Kể chuyện sách lớp 1

GIÁO ÁN MƠN TIẾNG VIỆT LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀUKỂ CHUYỆNHAI TIẾNG KÌ LẠ[1 tiết]I. MỤC TIÊU ­ Nghe hiểu câu chuyện Hai tiếng kì lạ.­ Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, tồn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà cụ, cậu bé, chị cậu bé.­ Hiểu lời khun của câu chuyện: Lời nói lễ phép, lịch sự có sức mạnh kì diệu.   Nó làm cho mọi người u mến, sẵn lịng giúp đỡ em.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC­ Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨGV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ truyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon, mời 2 HS nhìn tranh kể chuyện, mỗi HS kể theo 3 tranh. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện [gợi ý] 1.1. Quan sát và phỏng đốnGV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện, hướng dẫn HS quan sát : Một cậu bé ngồi trước cửa nhà, mặt cau có; một bà cụ thì thầm gì đó vào tai cậu. Những cảnh khác: Cậu bé bước vào phịng, chị cậu nhìn ra, vẻ mặt đề phịng, cảnh giác. Tranh tiếp – hai chị em rất thân ái. Cậu bé gặp anh, hai anh em nắm tay nhau, tươi cười. Cậu bé gõ cửa nhà ai đó, khơng rõ để làm gì.1.2. Giới thiệu truyện Có một cậu bé tức giận cả nhà. Vì sao cậu giận? Vì sao cậu thay đổi và mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Các em hãy cùng nghe câu chuyện Hai tiếng kì lạ để biết đó là hai tiếng gì. Sức mạnh diệu kỳ của hai tiếng đó.2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyệnGV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1, 2 kể chậm rãi. Lời bà cụ thân mật, khích lệ. Lời cậu bé cáu kỉnh. Những đoạn sau, lời cậu bé nói với chị, với anh: nhẹ nhàng, lịch sự. Các chi tiết tả sự thay đổi hắn thái độ của chị, của anh cậu bé cần được kể với giọng ngạc nhiên, thích thú.Hai tiếng kì lạ[1] Có một cậu bé mặt mũi cau có ngơi trước cửa nhà. Thấy bà cụ hàng xóm đi qua, cậu chẳng chào. Bà cụ thấy lạ, hỏi:­ Ai trêu chọc cháu thế?. Cậu bé đáp:­ Khơng ai trêu chọc cháu, nhưng cũng khơng ai u cháu. Chị cháu khơng cho cháu mượn bút màu. Anh cháu đi bơi cũng khơng cho cháu đi theo. Nói xong, cậu tủi thân, khóc thút thít.[2] Bà cụ bèn nói: ­ Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều u cháu. Bà cụ thì thầm vào tai cậu, rồi dặn thêm:­ Cháu nhớ nói thật dịu dàng nhé.[3] Cậu bé muốn thử phép màu, chạy ngay vào nhà. Chị cậu đang ngồi vẽ. Thấy em trai, chị vội lấy tay che đống bút màu,[4] Cậu bé bèn nhìn vào mắt chị, nói thật dịu dàng: “Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé”. Chị cậu ngạc nhiên mở to mắt, rồi khẽ nói: “Em thích chiếc nào thì cầm đi!”. Cậu bé vui mừng cầm lấy một chiếc bút màu xanh rồi trả lại ngay cho chị. [5] Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu liền tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh, hỏi: “Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!”. Thật bất ngờ là anh gật đầu đồng ý ngay. .[6] Hai tiếng “chị nhé”, “anh nhé” thật là kì diệu. Cậu bé sang cảm ơn bà cụ hàng xóm, nhưng cụ chưa về. Có lẽ cụ đi mách hai tiếng kì lạ cho những cậu bé, cơ bé khác.2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.­ GV chỉ tranh 1: Vì sao cậu bé ngồi trước nhà cậu có? [Vì cậu cảm thấy khơng ai trong nhà u cậu. Chị cậu khơng cho cậu mượn bút màu. Anh đi bơi cũng khơng cho cậu đi theo].­ GV chỉ tranh 2: Bà cụ nói gì với cậu? [Bà cụ nói: Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều u cháu].­ GV chỉ tranh 3: Cậu bé chạy vào nhà làm gì? [Cậu bé chạy ngay vào nhà vì muốn thử phép màu]. Chị cậu làm gì khi thấy cậu? [Chị cậu đang ngồi vẽ. Thấy cậu, chị vội lấy tay che đống bút màu].­ GV chỉ tranh 4: Vì sao sau đó chị cậu cho cậu mượn bút màu? [Chị cho cậu mượn bút màu vì thấy cậu nhìn vào mắt chị, nói dịu dàng: Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé!].­ GV chỉ tranh 5: Muốn thử tiếp phép màu, cậu bé đã tìm gặp ai? [Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu liền tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh, hỏi: Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!]. Kết quả ra sao? [Kết quả thật bất ngờ, anh cậu gật đầu đồng ý ngay].­ GV chỉ tranh 6: Hai tiếng kì lạ đó là gì? [HS: Hai tiếng kì lạ đó là “chị nhé”, “anh nhé”, GV: Đó là những tiếng thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự]. Cậu bé cảm ơn ai? [Cậu bé muốn cảm ơn bà cụ hàng xóm].2.3. Kể chuyện theo tranh [GV khơng nêu câu hỏi] a] Mỗi HS kể chuyện theo 2 tranh. b] 2 hoặc 3 HS kể tồn bộ câu chuyện theo 6 tranh.  * GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, khơng nhìn tranh. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện­ GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? [HS phát biểu. GV: Câu chuyện nói về sức mạnh kì diệu của lời nói lễ phép, lịch sự, dễ nghe. Nói năng lễ phép, lịch sự, thể hiện mình là một học trị ngoan, có văn hố, em sẽ chiếm được tình cảm u mến, nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Các em cần học hỏi để trở thành người HS biết nói năng lễ phép, lịch sự].­ Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay. 3. Củng cố, dặn dị­ GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em mới học được qua câu chuyện.­ Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ. TẬP VIẾT[1 tiết]I. MỤC ĐÍCH, U CẦU ­ Biết tơ chữ viết hoa U, Ư theo cỡ chữ vừa và nhỏ.­ Viết các từ ngữ, câu ứng dụng [dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở cịn non] bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC­ Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu / viết mẫu chữ viết hoa U, Ư đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. KIỂM TRA BÀI CŨ ­ 1 HS cầm que chỉ, tơ quy trình viết chữ viết hoa T. ­ GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI1. Giới thiệu bài ­ GV chiêu lên bảng chữ in hoa U, Ư. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa U, Ư.­ GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ U, Ư in hoa và viết hoa. Hơm nay, các em sẽ học tơ chữ viết hoa U, Ư; tập viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tơ chữ viết hoa U, Ư­ HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tơ [GV vừa mơ tả vừa cầm que chỉ “tơ” theo từng nét]:+ Chữ U viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu; tơ từ điểm bắt đầu trên ĐK 5, lượn theo đường cong đầu móc bên trái phía trên rồi tơ thẳng xuống chân móc bên phải. Rê bút lên ĐK 6, tơ tiếp nét 2 là nét móc ngược phải, từ trên xuống dưới. + Chữ Ư viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 và 2 tơ như chữ U hoa. Sau đó tơ tiếp nét 3 là “nét râu” [đường cong nhỏ bên phải nét móc] tạo thành chữ hoa U.­ HS tơ các chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng [cỡ nhỏ] ­ HS đọc: dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở cịn non.­ GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ [tiếng], cách nối nét giữa các chữ [nối giữa U và ơ], vị trí đặt dấu thanh.­ HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hồn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dị ­ GV nhắc HS sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. TỰ ĐỌC SÁCH BÁO[2 tiết]I. MỤC TIÊU ­ Biết cách chọn sách, mượn sách và trả sách ở thư viện.­ Hiểu quy định và thực hiện đúng quy định về mượn sách, trả sách, đọc và bảo quản sách ở thư viện.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌCThư viện trường có một số cuốn sách thiếu nhi được phân loại theo nhóm [truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, sách khoa học, thơ, sách giáo khoa,...], được sắp xếp khoa học, gọn gàng, dễ tìm.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV đưa HS đến thư viện trường. 1. Giới thiệu bàiHơm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các em:­ Biết chọn sách, mượn sách, trả sách ở thư viện.­ Hiểu và thực hiện đúng quy định ở thư viện; học được phép lịch sự khi đọc sách ở thư viện [giữ trật tự, khơng làm ồn, khơng ăn trong thư viện], bảo quản sách [khơng làm bẩn, làm rách sách].2. Luyện tập ­ 3 HS tiếp nối đọc 3 u cầu 2, 3, 4 của bài học. Cả lớp nghe, quan sát minh hoạ. 2.1. Tự chọn sách, mượn sácha] GV [hoặc nhân viên thư viện [NVTV] giới thiệu cho HS nơi sắp xếp các loại sách. VD: Đây là nơi xếp các truyện cổ tích. Đây là nơi xếp các truyện thiếu nhi. Đây là nơi xếp các sách khoa học... Nếu cần giúp đỡ, các em hỏi NVTV.b] GV / NVTV hướng dẫn HS tự tìm sách. VD: . ­ NVTV: Cháu muốn tìm truyện gì?  ­ HS 1: Cháu muốn tìm truyện Cây tre trăm đốt.­ NVTV: Truyện Cây tre trăm đốt là truyện cổ tích, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện cổ tích. [NVTV tìm, chỉ cho HS]. Đây là truyện cháu muốn tìm.­ HS 1: Cảm ơn cơ. ­ HS 2: Cơ cho cháu hỏi: Sách về khủng long ở đâu ạ?­ NVTV: Sách về khủng long là loại sách khoa học, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện khoa học. Đây là nơi xếp những truyện viết về khủng long. Cháu tìm đi!­ HS 2: Vâng ạ. Cảm ơn cơ. * HS tìm sách, nhờ GV hoặc NVTV giúp đỡ [nếu cần].c] Hướng dẫn HS giao tiếp khi mượn sách * GV đưa HS tới chỗ NVTV, hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV: ­ HS: Cơ cho cháu mượn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ạ. ­ NVTV: Cháu đợi một lát nhé. [Sau đó đưa sách] Truyện của cháu đây. ­ HS [nhận sách bằng hai tay]: Cháu cảm ơn cơ ạ! * HS thực hành mượn sách theo hướng dẫn.2.2. Hướng dẫn HS đọc sách­ Mỗi HS cầm 1 quyển sách đi đến bàn đọc sách. GV nhắc HS khơng làm ồn khi đọc sách; khơng làm bẩn, làm rách sách; khơng ăn trong thư viện.­ HS trật tự đọc sách.­ Một vài HS báo cáo đã đọc được sách gì, truyện gì; đã biết thêm được điều gì mới. Cả lớp nghe nội dung thơng tin mà mỗi bạn cung cấp.2.3. Trả sáchHết giờ, GV nhắc HS để sách lại chỗ cũ. Nếu mượn sách của NVTV, các em cần trả lại sách. GV hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV. VD:­ HS: Cơ cho cháu trả sách ạ. / Cơ cho cháu gửi lại quyển sách ạ. ­ NVTV: Cảm ơn cháu! ­ HS: Cháu cảm ơn cơ ạ.  3. Củng cố, dặn dị­ GV hỏi: Khi đến thư viện đọc sách, để thể hiện là một người lịch sự, thực hiện đúng quy định của thư viện, em cần chú ý điều gì? [HS nói lại những gì đã học được: Biết giao tiếp lịch sự với NVTV khi mượn sách, trả sách. / Giữ trật tự, khơng làm ồn, khơng ăn trong thư viện. / Khơng làm bẩn, làm rách sách].­ GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học.­ Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Đọc trước nội dung bài; tìm sách, báo, truyện, bài thơ u thích mang đến lớp để giới thiệu, đọc hoặc kể cho các bạn nghe.

Video liên quan

Chủ Đề