Di quan là gì

Đám tang là một nghi lễ lớn, nghi lễ cuối cùng trong đời một con người. Ở phương Đông, dường như nghi lễ là thứ quan trọng nhất nên mới có câu “tiên học lễ”. Trong những câu chửi bới rủa sả, một trong những câu độc địa nhất là “đồ chết đường, chết chợ” vì khi chết đường chết chợ sẽ không được hưởng nghi lễ đám tang một cách đầy đủ, trọn gói.

Có một câu đố là "cái gì người mua thì không dùng mà người dùng thì không mua?" Trả lời đó là cái vòng hoa đám tang. Đám tang là một sự kiện mà những người tổ chức nó để cho người đã khuất.  Trong đám tang có nhiều nghi lễ một phần để chứng tỏ sự kính thờ người đã khuất, một phần, theo người còn sống, để người đang trên đường trở về với cát bụi yên lòng.

Những nghi lễ truyền thống

Nghi lễ đám tang Việt hình như được thiết kế theo nghi thức tang lễ có gốc từ sách “Văn công gia lễ” của Chu Hy đời nhà Tống bên Tàu, giản lược theo “Thọ mai gia lễ” của Hồ Sĩ Dương đời Lê. Nghi lễ đám tang  ấy thể hiện rất rõ quan điểm con người là do khí âm, khí dương hòa hợp lại, con người có hồn có vía nên dù đã nhắm mắt xuôi tay vẫn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người sống. Đám tang  là một nghi lễ với những thủ tục quy định nghiêm ngặt, nào “Thiên chính tẩm” [dời ra giữa nhà], nào lắng nghe “Di ngôn” [lời trăng trối], nào “Gia tân y” [thay quần áo], nào “Hạ tịch” [đặt xuống chiếu trải dưới đất], nào “Trị quan” [chuẩn bị quan tài], nào “Nhập quan”  [đặt vào quan tài]…

Rồi trong đám tang có các lễ như Thành phục [lễ phát tang], Di quan [lễ chuyển cữu], lễ hạ huyệt, tế Thổ địa… Các nghi thức trong đám ma nhiều khi có ý nghĩa thực tế nhất định, ví dụ thủ tục Hạ tịch là đặt thi thể xuống đất cầu mong người đã khuất khi gặp khí âm của đất may ra sống lại; lễ Phạm hàm bỏ gạo trắng hay ba đồng tiền vào miệng người chết để người quá cố không còn khát vọng tầm thường, thù oán quấy rối người sống…

Ngày xưa, trong đám tang con cháu người thân phải ăn mặc lôi thôi, mặt mày tiều tụy để chứng tỏ cha mẹ chết đi con cháu trở thành kẻ mồ côi, khốn cùng... Ngày nay, thời đại công nghiệp, nhiều thứ cũng được châm chước; hoặc nghi lễ đám tang phức tạp quá nên con cháu, người thân phải phó mặc giao trọn gói cho nhà đám.

Buồn vui chuyến đi cuối của đời người

Trong đám tang thường có ban nhạc hiếu đến đánh trống, thổi kèn để tạo nên không khí cho đám. Tiếng nhạc đám tang ở miền Bắc ngoài kèn, trống còn có vài cây nhị rền rĩ nỉ non như tiếng khóc. Tiếng nhạc đám tang ở miền Nam có thể là nhạc kèn Tây chơi cả những bản trữ tình, để mua vui cho người chết, để làm cho không khí đám ma đỡ căng thẳng, buồn bã. Nhiều đám tang ở Sài Gòn chẳng có chút gì ai oán thảm sầu, thậm chí còn… vui như hội. Không còn ai lạ lẫm khi nghe điệu lăm-ba-đa nóng bỏng hay nhạc khúc shalala rộn ràng trỗi lên giữa các đám tang ấy. Có người bình luận: “Trường học không dạy học sinh ngả nón khi gặp xe tang thì chuyện đám ma mà tấu nhạc quán bar cũng là điều dễ hiểu”.

Trong đám tang, nhiều khi có bài điếu văn được viết công phu ca ngợi thân thế, sự nghiệp của người đã khuất được viết lâm ly bi thiết khiến người dự đám không khỏi thương tiếc, sụt sùi. Điếu văn như thể để người lương thiện ra đi thanh thản, để gia quyến người đã khuất dù có mất mát, đau thương cũng được an ủi, tự hào. Đôi khi, người ta bỗng nghĩ lúc sống, phải sống sao để lúc ra đi, vong linh không phải hổ thẹn khi nghe điếu văn tiễn biệt mình.

Ngày xưa, khi đã nhiều tuổi ít ai sợ chết bởi quan điểm “sống gửi thác về” là phổ biến, chết là được đi gặp ông bà, được “ngồi trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”. Ngày xưa, người ta coi chết là đi sang một thế giới khác, có khi còn sung sướng hơn. Giờ đây, đời sống khấm khá hơn có vẻ như người ta “tham sống sợ chết”.

Cuộc đời là những chuyến đi. Chuyến đi cuối cùng của đời người là đi vào lòng đất - chuyến đi có lẽ là hoành tráng nhất, có kèn có trống tiễn đưa. Đám tang như một lời nhắc nhở về sự hữu hạn của đời người, để người ta đỡ tham sân si, để thấy “Vua Ngô băm sáu tàn vàng/Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì”.

Dù chu đáo thế nào chăng nữa, tang gia thường bối rối nên dễ để xảy ra những sơ suất khiến người ta chê bai nên có câu “ma chê cưới trách”. Bởi vậy, có lẽ chẳng nên chê bai đám ma nhỏ hay cũng chẳng nên khen đám ma to làm gì...

Ý kiến

Nhân đọc loạt bài Trào lưu xăm mình trong giới trẻ...

* Bố tôi cũng có một hình xăm trên bắp tay, xăm hẳn hình một chú lực sĩ đang gồng tay giơ nắm đấm trông rất “ngầu”. Chúng tôi lớn lên cùng với cái hình xăm rất “ngầu” ấy và thấy nó cũng thật hiền giống bố. Có lần tôi hỏi vì sao bố lại đi xăm mình, thì khá bất ngờ khi nghe ông trả lời: “Thì cũng do tuổi trẻ bồng bột, nhưng người ta chỉ bồng bột trong một phút đó thôi, chứ sao bồng bột cả đời được, bố lỡ xăm rồi nhưng vẫn sống tốt, vẫn được mẹ con tin tưởng, lâu dần bố cũng thấy hình xăm đó trông cũng hay và chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc sống của mình”.

Minh Hương [mhuongtr@... Com]

* Thực ra việc đi xăm mình cũng đơn giản như đi xỏ lỗ tai, nguy cơ sức khỏe này kia cũng có nhưng không đến nỗi nghiêm trọng như vậy. Đó cũng là quyền tự do cá nhân của mỗi người. Chỉ có điều nên cân nhắc kỹ một chút vì hình xăm không thay đổi được.

Anh Tuấn [Hà Nội]

... và Đàn ông và ngày 8.3

* 8.3 năm nào tôi cũng xin nghỉ phép, ở trọn một ngày để “phục vụ” bà xã. Nào là đi đón con, tắm con, dạy con học… cho đến lau nhà, giặt đồ, rửa chén… và lăn vào bếp! Có năm tôi đưa bà xã và mấy đứa nhỏ đi du lịch ngắn đâu đó để ăn mừng ngày của “bả”. Còn những ngày bình thường, tôi cũng… hơi lười, cũng có phụ vợ chuyện này chuyện kia nhưng không nhiều, chỉ siêng năng trọn vẹn mỗi ngày 8.3 thôi. Nghĩ cũng thấy bất công, bởi vậy bà xã tôi cứ cằn nhằn miết.

Trọng Hiếu [trtrhieu@…com]

* Mặc ai tưng bừng, hớn hở với ngày 8.3, riêng ông xã tôi vẫn hờ hững. Không quà, không hoa, không lăn xả phụ vợ gì cả. Nhưng nếu được chọn, tôi vẫn quyết định lấy anh ấy, vì hầu như cả năm, ngày nào anh ấy cũng xắn tay áo vào phụ giúp, đỡ đần cho vợ. Thậm chí, có những ngày chẳng phải sự kiện gì quan trọng anh ấy cũng âm thầm mua hoa để trên bàn làm tôi rất bất ngờ.

Hiền Anh []

Phạm Hùng

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LỄ TANG

Lễ Động Quan

Hiện nay, ở các vùng quê người ta thường chỉ mua Quan tài còn công việc tẩn liệm và khiêng Quan tài thì do thanh niên trong làng [hoặc hội làng] đảm nhận. Khi xong việc gia chủ chỉ cần mời họ ở lại ăn uống là đủ. Tuy nhiên, ở thành phố mọi việc đều do các Trại hòm [Cơ sở phục vụ mai táng] đảm nhận.

Phật Giáo

Trước giờ động quan, thầy tụng đọc kinh, làm lễ Cáo đạo lộ [còn gọi là lễ Cúng đường]. Tang chủ cần hỏi các Sư trước về cách sắp đặt lễ cúng, đồ cúng tại nhà cũng như tại nghĩa trang để chuẩn bị cho chu đáo.

Tiếp theo là lễ Bái quan: Khi được phép của gia chủ, người chấp hiệu [là người chỉ huy, đội trưởng của các nhân viên mai táng] sẽ điều khiển nhân viên hành lễ. Người phụ tá đốt đèn, nhang rồi phân phát cho từng nhân viên đang quỳ dọc hai hàng trước quan tài. Người chấp hiệu vái lạy, thắp nhang, cột khăn tang, đốt giấy vàng mã, rải gạo muối..

Sau đó, toàn bộ nhân viên đồng loạt qùy trước linh cữu lạy hai lạy, xin phép được di quan đến nơi an táng. Theo Phật giáo, khi khiêng quan tài thì tuân theo nguyên tắc đầu quan tài đi trước, chân quan tài đi sau. Các con trai chia nhau cầm bát nhang, hình, bài vị ... bước theo các vị Sư đi trước quan tài. Con gái, cháu, chắt ... phải đi sau quan tài. Khi linh cữu vừa ra khỏi nhà, gia chủ sẽ cho người đập vỡ cái siêu đất để dưới quan tài [với ý nghĩa là mong cho linh hồn người chết mau được siêu thóat].

Người chấp hiệu sẽ điều khiển cho quan tài quay lại chào nhà lần cuối. Quan tài được hạ đầu xuống ba lần. Ra khỏi nhà, quan tài được khiêng trên vai một đoạn rồi mới đưa lên xe tang. Nếu người chết lớn tuổi, người ta còn tổ chức ' đi bộ ' một đọan để những người già có thể đưa tiễn thêm. Đòan đi bộ do các Sư dẫn đầu, tiếp theo là cờ, lộng, một cái bàn có giá để treo tấm triệu, một bàn vong, đi kèm với bàn vong là các con trai, cháu đích tôn...Con cháu mang tang sẽ đi bộ theo sau xe tang. Những người có tang được che bằng Phương du [đó là một tấm bạt lớn, có bốn cây để chống bốn phía, đươc bốn người cầm], theo sau là những người đưa tiển. Nếu gia đình có mời ban nhạc thì ban Nhạc nam đi trước quan tài, ban Kèn tây sẽ đi sau. Đọan đường " Đi bộ " không nên quá dài vì dễ gây cảnh ùn tắc giao thông.

Đòan xe tang thường gồm có một xe chở các nhà Sư dẫn đầu. Theo sau là xe chở quan tài và các xe đưa khách chạy sau cùng. Gia đình nên chuẩn bị sẳn một lộ trình thống nhất, thông báo trước cho các tài xế hầu tránh trường hợp đòan xe bị cắt khúc, lạc đường. Tốc độ của đòan xe nhanh hay chậm do xe dẫn đầu quyết định.

Công Giáo

Lễ động quan theo Công giáo được chia làm hai phần. Đầu tiên, bà con trong họ sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cữu sẽ được đưa vào nhà thờ làm lễ. Thông thường, lúc sinh thời người chết đi lễ tại đâu thì sẽ được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ. Đặc biệt, nếu người chết đã từng làm Cha Sở hoặc người chết là cha, mẹ của Cha Sở hay các vì nữ tu thì sẽ được nhiều Cha đến làm lễ Đồng tế. Người theo đạo công giáo ít khi mời các ban Nhạc nam mà họ thường chỉ sử dụng Ban kèn tây khi đưa tiễn.

Xem tiep trang Le tang Dau hieu bao truoc Cong viec chuan bi - Nhung viec can lam ngay Le nhap liem Mau don, mau cao pho An tang - Hoa tang - Thien tang ... Le dong quan Le cung trong dam tang Giai thich tu ngu/hien tuong Tang phuc Nhung van de lien quan Kieng ky trong dam tang Lien he voi chung toi


--

Video liên quan

Chủ Đề