Di chỉ khảo cổ nạo dưới đây không thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở Việt Nam

Theo Quốc Lộ 1B di tích khảo cổ thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 40 km về phía Bắc. Nơi đây những di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2 – 3 vạn năm được phát hiện ở hang Phiềng Tung [hang Miệng Hổ], Ngườm thuộc vùng Thần Sa chứng minh rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.

Di tích khảo cổ học Thần Sa đã được nhà nước xếp hạng bảo tồn Quốc Gia. Đến với Thần Sa du khách đến với vùng núi đá vôi hùng vĩ, non xanh, nước biếc, du khách có thể thoả ước để xem và suy ngẫm tương tư về cuộc sống người xưa, và nay, đến Thần Sa để được ngắm tận mắt những bản nhà sàn đẹp mà ít nơi có được.

Khu di chỉ hang động ở Thần Sa thuộc thời đại đồ đá cũ, có niên đại cách ngày nay từ 30.000 đến 10.000 năm,được phát hiện năm 1972 và đã trải qua nhiều lần khai quật;gồm các di chỉ: Phiêng Tung, Ngườm, Thắm Choong, Ranh 1, Ranh 2, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, Nà Ngùn, Nà Khù…

Hang Phiêng Tung [Miệng Hổ] ở sườn đông núi Mèo, có độ cao hơn 50 mét, phải bám vào cành cây, dây leo, vách đá mới lên được. Hang cao khoảng 7 mét, rộng 10 mét, sâu 20 mét, có 2 tầng; tầng trên hẹp, không chứa di vật khảo cổ; tại tầng dưới, các nhà khảo cổ học đã thu được 659 hiện vật đá chủ yếu là các mảnh tước nhỏ có vết tu chỉnh dùng làm công cụ mũi nhọn và công cụ nạo cắt.

Mái đá Ngườm có hình hàm ếch, rộng khoảng 60 mét, cao 30 mét, mặt nền hơn 70m2, nằm ở dãy núi Ngườm, gần bờ sông Nghinh Tường, cách hang Phiêng Tung chừng 1km về phía tây nam.

Ba hố khai quật tại đây cho thấy, Ngườm có 3 tầng văn hóa. Tầng dưới cùng niên đại tuyệt đối trên 25.000 năm,chứa hàng vạn công cụ mảnh tước và hạch cuội. Tầng giữa niên đại tuyệt đối 25.000 năm. Tầng trên có niên đại tuyệt đối 20.000.000 năm. Trong các hố khai quật, còn có xương, răng bò rừng, lợn rừng, nhím, khỉ và một hàm đười ươi [pongo] và hai bộ xương có kè đá xung quanh của một người đàn ông khoảng 75 – 80 tuổi, một người đàn bà khoảng 35 – 40 tuổi.

Với kết quả nghiên cứu di chỉ hang Phiêng Tung và mái đá Ngườm ở Thần Sa, các nhà khảo cổ học đã xác định có một nền văn hóa khảo cổ học Thần Sa thuộc thời đại đồ đá cũ, chủ nhân của nó là những người Homôsapiens[người khôn ngoan].

Sau các cuộc khảo sát,khai quật thu được rất nhiều hiện vật của thời kỳ đồ đá. Hiện nay tại kho bảo quản Bảo tàng Thái Nguyên còn lưu giữ một khối lượng lớn những hiện vật của văn hoá Thần Sa, tổng số có trên 12000 tiêu bản gồm nhiều loại hình khác nhau. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày tuyên truyền và bảo quản, Bảo tàng Thái Nguyên đã sắp xếp, xây dựng thành bộ sưu tập hiện vật đồ đá Thần Sa theo nội dung trình tự là mái Đá Ngườm, Miệng Hổ, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn. Trong đó, di chỉ mái Đá Ngườm điển hình nhất về số lượng hiện vật, loại hình và tầng văn hoá – tại mái Đá Ngườm đã khai quật 3 hố với tổng diện tích là 56m2 [ hố A: 32m2, hố B : 12m2, hố C : 12m2].

Căn cứ vào phân tích cấu trúc lớp đất, màu sắc và tổ hợp di vật của các mặt cắt điển hình, các nhà khảo cổ học xác định gồm 3 tầng văn hoá khảo cổ rõ ràng [ trừ lớp mặt và lớp nhặt]. Qua hai đợt khai quật năm 1981 và năm 1982, hiện nay Bảo tàng Thái Nguyên còn lưu giữ  trên 12000 hiện vật ngườm đã đánh số và phân loại hình gồm các loại hình: Đá, nguyên liệu, hạch đá, công cụ cuội có vết ghè rìa lưỡi, công cụ mảnh tước, phiến tước, công cụ mũi nhọn, dìu tay, đồ xương. Để theo dõi nghiên cứu phòng Kỉêm kê – Bảo quản Bảo tàng Thái Nguyên tổ chức sắp xếp theo thứ tự tầng văn hoá khảo cổ từ trên xuống. Lớp nhặt [ hiện vật nhặt trên bề mặt] 1932 hiện vật [ trong đó có một hiện vật xương], lớp mặt [ lớp đất màu phủ trên ] gồm 434 hiện vật; và sau đó đến tầng văn hoá 3 gồm 6181 hiện vật ; tầng văn hoá 2 gồm có 2803 hiện vật [ trong đó có một hàm răng pongo ]; tầng văn hoá 1 gồm có 659 hiện vật , ở mỗi lớp và tầng văn hoá đã phân loại hiện vật theo từng nhóm loại hình riêng.

Ngoài hiện vật của mái đá Ngườm trong sưu tập văn hoá Thần Sa, Bảo tàng Thái Nguyên còn lưu giữ được một số ít hiện vật của các di chỉ hang Miệng Hổ, Nà Ngùn, Hạ Sơn, Thắm Choong. Di chỉ hang Miệng Hổ Bảo tàng Thái Nguyên hiện nay lưu giữ 24 hiện vật có hai loại hình khác nhau gồm công cụ cuội ghè đẽo 16 hiện vật, mảnh tước 8 hiện vật. Di chỉ Nà Ngùn[ Nà Khù] số hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Thái Nguyên 06 công cụ ghè, đẽo. Hai di chỉ Hạ Sơn I và Hạ Sơn II, hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Thái Nguyên là 05 công cụ ghè, đẽo. Di chỉ hang Thắm Choong, hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Thái Nguyên 07 công cụ ghè, đẽo.

Trong sưu tập văn hoá Thần Sa, Bảo tàng Thái Nguyên còn tổng hợp được 17 đầu sách gồm 27  bài viết về văn hoá Thần Sa của nhiều tác giả khác nhau; Tổng hợp được 61 ảnh tư liệu, 49 phim về khu di tích Thần Sa.

Mặc dù, bộ sưu tập khảo cổ học đồ đá Thần Sa tại Bảo tàng Thái Nguyên đã tương đối hoàn chỉnh, tập hợp được những hiện vật đặc trưng nhất theo loại hình hiện vật và tầng văn hoá khảo cổ, giúp cho việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày. Nhưng Bảo tàng Thái Nguyên vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu sưu tầm bổ sung thêm về hiện vật, các tài liệu, sử liệu, phim, ảnh…để đưa sưu tập vào khai thác sử dụng đạt kết quả cao.

Gian trưng bày : “Di sản văn hoá Thần Sa và tiềm năng thiên nhiên Thái Nguyên” tại Bảo tàng Thái Nguyên:

– Trưng bày giới thiệu hiện vật đồ đồng thuộc thời kỳ Văn hoá Đông Sơn phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: rìu đồng, lưỡi giáo đồng, đặc biệt là sưu tập Trống đồng thuộc loại Hegơ I [niên đại 2000 – 2500 năm cách ngày nay] được phát hiện tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

– Trưng bày giới thiệu tiềm năng thiên nhiên, các mẫu động vật, thực vật có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là đặc sản chè Thái Nguyên, một sản vật nổi tiếng của tỉnh đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển, là một thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên.

–  Trưng bày giới thiệu các mẫu khoáng sản có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên có 34 loại hình khoáng sản được tập trung chủ yếu ở các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ và TP. Thái Nguyên với những khoáng sản có trữ lượng lớn hàng đầu đất nước như: Sắt, Than, Von-Fram, Quặng, Vàng…

Công cụ đá tìm thấy tại di chỉ Lung Leng được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. [Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam]

Cuối năm 1999, một phát hiện khảo cổ học đã làm chấn động giới khoa học trong nước, đó là việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung Leng.

Di chỉ Lung Leng thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm trên hữu ngạn sông Pô Kô, cách thị xã Kon Tum khoảng 15km về phía Tây.

Toàn di chỉ có diện tích khoảng 15.000m2 và ở cao trình 503-509 m trong vùng ngập vĩnh viễn của lòng hồ thủy điện Yaly.

Đợt khai quật đầu tiên vào tháng 9/1999, chỉ với diện tích 106m2 đã phát hiện hàng trăm di vật đá, hàng vạn mảnh gốm các loại, báo hiệu sự phong phú tiềm tàng của di chỉ khảo cổ học quan trọng này. Nửa cuối năm 2001, di chỉ được khai quật toàn bộ.

Đây là một trong những cuộc khai quật khảo cổ học có quy mô lớn nhất nước ta.

Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.

Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí, thậm chí cả thời kỳ trung đại.

Lung Leng không chỉ là một di chỉ cư trú mà còn có tính chất di chỉ xưởng chế tác đá, sản xuất đồ gốm, đồng thời đây cũng là di chỉ mộ táng.

Dấu tích cư dân hậu kỳ đá cũ được tìm thấy trong lớp đất laterite hóa ở độ sâu 1,2-1,4m. Họ chế tác và sử dụng công cụ ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn làm từ cuội thạch anh hoặc đá Bazan như các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt rìa lưỡi dọc, công cụ nạo hình múi bưởi...

Qua những gì tìm thấy, cho thấy họ sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, hơi khô của giai đoạn cuối Cánh tân [pleistocene] cách đây trên một vạn năm. Hoạt động kinh tế của họ chủ yếu là săn bắn, hái lượm, chưa biết đến nông nghiệp, chưa biết kỹ thuật mài và chưa biết làm gốm.

[Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa]

Gần chúng ta hơn, ngay lớp đất trên là vết tích văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, tương ứng với niên đại Toàn tân [Holocene], từ 2000 đến 4000 năm trước. Đây là nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích như rìu bôn đá mài toàn thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ gốm, than tro, lọ nung, mộ táng...

Qua đây, có thể thấy họ định cư ngoài trời thành buôn bản, làm nông, săn bắt, hái lượm, đánh cá, chế tác các đồ gốm và luyện kim lọai màu.

Cụ thể, tại Lung Leng đã tìm thấy nhiều loại di tích bếp lửa, lò luyện kim loại, mộ táng, di cốt người và dấu vết thực vật vỏ trấu.  Nghề trồng lúa đã xuất hiện rất sớm tại Tây Nguyên.

Di tích bếp tìm thấy ở nhiều nơi nhưng tập trung nhất là ở trung tâm của di chỉ. Trong bếp có than tro, ken nhiều mảnh gốm... Một số bếp có đá phiến xếp xung quanh, dãn cách khá đều và ở độ cao xấp xỉ nhau. Có thể đây là những tảng đá để các thành viên trong bộ lạc cổ ngồi quây quần bên bếp lửa.

Lò luyện kim 18 lò, có lò có quy mô lớn, chân các lò thường nằm trên các vỉa gốm. Một số lò còn tìm thấy dấu vết trụ kê của nghề đúc, than tro củi khi đun và vết tích thành lò bị sập sau khi sử dụng.

Đây là những lò luyện sắt, không loại trừ khả năng là lò luyện đồng bởi trong di tích đã tìm thấy xỉ sắt, quặng sắt, khuôn đúc rìu đồng. Niên đại các lò này có thể vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên.

Điểm mới lần này là tìm thấy mộ nồi vò úp nhau và mộ kè gốm cho thấy tục táng người chết của cư dân cổ. Mộ chum vò có khá nhiều trong di chỉ, đó là mộ được chôn trong chum hay vò có kích thước lớn, thân hình cầu hoặc nửa quả trứng, đường kính miệng khá lớn.

Có hai mộ chum lồng vào nhau, có mộ có nắp đậy, trên nắp có đá đánh dấu mộ. Có mộ tìm thấy xương người. Phần lớn mộ chum được trang trí hoa văn khắc vạch, văn in hình răng sói ở mặt trong phần miệng với các mô típ khác nhau, một số tô thổ hoàng bên trong.

Mộ nồi vò úp nhau là mộ có miệng nồi và miệng vò úp vào nhau. Kích thước nồi vò thường nhỏ hơn mộ chum. Mộ kè gốm là mộ người xưa đập đồ gốm lấy mảnh lớn và kè xung quanh làm biên mộ.

Hiện vật thu ở Lung Leng gồm đồ đá, đồ gốm và kim loại. Theo thống kê đồ đá có trên 23.000 tiêu bản, đồ gốm khoảng một triệu mảnh, đồ sắt rất ít. Khối lượng hiện vật thu được là rất lớn: 14.552 hiện vật đá [gồm cả giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá cũ đến cuối thời đại đồ đá mới - sơ kỳ kim khí], bao gồm các loại hình: Công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức... 244 hiện vật gốm các loại, hàng triệu mảnh gốm; 37 hiện vật kim loại.

Nhóm công cụ ghè đẽo không nhiều, đa số không định hình, có một số ít là công cụ mũi nhọn, công cụ chặt rìa lưỡi dọc, công cụ nạo hình múi bưởi, hình phần tư viên cuội, kiểu rìu ngắn và hình bầu dục. Những công cụ này được làm từ cuội thạch anh hoặc quác dít, đôi khi từ đá ba dan, kích thước tương đối lớn.

Nhóm công cụ mài lưỡi ít nhất. Nhóm công cụ mài toàn thân có số lượng lớn và là nhóm chủ đạo ở Lung Leng, gồm các loại: Cuốc, bôn hình răng trâu, rìu bôn có vai, rìu bôn tứ giác và dao đá. Nhóm bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, cưa, mũi khoan, bánh đà có số lượng lớn.

Nhóm công cụ liên quan đến luyện kim là khuôn đúc rìu đồng, loại 2 mang. Đồ trang sức bằng đá có hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai. Mỗi loại lại có nhiều kiểu khác nhau. Một số được làm từ đá néphrít, mã não hạt cứng, mịn, vân đẹp.

Đồ gốm có nồi, bình, vò, bát bồng, ấm, cốc, nắp đồ đựng, cây đèn, dọi xe sợi, con kê... một số bình và bát bồng trang trí hoa văn đẹp. Về cơ bản đồ gốm ở đây là loại gốm thô dày làm từ đất sét pha cát hạt thô; miệng hơi loe hoặc thẳng đứng, mép miệng bè ra, trên mép miệng đôi khi có rãnh.

Thân cong dạng nồi hoặc gần thẳng dạng vại, đáy liền. Trên phần miệng trang trí văn in ấn hình răng sói, đôi khi kết hợp với khắc vạch các đường song song.

Nhìn chung, đồ gốm Lung Leng có nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau và nhiều chức năng khác nhau. Một số đồ gốm được làm bằng bàn xoay với kỹ thuật cao, một số nặn tay khá tinh xảo, được nung ở nhiệt độ tương đối cao, chín đều. Một số tô thổ hoàng hoặc đen ánh chì.

Có thể nói, Lung Leng nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho việc cư trú lâu dài của cư dân thời tiền sử. Điều này được thể hiện ở các điều kiện địa lý cảnh quan, môi trường, khí hậu, thủy văn và quần xã động thực vật trong vùng, trong đó vai trò của sông Krông Pôkô là hết sức quan trọng.

Qua tổng thể di tích, di vật, có thể thấy Lung Leng là một di chỉ khảo cổ học đặc biệt quan trọng, có nguồn sử liệu phong phú, đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa quá khứ xa xưa của dân tộc./.

[Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề