Giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn năm 2024

Phần 1 :PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài :

Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông , chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác, có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ. Để làm được điều này ,tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn là vô cùng quan trọng ,đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 6 vừa mới bước vào câp THCS .Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hiểu biết những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. Mở rộng kiến thức cho bản thân và nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng sống trong cuộc sống góp phần cho bản thân biết cách sống lành mạnh tự tin, tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. Giáo dục tốt kỹ năng sống cho học sinh, các em sẽ làm chủ được bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong cá tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động tích cực, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có những kỹ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. Giúp học sinh phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. Có ý thức trách nhiệm với gia đình nhà trường và xã hội.

Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakas về Giáo dục cho mọi người[Senegal-2000] đã đặt ra cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như là một nội dung của chất lượng giáo dục. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của người học và nhu cầu hội nhập quốc tế, và nhằm tiếp cận kĩ năng :Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống, giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học.. Bên cạnh đó, Giáo dục kĩ năng sống cũng là nội dung được đông đảo phụ huynh, dư luận quan tâm bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh.

Đặc biệt, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông hiện nay.Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề này nên tôi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 6 với đề tài :Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn 6

1.2.Mục đích của đề tài :Qua nghiên đề tài ,bản thân tôi dự định sẽ tìm hiểu ,nghiên cứu một số vấn đề sau : Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ hành vi và thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hằng ngày. Cụ thể:

+Biết được những tiết học nào trong chương trình Ngữ văn 6 có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống

+Giúp học sinh biết lựa chọn cách sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp mục đích giao tiếp

+Giúp học sinh tự tin trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân. Từ đó các em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, có hành vi và thói quen ứng xử văn hóa.

+Giúp các em có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc .

1.3.Đối tượng nghiên cứu :

+Thông qua nghiên cứu đề tài ,bản thân tôi sẽ rút ra được một số kinh nghiệm trong việcTích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn 6

+Học sinh lớp 6 B1 – 42 em

1.2.5.Phương pháp nghiên cứu :Để giải quyết đề tài này ,tôi dự định sẽ sử dụng một số phương pháp sau :

+Đọc ,nghiên cứu tài liệu

+Phương pháp tổng hợp ,so sánh

+Phương pháp phân tích

+Phương pháp điều tra ,đánh giá

Phần 2 :NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1.Những vấn đề về cơ sở lí luận :

Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng ,có ý nghĩa trong việc hình thành,phát triển ,định hướng nhân cách cho học sinh .Học văn là học làm người ,học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống .Mặt khác đây cũng là một môn học nghệ thuật ,kích thích trí tưởng tượng bay bổng ,sức sáng tạo của người học .Đặc biệt làm thế nào để những giờ học văn không dập khuôn ,máy móc ,mang nặng lí thuyết sách vở .Đây là vấn đề khiến không ít thầy cô trăn trở . Thực hiện Quyết định 2994/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT, các nhà trường phổ thông đã đưa chương trình dạy kĩ năng sống tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khóa.Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống kĩ năng mềm [trí tuệ cảm xúc], còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng[ trí tuệ lô-gic] chỉ chiếm 15%. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực nói chung, dạy Ngữ văn nói riêng cần phải tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. .Với đối tượng là học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là họa sinh lớp 6, các em vừa chuyển từ cấp Tiểu học lên, bắt đầu một chu trình mới thì việc giáo dục kĩ năng sống là điều vô cùng hệ trọng để ngay từ năm đầu cấp học này, các em sẽ được trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.

Các quan niệm vê kĩ năng sống

  1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng [adaptive] và tích cực [positive], giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
  2. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc [UNICEF], kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

Các cách phân toại kĩ năng sống

  • Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể Xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cổt lõi sau:

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.

+ Kĩ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán.

+- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.

+- Kĩ năng ra quyết định.

+ Kĩ năng tư duy sáng tạo.

+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.

+ Kĩ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị [Self-Awareness building skills, incl.

Chủ Đề