. 0,4 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Áp dụng nhanh công thức :

nSO42−môi trường = 0,5.n e nhận = nSO2\= 0,015 mol

mmuối = mKL + mSO42−

⇒ mKL = 1,96 – 0,015.96 = 0,52 gam.

Câu 5: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:

  1. 5,33gam
  1. 5,21gam
  1. 3,52gam
  1. 5,68gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nO (oxit) = nH+2\= 0,03 mol

→ mKL = m oxit – mO(oxit) = 2,81 – 0,03.16 = 2,33 gam

mmuối = mKL + mSO42− = 2,33 + 0,03.96 = 5,21gam

Câu 6: Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 12g chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X:

  1. 60%
  1. 72%
  1. 40%
  1. 64%

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Cu không tác dụng với H2SO4 loãng, nên chất rắnkhông tan là Cu

→ mCu = 12g → mFe = 20-12 = 8g

→ %mFe = 40%

Câu 7: Cho biết số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là?

  1. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIA. B. Ô 30, chu kì 5, nhóm IIB.
  1. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIB. D. Ô 30, chu kì 3 nhóm IIB.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cấu hình electron của Zn là: [Ar]3d104s2

Zn ở ô 30 (z = 30), chu kỳ 4 (4 lớp electron), nhóm IIB (2 electron hóa trị, nguyên tố d).

Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào sau đây?

  1. Cu. B. Pb. C. Zn. D. Sn.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Để chống ăn mòn, người ta dùng một kim loại có tính khử lớn hơn Fe, thường là Zn, ghép vào vỏ tàu biển bằng thép để bảo vệ vỏ tàu, như thế Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa trước.

Câu 9: Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ, ở anot xảy ra quá trình nào sau đây?

  1. Khử ion kẽm. B. Khử nước.
  1. Oxi hóa nước. D. Oxi hóa kẽm.

Đáp án: C

Điện phân ZnSO4

Anot (+): oxi hóa nước: 2H2O → 4H+ + O2 +4e

Catot (-): khử Zn2+: Zn2+ + 2e → Zn

Câu 10: X là một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,.... Chất X là

  1. Zn(NO3)2. B. ZnSO4. C. ZnO. D. Zn(OH)2 .

Đáp án: C

ZnO được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,..do ZnO có tính chất làm săn da, sát khuẩn, bảo vệ, làm dịu tổn thương da,..

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • 2Zn + O2 → 2ZnO
  • Zn + Cl2 → ZnCl2
  • Zn + Br2 → ZnBr2
  • Zn + I2 → ZnI2
  • Zn + S → ZnS
  • Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
  • Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2
  • Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
  • 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
  • 5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2+ 6H2O
  • 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O
  • 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
  • Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O
  • 3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O
  • 4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
  • Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2
  • Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
  • Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
  • Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4
  • 3Zn + 2Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2Fe
  • 3Zn + 2Fe(NO3)3 → 3Zn(NO3)2 + 2Fe
  • 3Zn + 2FeCl3 → 3ZnCl2 + 2Fe
  • Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
  • Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
  • Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
  • Zn + PbSO4 → ZnSO4 + Pb
  • Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
  • Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag
  • 8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3+4Na2ZnO2
  • 2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2
  • ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
  • ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
  • Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
  • Zn(OH)2 ↓+ 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
  • ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Zn tác dụng với H2SO4 có hiện tượng gì?

Dung dịch axit sulfuric (H2SO4) sẽ trở nên ấm lên do phản ứng exothermic, tức là tạo ra nhiệt độ. Kẽm (Zn) sẽ tan dần trong dung dịch axit sulfuric và hình thành kẽm sulfat (ZnSO4). Phản ứng này dẫn đến giảm màu của dung dịch axit sulfuric.

Dung dịch axit H2SO4 loãng tác dụng với một số kim loại như Zn Fe sinh ra sản phẩm gì?

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2.

Zn tác dụng với gì ra ZnSO4?

Trong phản ứng, kẽm sẽ tác động với axit sulfuric loãng. Axit sulfuric loãng (H2SO4 loãng), là một dung dịch axit sulfuric có nồng độ thấp. Axit này cung cấp ion hydrogen ( H+ ) và ion sulfate ( SO42−) trong quá trình phản ứng. Kẽm sulfate (ZnSO4) là muối kẽm tạo thành từ quá trình tác động giữa kẽm và axit sulfuric.

Fe H2SO4 có hiện tượng gì?

Trong phản ứng Fe +H2SO4 đặc, nhiệt độ cao của axit đặc sẽ tác động lên cấu trúc của kim loại sắt khiến cho sắt bị oxi hóa nhanh hơn và phản ứng sẽ diễn ra mạnh hơn. Phản ứng sẽ tạo ra khí hydro (H2) và muối sunfat sắt (II) FeSO4 cũng như khí SO2 nếu quá ttrinhf oxi diễn ra mạnh.