Đăng ký thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Bài thi minh họa của từng môn cụ thể như sau:

1. Bài thi đánh giá năng lực môn Toán: TẠI ĐÂY

2. Bài thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn: TẠI ĐÂY.

3. Bài thi đánh giá năng lực môn Tiếng Anh: TẠI ĐÂY.

4. Bài thi đánh giá năng lực môn Vật lí: TẠI ĐÂY.

5. Bài thi đánh giá năng lực môn Hoá học: TẠI ĐÂY.

6. Bài thi đánh giá năng lực môn Sinh học: TẠI ĐÂY.

7. Bài thi đánh giá năng lực môn Lịch sử: TẠI ĐÂY.

8. Bài thi đánh giá năng lực môn Địa lý: TẠI ĐÂY.

Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.

Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo 5 phương thức. Trong đó, trường dành một phần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15/5/2022 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên.

Trường xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có] với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Thúy Nga

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh là cao nhất với 28,53 điểm.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố đề minh họa của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2021.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: HNUE

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do nhà trường tự tổ chức hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý với thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển quy định, có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành của trường theo phương thức 5.

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2022 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến

Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 1 phiếu đăng ký dự thi [in ra sau khi đăng ký trực tuyến thành công trên cổng thông tin tuyển sinh của trường]; bản sao công chứng học bạ THPT [đầy đủ 5 học kỳ]; bản sao công chứng các giấy tờ ưu tiên [nếu có]; 2 ảnh 4x6 [ghi rõ họ tên, ngày sinh, mã ngành đăng ký dự thi sau ảnh]; 2 phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ người nhận [để gửi giấy xác nhận điểm thi các môn]; biên lai nộp tiền [bản photo] hoặc xác nhận chuyển tiền. Lệ phí thi: 160.000 đồng/1 môn thi.

Hồ sơ bản cứng gửi chuyển phát nhanh về Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo địa chỉ: Phòng đào tạo [Phòng 211- nhà Hành chính Hiệu Bộ], Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội từ ngày 1-3 đến 17h ngày 1-4 [theo dấu bưu điện nơi gửi].

Đồng thời, nhà trường đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học năm 2022.

1. Bài thi toán: tại đây.

2. Bài thi ngữ văn: tại đây.

3. Bài thi tiếng Anh: tại đây.

4. Bài thi vật lý: tại đây.

5. Bài thi hóa học: tại đây.

6. Bài thi sinh học: tại đây.

7. Bài thi lịch sử: tại đây.

8. Bài thi địa lý: tại đây.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển theo từng ngành từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm các môn thi [đã nhân hệ số 2, nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển quy định và điểm ưu tiên [nếu có].

Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Các hồ sơ theo quy định ở trên phải được scan và đính kèm đầy đủ trong mục các hồ sơ quy định.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh trong cả nước thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Các phương thức tuyển sinh của trường gồm thi tuyển, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nhà trường ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt.

5 phương thức tuyển sinh của trường, gồm:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển.

Phương thức 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Phương thức 3: Xét học bạ THPT.

Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và giáo dục mầm non - sư phạm tiếng Anh. Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15-5 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt sau Tết

TRẦN HUỲNH

Page 2

Thống kê kết quả thi HSA năm 2022: Số lượng thí sinh tham gia đăng ký 64.074 lượt và 94,8% thí sinh đã có mặt dự thi tại 14 địa điểm thi: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Tài Nguyên Môi trường, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Hồng Đức [Thanh Hóa], Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam [Hải Phòng], Trường ĐH Vinh [Nghệ An]. 

Hình 1. Thống kê dữ liệu điểm thi Đánh giá năng lực [HSA] năm 2022

Số lượng thí sinh tham gia đăng ký 64.074 lượt và 94,8% thí sinh đã có mặt dự thi tại 13 địa điểm thi: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Tài Nguyên Môi trường, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Hồng Đức [Thanh Hóa], Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam [Hải Phòng], Trường ĐH Vinh [Nghệ An]. 

Thống kê dữ liệu thu được điểm cao nhất 135/150, thấp nhất 24/150, điểm trung bình là 79,3/150, điểm trung vị tại 79,0/150, độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi có dạng đường phân bố chuẩn. Trong số những thí sinh có đạt điểm cao có 01 thí sinh đạt 135 điểm, 16 thí sinh đạt điểm trong khoảng từ 125 - 131 trong đó có 08 thí sinh đã dự thi HSA hơn một lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2022. Số lượt thi đạt ≥ 75 điểm gần 62%, đạt ≥ 80 điểm là 48,3%, đạt ≥ 90 điểm chiếm 23,9%, đạt ≥ 100 điểm là 8,0% và chỉ có 1,6% có điểm thi bằng hoặc cao hơn 110.

Năm 2022, phiếu báo kết quả thi HSA của thí sinh được bổ sung thêm trường thông tin thứ hạng điểm thi của từng đợt thi tương ứng. Theo đó, thứ hạng điểm thi [P%] là phép so sánh tương đối phản ánh điểm của đợt thi/kỳ thi bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong đợt thi/kỳ thi đó. Tổng hợp thứ hạng điểm thi [P%] của 10 đợt thi vừa qua được liệt kê ở bảng dưới đây. Bên cạnh thông tin về điểm thi, phổ điểm HSA năm 2022 thì thứ hạng điểm thi là một trong những công cụ quan trọng để xét tuyển thí sinh theo năng lực cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề