Định nghãi độ hạ mực nước giới hạn là gì năm 2024

Báo cáo hiện trạng khai thác nước ngầm việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

MỤC LỤC

  1. Mở đầu

I.1. Thông tin về tổ chức/cá nhân là chủ công trình khai thác nước dưới đất

Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH CÔN ĐẢO RESORT

Địa chỉ: Bãi Đất Dốc, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Điện thoại: 0254 383 1222 Fax: 0254 3630802

Người đại diện: Bà Lưu Thị Thu Hà Chức vụ: Phó Tổng Giám Đốc

Giấy chứng nhận đầu tư số 9846244464 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 22 tháng 03 năm 2004 và chứng nhận thay đổi lần thứ 13 ngày 14 tháng 07 năm 2016.

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, khu nghỉ mát và các dịch vụ liên quan.

I.2. Các thông tin, thông số cơ bản của các công trình khai thác nước dưới đất

Loại hình công trình: Công trình khai thác nước dưới đất

Mục đích khai thác: Phục vụ sinh hoạt và tưới cây.

Yêu cầu về chất lượng nước: Nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước uống và nước dùng cho sinh hoạt về phương diện vi sinh và hóa lý được Nhà nước ban hành.

Tổng lượng nước khai thác theo giấy phép: 100m3/ngày.đêm

Tổng số giếng khai thác: 2 giếng khoan

Tầng chứa nước: Holocen (qh).

Chế độ khai thác: Không liên tục 02 – 06 giờ/ngày, khai thác 01 giờ nghỉ 3 giờ để mực nước phục hồi.

I.3. Khái quát về nội dung cơ bản của báo cáo

· Hiện trạng công trình

Vị trí công trình khai thác: Bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vị trí tọa độ, lưu lượng và các thông số của giếng cụ thể như sau:

Số hiệu giếng

Tọa độ (gauss HN 72 KT 1070)

Lưu lượng (m3/ngày)

Chế độ khai thác (giờ/ngày)

Ống lọc (m)

Mực nước tĩnh (m)

Mực nước động (_m)

X

Y

Từ

Đến

KT1-ĐDCD01

992179,52

459426,44

50

2 - 6

9,4

15,4

0,23

5,11

KT1-ĐDCD02

992184,10

459402,32

50

2 - 6

5,4

11,4

0,35

4,39

· Đặc điểm cơ bản về nguồn nước dưới đất (tầng chứa nước Holocen)

Trầm tích Holocen phân bố rộng khắp dự án. Tuy nhiên đồi cát phía Tây Nam khu vực dự án do phân bố ở cao độ cao hơn mực nước biển nên trầm tích Holocen khu vực này không chứa nước. Tầng chứa nước chủ yếu ở phần diện tích Đông Bắc khu vực dự án.

Đây là tầng chứa nước có áp nhẹ đến không áp, mực nước tĩnh nằm nông, động thái mực nước sẽ dao động theo mùa. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước.

Đường ranh giới nước nhạt – mặn của tầng chứa nước Holocen chưa được xác định cụ thể nhưng đánh giá sơ bộ cho thấy nó nằm song song với đường nước biển và về phía Đông của suối cạn trong khu vực dự án.

· Ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước và môi trường.

- Ảnh hưởng đến nguồn nước

Khi khai thác nước, sẽ tạo ra sự dịch chuyển của nước từ tầng trữ nước ở khu vực xung quanh vào trong giếng, ranh giới ảnh hưởng giữa các vùng khai thác và các vùng xung quanh bị ảnh hưởng, kéo theo sự xâm nhập của các chất có trong nước ngầm ở các vùng xung quanh vào nước giếng của vùng khai thác, làm thay đổi chất lượng nước. Từ kết quả phân tích chất lượng nước ngầm và có thể kết luận chất lượng nước ngầm khai thác ở khu vực đảm bảo quy chuẩn.

- Ảnh hưởng đến môi trường

Cho đến nay công trình khai thác chưa có tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất nên không đánh giá được cụ thể. Tuy nhiên, theo quan sát bước đầu các hiện tượng biến đổi mực nước, chất lượng nguồn nước và các biểu hiện sụt lún mặt đất, biến dạng công trình do khai thác nước gây ra là chưa thấy.

I.4. Các tài liệu làm căn cứ lập báo cáo

1.4.1. Các căn cứ pháp lý

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 201/2013/NĐ- CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường về quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Thông tư 27/2014/TT- BNTMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

- Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 23/08/2011 của UBND tỉnh BRVT ban hành quy định về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu.

Các Hồ sơ pháp lý

- Giấy chứng nhận đầu tư số 9846244464 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 22 tháng 03 năm 2004 và chứng nhận thay đổi lần thứ 13 ngày 14 tháng 07 năm 2016;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 67/GP.UBND ngày 13 tháng 10 năm 2015.

1.4.2. Các quy chuẩn về chất lượng nước

- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

- Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

I.5. Thông tin về tổ chức lập báo cáo

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐT VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 08 22 142 126 - Email: [email protected]

II. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình

II.1. Nhu cầu sử dụng nước dưới đất

Mục đích sử dụng nước: Phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, du khách, cấp cho hồ bơi và tưới cây xanh trong khuôn viên.

Nhu cầu sử dụng nước: Theo nhật ký quan trắc nước, nhu cầu sử dụng trung bình hàng tháng trong năm 2019 như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB m3/tháng

2970

2151

2580

2807

2924

2477

2911

2916

2814

2212

2255

1661

TB m3/ngày

99

72

86

93

97

82

97

97

94

73

75

55

(Tham khảo nhật ký vận hành giếng khoan của Công ty TNHH Côn Đảo Resort)

II.2. Biến đổi lưu lượng qua các thời kỳ.

Đặc thù của loại hình công ty là nước sử dụng chính cho mục đích sinh hoạt của toàn bộ Resort. Vì vậy, từ khi đi vào khai thác nguồn nước cho đến nay; lưu lượng nước biến đổi qua các thời kỳ không đáng kể vì các lý do sau:

- Loại hình hoạt động của công ty sử dụng nước ổn định.

- Số lượng giếng khai thác và kết cấu giếng để khai thác nước phục vụ cho hoạt động của công ty vẫn giữ nguyên (là 02 giếng) chưa tăng thêm giếng với lượng công nhân viên và thực khách hiện tại của công ty.

- Thời gian khai thác được xác định là: không liên tục 2 – 6 giờ/ngày, khai thác 1 giờ nghỉ 3 giờ để mực nước phục hổi, với thời gian này đảm bảo cung cấp nước cho công ty. Đây cũng là thời gian khai thác từ năm 2015.

Như vậy, lưu lượng nước qua các thời kỳ không bị thay đổi với công suất khai thác và chế độ khai thác như đã trình bày. Điều này cho thấy tính ổn định chung của tầng chứa với kết cấu giếng khai thác đã lắp đặt là hợp lý, không làm tác động đến tầng chứa.

II.3. Hiện trạng khai thác hiện tại

* Vị trí công trình

Vị trí khai thác nước nằm trong phạm vi đất của Công ty TNHH Côn Đảo Resort, có tọa độ theo hệ VN 2000 như sau:

- GK1 (1711 571; 600 165) X – 992179,52; Y – 459426,44

- GK2 (1711 549; 600 167) X – 992184,10; Y – 459402,32

* Sơ lược công trình khai thác

- Cấu tạo giếng khoan:

Cấu tạo của giếng 1 và giếng 2 giống nhau, cấu tạo của mỗi giếng như sau:

Chiều sâu giếng: Giếng có chiều sâu tính từ miệng giếng đến đáy của giếng là 30m.

Cửa giếng hay miệng giếng: Dùng để theo dõi, kiểm tra sự làm việc của giếng. Trên cửa giếng là máy bơm và ống đẩy để đưa nước lên bể chứa. Miệng giếng được lắp đặt cao hơn mặt đất xung quanh miệng giếng là 0,3m.

Ống chống: Là ống thép không gỉ dày 3mm nối với nhau bằng mặt bích. Ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lỡ giếng. Chiều dài các ống chống 10m, đường kính ống 100mm. Miệng ống chống cao hơn mặt đất xung quanh miệng giếng là 0,2m.

Ống lọc: Hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan, đặt trực tiếp trong đất chứa nước để thu nước vào giếng và ngăn không cho bùn cát chui vào giếng, nó được làm bằng ống thép có các lỗ khoan d = 15mm với chiều dài 03m và đường kính 60mm. Bên ngoài ống là lớp dây đồng ngăn cách có đường kính d = 3mm quấn theo hình xoắn ốc và ngoài cùng bọc lớp đan bằng đồng có d = 1mm.

Ống lắng: Ở cuối ống lọc có chiều dài 02m để giữ cặn, cát chui vào giếng được làm bằng thép không gỉ có bề dày 3mm.

Cách ly nước mặt và nước dưới đất. Để cách ly nước mặt và nước dưới đất, bảo vệ giếng khỏi bị ô nhiễm từ mặt đất, công ty sử dụng vữa XM.M100 trám tại chỗ xung quanh miệng ống, diện tích phần trám vữa XM.M100 có đường kính tính từ tâm ống giếng r = 1m, chiều sâu 0,5m từ mặt đất.

+ Lưu lượng khai thác tối đa 2 giếng: 100m3/ngày đêm.

+ Chế độ khai thác: : không liên tục 2 – 6 giờ/ngày, khai thác 1 giờ nghỉ 3 giờ để mực nước phục hổi

+ Tình trạng hoạt động của giếng: bình thường

II.4. Diễn biến mực nước

Mực nước trong giếng khi bơm làm việc gọi là mực nước động (MNĐ). Hiệu số giữa mực nước tĩnh (MNT) và MNĐ là độ hạ mực nước trong giếng khi bơm, ký hiệu là S. Độ hạ mực nước (S) là một đại lượng rất quan trọng khi tính toán giếng khoan. Nếu độ hạ mực nước tính ra:

- Nhỏ quá là chưa sử dụng hết khả năng cung cấp nước của tầng chứa nước.

- Lớn quá sẽ làm tăng áp lực toàn phần của máy bơm, do đó làm tăng chi phí quản lý.

- Nếu lớn quá mức là đã sử dụng quá khả năng cung cấp nước của tầng chứa nước, trường hợp này giếng làm việc không ổn định (liên tục). Khi đó cần tăng số lượng giếng.

- Trong thực tế, đối với cả tầng chứa nước có áp và không áp, mối quan hệ Q = f(S) luôn khác với lý thuyết, mối quan hệ Q = f(S) là một đường cong và phụ thuộc vào thực tế, các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen được cấu tạo bởi các thành phần cát, cuội, sỏi, sạn, có hình dạng và kích thước rất khác nhau nên hình dạng lỗ hổng hữu hiệu của các lỗ hổng mà dòng thấm của nước chuyển động qua cũng khác nhau.

- Qua kết quả quan trắc mực nước cho thấy mực nước thực tế khai thác giao động trong giới hạn cho phép của Giấy phép. Cụ thể:

+ KT1-ĐDCD01: MNT 0,5 – 1,8m; MNĐ 1 – 4,5m

+ KT1-ĐDCD02: MNT 0,5 – 1,3m; MNĐ 1,5 - 4m

II.5. Các thông số khai thác của công trình trong thời gian tới

* KT1-ĐDCD01:

- Lưu lượng khai thác: 50m3/ng.đ

- Chế độ khai thác: 02 – 06 giờ/ngày, khai thác 1 giờ nghỉ 3 giờ để mực nước phục hồi.

- Chiều sâu mực nước tĩnh: 0,5m

- Chiều sâu mực nước động lớn nhất: 4,5m

- Tầng chứa nước khai thác: Holocen

* KT1-ĐDCD02:

- Lưu lượng khai thác: 50m3/ng.đ

- Chế độ khai thác: 02 – 06 giờ/ngày, khai thác 1 giờ nghỉ 3 giờ để mực nước phục hồi.

- Chiều sâu mực nước tĩnh: 0,5

- Chiều sâu mực nước động lớn nhất: 4m

- Tầng chứa nước khai thác: Holocen.

Nhìn chung, đối với loại hình hoạt động của công ty thì nguồn nước được sử dụng chính cho mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nước uống, nước tưới cây và PCCC. Lượng nhân viên ổn định từ khi công ty đi vào hoạt động và chưa phát sinh các nguồn khác. Vì vậy, các thông số khai thác của công trình không có biến đổi.

II.6. Phương án quan trắc giếng khai thác

· Nội dung quan trắc

- Nội dung quan trắc mực nước gồm:

+ Quan trắc mực nước tĩnh.

+ Quan trắc mực nước động.

+ Độ hạ thấp mực nước khai thác.

- Quan trắc lưu lượng nước khai thác: theo đơn vị l/s hoặc m3/h.

- Lấy mẫu và phân tích các thông số về chất lượng nước ngầm khai thác.

- Thiết bị quan trắc: Thiết bị quan trắc thủ công

· Chế độ quan trắc

- Mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau) tiến hành đo 10 lần trong một tháng vào các ngày 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30. Riêng tháng 2 không có ngày 30 chuyển đo ngày 1 tháng 3.

- Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): Đo 10 lần trong một tháng vào các ngày 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30.

- Các nội dung quan trắc được so sánh thiết kế và tiêu chuẩn cho phép, tổng hợp thành báo cáo và trình lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác nước ngầm dưới đất.

- Giám sát đột xuất: Khi có sự cố xảy ra hoặc có kiến nghị của địa phương hay khiếu nại của nhân dân.

- Các nội dung quan trắc được so sánh với các quy chuẩn, thiết kế, tổng hợp thành báo cáo và trình lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác nước dưới đất.

II.7. Kết quả phân tích mẫu nước

Địa điểm lấy mẫu: RESORT SIX SENSES

Địa chỉ: Bãi đất dốc, Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Mã số: 17-1.1207.07/KQ

Loại mẫu : Nước ngầm

Vị trí lấy mẫu : NN1: Tại giếng khoan

Mô tả mẫu : NN1: Mẫu trong, không cặn

Ngày lấy mẫu : 17/12/2019

Thời gian thử nghiệm : 18/12/2019 – 24/12/2019

Thời gian lưu mẫu : 7 ngày kể từ ngày trả kết quả

Phương pháp lấy mẫu

TCVN 6663-11 : 2011 : Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

TCVN 6663-3 : 2008 : Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

TCVN 6663 -1 : 2011 : Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

PHƯƠNG PHÁP THỬ

KẾT QUẢ

NN1

QCVN

09-MT 2015/

BTNMT

1

pH (b)

-

TCVN 6492 : 2011

5,93

5,5 - 8,5

2

Độ đục (b)

NTU

SMEWW 2130.B:2012

5,41

-

3

Độ màu (b)

Pt/Co

SMEWW 2120C:2012

12,6

-

4

Độ mặn(c)

SMEWW 2520.B,C,D:12

0,057

-

5

Độ cứng tổng (CaCO3) (b)

mg/L

TCVN 6224:1996

156,2

500

6

Chỉ số pecmanganat(b)

mgO2/L

TCVN 6186 : 1996

0,653

-

7

Clorua (Cl-) (b)

mg/L

TCVN 6194 : 1996

169,3

250

8

Florua (F-) (c)

mg/L

SMEWW 4500-F.D :2012

0,136

1,0

9

Nitrit (tính theo N)(b)

mg/L

SMEWW 4500-NO2-B:12

KPH(MDL=0,003)

1,0

10

Asen (As) (b)

mg/L

SMEWW 3113B:2012

KPH(MDL=0,0017)

0,05

11

Sắt (Fe) (b)

mg/L

SMEWW 3111B:2012

1,315

5

12

Coliform(b)

MPN/

100mL

TCVN 6187 – 2:1996

6

3

(Nguồn: Công ty TNHH TMDV TV MT Tân Huy Hoàng)

Ghi chú: Kết quả đo đạc và thử nghiệm có giá trị tại thời điểm đo và trên mẫu thử.

- MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp; KPH: Không phát hiện

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- (b). Chỉ tiêu được Bộ Tài nguyên và Môi trường Công nhận

Nhận xét: dựa vào bảng kết quả cho thấy các chỉ tiêu trong nước dưới đất đều đạt tiêu chuẩn QCVN 09 – MT:2015/BTNMTvà được dùng để sử dụng sinh hoạt và tưới cây trong khu vực khuôn viên resort.

III. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép

III.1. Tình hình thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

- Công ty đã tuân thủ đúng các nội dung quy định trong giấy phép số 67/GP.UBND ngày 13/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu.

- Thực hiện việc quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước trong quá trình khai thác theo quy định và lập sổ vận hành các giếng khai thác

- Thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác theo đúng quy định:

Phần miệng giếng phải được lắp đặt cao hơn mặt đất ít nhất 0,3m, xây dựng thành giếng, có nắp đậy để bảo vệ giếng. xung quanh giếng được tôn cao, đổ bê tông để ngăn nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước.

- Đới phòng hộ vệ sinh bán kính 30m quanh khu vực giếng khoan được bảo vệ, vệ sinh sạch sẽ.

III.2. Nhu cầu kế hoạch sử dụng nước năm tiếp theo

Tiếp tục khai thác sử dụng nước theo đúng quy định như trong giấy phép được cấp.

IV. Các cam kết của chủ công trình

Công ty TNHH Côn Đảo Resort xin cam kết:

- Đảm bảo tính trung thực, khách quan về các số liệu có liên quan trong báo cáo.

- Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và các quy định nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ đúng theo các quy chuẩn quy định: QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, QCVN 01:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý nước trước khi sử dụng, và chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

- Cam kết thực hiện đúng các quy định trong giấy phép khai thác nước dưới đất nếu được cấp phép.

- Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty cam kết thực hiện tốt chế độ quan trắc, bảo hộ công trình khai thác, đảm bảo công trình hoạt động tốt.

  1. Kết luận và kiến nghị

V.1. Kết luận

Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất công trình của Công ty TNHH Côn Đảo Resort được lập trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Qua tổng thể các mặt đã phân tích, đánh giá nêu trên, báo cáo khai thác nước dưới đất tại công trình này đã làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Lưu lượng khai thác ổn định, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt tại Công ty.

- Căn cứ kết quả khai thác nước trong thời gian qua, có thể khẳng định được việc khai thác nước dưới đất tại Công ty sẽ không làm ảnh hưởng chung đến chất lượng nguồn nước và không làm ảnh hưởng đến môi trường môi sinh.

Như vậy, báo cáo đã làm sáng tỏ các vấn đề về khả năng phong phú nước, khả năng khai thác thực tế và mục đích sử dụng nước.

V.2. Kiến nghị

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, hướng dẫn cho đơn vị thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Số 67/GP.UBND ngày 13 tháng 10 năm 2015.