Thời gian tác nghiệp là gì

Hoạch định tác nghiệp là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và trong thời gian ngắn [thường là hằng tháng hay hằng năm]. Nội dung chủ yếu của hoạch định tác nghiệp là định ra chương trình hoạt động ngắn hạn, sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ để hoàn thành các nhiệm vụ đã được đề ra.

Hoạch định tác nghiệp có thể mô tả bằng quá trình xác định các kế hoạch cho những hoạt động không lặp lại [chương trình, dự án, ngân sách] và kế hoạch thường xuyên chính sách, thủ tục, qui định].

Kế hoạch đơn dụng

Nhằm vào những hoạt động không có khả năng được lặp lại trong tương lai hay nói cách khác là nó chỉ sử dụng một lần [ví dụ như mở rộng một phân xưởng của xí nghiệp].

[a]  Chương trình

Chương trình có thể có qui mô lớn như đưa chương trình người lên mặt trăng, chương trình xoá đói giảm nghèo hoặc đơn giản như chương trình nâng cao trình độ  ngoại ngữ của bộ phận tiếp tân của một khách sạn. Các bước xây dựng và thực hiện chương trình gồm:

–  Xác định những bước chính cần thiết để đạt mục tiêu.

–  Các bộ phận hoặc thành viên chịu trách nhiệm cho mỗi bước.

–  Thứ tự và thời gian dành cho mỗi bước.

[b]  Dự án

Qui mô nhỏ hơn và có thể là một bộ phận của chương trình, được giới hạn nghiêm ngặt về các nguồn lực sử dụng và thời gian hoàn thành.

[c]  Ngân sách

Là một biểu mẫu về các nguồn tài chánh được phân bổ cho những hoạt động đã định, trong một khoảng thời gian dự kiến. Ngân sách là thành tố quan trọng của chương trình và dự án là công cụ để kiểm soát hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Kế hoạch thường xuyên

Hướng vào những hoạt động của đơn vị được đánh giá có khả năng hoặc chắn chắn được lập lại ở tương lai. Với những hoạt động này, nhà quản trị không cần thiết phải mất thời gian để tìm kiếm một quyết định vì một tình thế tương tự sẽ xảy ra và đã có một đối sách phù hợp giải quyết.

[a]  Chính sách

Là những đường lối chỉ đạo tổng quát để làm quyết định. Nó thiết lập những giới hạn, kể cả những điều có thể làm hoặc không thể làm của những quyết định.

Một vài chính sách có liên quan đến những vấn đề hết sức quan trọng như chính sách đãi ngộ trí thức, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm v.v… trong khi một số chính sách khác chỉ liên quan đến những vấn đề thứ yếu như y phục của nhân viên, chính sách tăng lương cho nhân viên có thêm bằng cấp ngoại ngữ hoặc chuyên môn …

Chính sách được thiết lập chính thức và cân nhắc cẩn thận bởi những nhà quản trị cấp cao vì:

–  Họ cảm nhận được nó sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị.

–  Họ muốn ở vài góc độ, đơn vị sẽ mang dấu ấn phản ánh những giá trị cá nhân của họ.

–   Họ cần xoá những xung đột hay làm sáng tỏ những điều còn tồn tại mơ hồ ở cấp dưới.

Chính sách cũng có thể coi như là mặc nhiên khi một vài sự kiện được lập đi lập lại mà nhà quản trị cấp cao không phủ nhận chúng.

Chính sách cũng có thể trở thành đối sách khi bị áp lực từ bên ngoài.

[b]  Thủ tục

Là những hướng dẫn chi tiết để thực hiện chính sách trong một hoàn cảnh cụ thể.

[c]  Qui định

Là những tuyên bố về một số việc được phép hay không được phép làm.

Kế hoạch thường xuyên đôi khi gặp khó khăn và dễ mang đến sai lầm cho nhà quản trị, vì một đối sách đã có thể không còn chính xác nữa. Vì thế kế hoạch thường xuyên phải được diễn giải và sử dụng hết sức linh hoạt.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hoạch định tác nghiệp là gì
  • tác nghiệp là gì
  • hoạch định tác nghiệp
  • dđịnh nghĩa về tiêu chuẩn tác nghiệp
  • hoạch định đơn dụng
  • ke hoach thuong xuyen va ke hoach don dung
  • trinh bay cac noi dung co ban cua hoach dinh tac nghiep
  • ví dụ hoạch định tác nghiệp
  • ví dụ về hoạch định tác nghiệp
  • ,

    Chắc hẳn trong chúng ta nhiều người đã từng nghe qua cụm từ “tác nghiệp” rồi phải không? Vậy tác nghiệp là gì? Sau đây hãy cùng tìm hiểu! 

    Tác nghiệp” ở từ điển Hán Nôm được định nghĩa là phận sự, vị trí làm việc. Từ đây chúng ta có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của từ tác nghiệp là: Tại mỗi một vị trí công việc bất kỳ nào đấy trong cuộc sống sẽ đều có những công việc riêng của mình để nói lên tính cách riêng của loại hình ngành nghề ấy.

    Nhiều người vẫn thường hay bông đùa là “đi tác nghiệp”. Đối với cụm từ này, nó có thể được hiểu một cách đơn giản là hoạt động của con người để tiến hành những công việc được phân công ở vai trò của mình.

    Bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu về vấn đề tác nghiệp thực tế

    Đối với mỗi một vị trí đã được phân công sẽ đều có cách tác nghiệp riêng. Chính bởi vậy mà sẽ cần phải có một chuỗi những hoạt động để có thể hoàn tất công việc của chính mình và những công việc ấy sẽ mang tính đặc thù khác biệt cho những công việc mà bạn đang đảm nhận.

    Bên cạnh nghề nhà báo thì bất cứ một loại hình ngành nghề nào cũng sẽ đều có những cách đi tác nghiệp riêng cùng với đặc thù riêng của ngành ấy.

    Kế hoạch tác nghiệp hay quy trình tác nghiệp chính là một hoạt động nhằm thực hiện những công việc có sự liên kết với nhau để có thể tạo ra được một sản phẩm, hay mục đích cuối cùng có được của nó.

    Những vấn đề xung quanh hoạt động tác nghiệp

    Đối với mỗi một bộ phận riêng và ở từng doanh nghiệp khác nhau thì những quy trình tác nghiệp sẽ sở hữu sự khác biệt. Về mặt quy trình tác nghiệp của doanh nghiệp ấy phù hợp với doanh nghiệp đó và những phòng ban sẽ đều phải tiến hành theo một tiến trình tác nghiệp thích hợp và đúng đắn.

    Đối với quy trình tác nghiệp sẽ là một hoạt động nhằm thực hiện những  công việc có liên quan tới nhau nhằm tạo ra được một sản phẩm, hay cũng có thể là kết quả sau cùng đạt được từ nó.

    Về mặt quản lý hoạt động tác nghiệp sẽ là những công tác của các cấp quản lý, lãnh đạo để luôn đảm bảo rằng những nhân viên của mình vẫn đang thực hiện đúng theo hướng những gì đã được phân công trong kế hoạch trước đó.

    Điều khiển tác nghiệp chính là những hoạt động của những cấp quản lý trong điều hành hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó còn có cả những hoạt động tác nghiệp của chính doanh nghiệp ấy.

    ► Cật nhật ngay: Những thông tin nghề nghiệp hot nhất hiện nay tại //news.timviec.com.vn/

    Hoạt động tác nghiệp báo chí được xem là cụm từ đã chẳng còn xa lạ gì đối với nhiều người và đặc biệt là với những bạn trẻ đang học ngành báo. Vậy tác nghiệp báo chí là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản tác nghiệp báo chí chính là một cụm từ nhằm miêu tả những hoạt động của những nhà báo, phóng viên ở những địa điểm có tin tức nổi bật.

    Hoạt động tác nghiệp với ngành báo chí

    Địa điểm tác nghiệp hay môi trường tác nghiệp chính là một trong những nơi để phóng viên, nhà báo làm việc. Địa điểm tác nghiệp nhìn chung sẽ chịu sự tác động từ môi trường trong ngành và môi trường ngoại cảnh, cũng là môi trường để có thể quyết định tới tính chất cùng với mức độ cạnh tranh.

    Những bất trắc, rủi ro khi tác nghiệp chính là khả năng khiến bạn bị tổn hại, nó có thể sẽ là những tổn thất trực tiếp hoặc gián đoạn đến những hoạt động tác nghiệp của chính bạn. Thường thì ngành báo chí luôn được đánh giá là công việc có nguy cơ rủi ro khi tác nghiệp khá cao!

    Với những thông tin vừa chia sẻ về tác nghiệp là gì và một vài vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết để kịp thời bổ sung cho hoạt động tác nghiệp trong ngành ngành báo chí hoặc doanh nghiệp.

    ► Xem thêm: Lựa chọn cách làm CV xin việc đúng chuẩn phong cách của người Hàn

    Điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp chính là hệ thống những tác động của chủ thể quản trị đối với đối tượng bị quản trị trong thời gian ngắn hạn để dẫn dắt hoạt động của cả doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chung trong trung hạn và dài hạn.

    • 11-06-2020Cơ cấu sản xuất là gì? Các bộ phận cấu thành
    • 11-06-2020Tổ chức sản xuất là gì? Ý nghĩa và mục đích
    • 11-06-2020Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là gì? Nội dung cần nghiên cứu
    • 10-06-2020Tổng chi phí hậu cần là gì? Mối tương quan với mức độ dịch vụ
    • 10-06-2020Sáng kiến sở giao dịch chứng khoán phát triển bền vững [SSE Initiative] là gì?

    Hình minh hoạ [Nguồn: ntaskmanager]

    Điều hành tác nghiệp

    Khái niệm

    Điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp chính là hệ thống những tác động của chủ thể quản trị đối với đối tượng bị quản trị trong thời gian ngắn hạn để dẫn dắt hoạt động của cả doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chung trong trung hạn và dài hạn.

    Như vậy, thực chất của điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp là việc tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống sản xuất đã được thiết kế nhằm biến các mục tiêu dự kiến, các kế hoạch sản xuất sản phẩm, dịch vụ thành hiện thực.

    Nội dung

    Như vậy, điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau đây:

    - Xây dựng lịch trình sản xuất theo lô [cho hệ thống sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau] gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng từng lô sản xuất? thời gian bắt đầu sản xuất từng lô?

    - Lập phương án thực hiện các hợp đồng kinh tế bao gồm xác định những yêu cầu của hợp đồng kinh tế về số lượng, giá trị hợp đồng, thời gian giao hàng, để từ đó có được phương án bố trí sản xuất hợp nhất thoả mãn các yêu cầu của khách hàng?

    - Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc trên các máy và nơi làm việc sao cho giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến

    - Điều phối, phân giao công việc cho công nhân sao cho tổng thời gian hao phí để hoàn thành các công việc là nhỏ nhất

    - Theo dõi phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không hoàn thành kế hoạch sản xuất hoặc làm nảy sinh những hoạt động làm tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm lên, từ đó đề xuất những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

    Mục tiêu

    Mục tiêu của điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp bao gồm nhiều mục tiêu trái ngược nhau, ràng buộc với nhau như làm tăng năng suất lao động của từng người, từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp;

    Tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng; Giảm chi phí dự trữ nguyên vật liệu hàng hoá; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp như lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và vốn kinh doanh.

    Trong quá trình điều hành tác nghiệp, thường có rất nhiều phương án khả thi khác nhau có thể được triển khai để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhiệm vụ người đứng đầu doanh nghiệp là phải biết phân tích, tính toán, lựa chọn được phương án tốt nhất để triển khai, thực hiện.

    [Tài liệu tham khảo: Những vấn đề về thị trường Marketing trong khởi sự doanh nghiệp, Thạc sĩNguyễn ThịThu Trang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012]

    Nguyên tắc Xích đạo [The Equator Principles - EPs] là gì?

    10-06-2020 Mô hình đánh giá kết quả đào tạo theo 4 cấp độ là gì?

    10-06-2020 Mô hình đánh giá đào tạo dựa trên vốn đầu tư của Phillips là gì?

    Video liên quan

    Chủ Đề