Tại SAO hàng tồn kho được đánh giá theo giá trị thấp hơn giữa NRV và giá gốc

4/ Chí phí mua

Chi phí mua bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí bốc dỡ liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho.

Chi phí lưu kho, lưu bãi có được tính vào giá trị hàng tồn kho không?

Chi phí hao hụt tự nhiên trong quá trình mua hàng có được tính vào giá gốc hàng tồn kho không?

Chí phí hao hụt tự nhiên trong quá trình dự trữ hàng hoá có được tính vào trị giá hàng tồn kho không?

Chi phí bảo quản hàng tồn kho có được tính vào giá gốc hàng tồn kho không.

Chi phí lương của bộ phận mua hàng có được tính vào giá gốc hàng tồn kho không?

Trong trường hợp doanh nghiệp mua theo hình thức trả góp, vậy giá gốc hàng tồn kho tính theo giá nào?

Chi phí lưu kho, lưu bãi trong thời gian cần thiết để làm thủ tục giao nhận hàng hoá được hạch toán vào hàng tồn kho.

Trường hợp có các tranh chấp về việc giao nhận hàng thì chi phí lưu kho, lưu bãi phát sinh trong thời gian này không được tính vào giá mua hàng tồn kho.

Chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức được phép tính vào giá gốc hàng tồn kho [Ví dụ: trong trường hợp mua nông sản, ...]. Ví dụ: Trong hoá đơn xuất kho của người bán là 10 tấn gạo trị giá 5,000,000 VND/tấn, tổng trị giá hoá đơn là 50 triệu, trên đường vận chuyển, về đến kho số thực nhập kho chỉ là 9,9 tấn [hao hụt 1% cho phép]. trong trường hợp này giá gốc hàng tồn kho là 50 triệu [giả sử không có chi phí khác phát sinh]. Đơn giá mỗi tấn gạo là 5,050,505 VND/tấn.

Không. Với ví dụ trên, tại thời điểm cuối năm, kiểm kê chỉ còn lại 9,72 tấn [hao hụt 1% cho phép], khi đó phần hao hụt 0,198 tấn trị giá 1,000,000 VND được hạch toán vào chí phí quản lý. Giá vốn hàng bán chỉ là 49 triệu.

Đoạn 11[b] qui định, chí phí bảo quản hàng tồn kho không được tính vào giá gốc hàng tồn kho trừ chi phí bảo quản cần thiết trong quá trình mua hàng và chi phí bảo quản cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo. Ví dụ: đối với doanh nghiệp sản xuất mà sản phẩm sản xuất ra cần qua nhiều công đoạn, thành phẩm của công đoạn này là bán thành phẩm của công đoạn sau

Nếu doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách thực hiện việc mua hàng thì chi phí lương của bộ phận này được tính vào giá gốc hàng tồn kho [chỉ tính vào giá gốc của nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua về để tiếp tục sản xuất hoặc hàng hoá mua về để bán, xuất khẩu].

Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo giá mua trả ngay. Lãi vay phải trả tính vào chi phí theo các thời điểm thanh toán.

Giá trị thuần có thể thực hiện được [NRV] là thước đo giá trị tài sản cố định hoặc hiện tại [1] khi được giữ trong kho, trong lĩnh vực kế toán. NRV là một phần của Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận rộng rãi [GAAP] và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế [IFRS] áp dụng cho việc định giá hàng tồn kho, để không vượt quá hoặc vượt quá giá trị của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được thường bằng giá bán của hàng tồn kho trừ chi phí bán [hoàn thành và xử lý]. Do đó, giá bán dự kiến sẽ giảm chi phí bán hàng [ví dụ chi phí sửa chữa và xử lý]. NRV ngăn chặn quá mức hoặc dưới mức giá trị tài sản.[1] NRV là giới hạn giá khi sử dụng Quy tắc thị trường hoặc chi phí thấp hơn.[2]

Theo IFRS, các công ty cần ghi lại chi phí của hàng tồn kho cuối kì với chi phí thấp hơn và NRV, để đảm bảo rằng hàng tồn kho và báo cáo thu nhập của họ không bị cường điệu [theo ASPE, các công ty ghi nhận chi phí thấp hơn và giá trị thị trường]. Ví dụ, theo IFRS, vào cuối năm của một công ty, nếu một hàng hóa chưa hoàn thành có giá 25 đô la dự kiến sẽ bán với giá 100 đô la cho khách hàng, nhưng sẽ mất thêm 20 đô la để hoàn thành và 10 đô la để quảng cáo cho khách hàng, NRV của nó sẽ được $ 100- $ 20- $ 10 = $ 70. Trong báo cáo thu nhập năm nay, do chi phí của hàng hóa [$ 25] thấp hơn NRV [$ 70], nên chi phí hoạt động.

IFRS NRV [Giá bán - Chi phí bán hàng] 70 Lợi nhuận [Giá bán - Chi phí ban đầu - Chi phí bán hàng] 45
Giá bán dự kiến 100
Chi phí ban đầu 25
Chi phí bán hàng [chi phí hoàn thành và chi phí quảng cáo] 30

Giả sử chúng tôi đã thay đổi ví dụ để chi phí quảng cáo cho khách hàng là 60 đô la. Bây giờ NRV của hàng hóa sẽ là $ 100- $ 20- $ 60 = $ 20. Trong báo cáo thu nhập năm nay, do NRV [$ 20] thấp hơn chi phí hàng hóa [$ 25], NRV sẽ được ghi nhận là Chi phí hàng tồn kho cuối kỳ. Để làm như vậy, hàng tồn kho ghi giảm $ 25- $ 20 = $ 5 được thực hiện và do đó giảm $ 5 trong báo cáo thu nhập năm nay. Trong báo cáo thu nhập của năm tiếp theo sau khi hàng hóa được bán, công ty này sẽ ghi nhận doanh thu 100 đô la, Giá vốn hàng bán là 20 đô la và Chi phí hoàn thành và thanh lý là 20 đô la + 60 đô la = 80 đô la. Điều này dẫn đến việc công ty hòa vốn ngay cả trong giao dịch này [$ 100- $ 20- $ 80 = $ 0].

IFRS NRV [Giá bán - Chi phí bán hàng] Lợi nhuận [Giá bán - Chi phí ban đầu - Chi phí bán hàng]
Giá bán dự kiến 100
Chi phí ban đầu 25
Chi phí bán hàng [chi phí hoàn thành và chi phí quảng cáo] 80
20
0

Hàng tồn kho có thể được định giá bằng chi phí lịch sử hoặc giá trị thị trường của nó. Do giá trị thị trường của hàng tồn kho không phải lúc nào cũng có sẵn, NRV đôi khi được sử dụng để thay thế cho giá trị này.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Net Realizable Value”. Credo Literati.
  2. ^ “Net Realizable Value”. Credo Literati.

IAS 2 Hàng tồn kho đưa ra các yêu cầu về cách thức hạch toán kế toán cho hầu hết các loại hàng tồn kho. Chuẩn mực yêu cầu hàng tồn kho phải được đo lường ở giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được [NRV] và đưa ra các phương pháp được chấp nhận để xác định giá trị hàng tồn kho, bao gồm thực tế đích danh [trong một số trường hợp], nhập trước xuất trước [FIFO] và bình quân gia quyền

Bản sửa đổi của IAS 2 đã được ban hành vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 2 là mô tả về phương pháp kế toán cho hàng tồn kho. Nó cung cấp hướng dẫn để xác định giá gốc hàng tồn kho và tiếp theo đó ghi nhận như một khoản chi phí, bao gồm mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống giá trị thuần có thể thực hiện được. Nó cũng cung cấp hướng dẫn về các phương pháp được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho.

PHẠM VI

Hàng tồn kho bao gồm tài sản được giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường [thành phẩm], tài sản đang trong quá trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh thông thường [sản phẩm dở dang], và nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được sử dụng trong sản xuất [nguyên vật liệu]. [IAS 2.6]

Tuy nhiên, IAS 2 loại trừ hàng tồn kho sau đây ra khỏi phạm vi của nó: [IAS 2.2]

  • Sản phẩm dở dang phát sinh theo hợp đồng xây dựng [xem IAS 11 Hợp đồng xây dựng]
  • Công cụ tài chính [xem IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường]
  • Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch [xem IAS 41 Nông nghiệp].

Ngoài ra, những điều sau đây nằm trong phạm vi của chuẩn mực, nhưng IAS 2 không áp dụng đo lường hàng tồn kho được nắm giữ bởi: [IAS 2.3]

  • Các nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch, khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản, khi các sản phẩm này được đo lường theo giá trị thuần có thể thực hiện được [cao hoặc thấp hơn giá gốc] phù hợp với các thực hành tốt đã được thiết lập tại các ngành này. Khi các loại hàng tồn kho này được đo lường theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì những thay đổi trong giá trị thuần có thể thực hiện được này được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ có phát sinh sự thay đổi
  • Các nhà kinh doanh và môi giới hàng hóa thực hiện đo lường hàng tồn kho theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán. Khi các loại hàng tồn kho này được đo lường theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán thì những thay đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán này được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ có phát sinh sự thay đổi.

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA IAS 2

Giá trị hàng tồn kho được yêu cầu là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được [NRV]. [IAS 2.9]

ĐO LƯỜNG HÀNG TỒN KHO

Giá gốc bao gồm tất cả: [IAS 2.10]

  • Chi phí mua hàng [bao gồm thuế, vận chuyển và xử lý hàng] đã trừ chiết khấu thương mại nhận được
  • Chi phí chuyển đổi [bao gồm cả chi phí sản xuất cố định và biến đổi] và
  • Các chi phí khác phát sinh trong việc đưa hàng tồn kho đến vị trí và trạng thái hiện tại

IAS 23 Chi phí đi vay xác định một số tình huống trong đó chi phí vay [lãi] có thể được bao gồm trong giá gốc hàng tồn kho khi đáp ứng định nghĩa về tài sản đủ điều kiện. [IAS 2.17 và IAS 23.4]

Giá gốc hàng tồn kho không nên bao gồm: [IAS 2.16 và 2.18]

  • Hao hụt trên mức bình thường
  • Chi phí lưu kho
  • Chi phí quản lý không liên quan đến sản xuất
  • Chi phí bán hàng
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trực tiếp từ việc mua hàng tồn kho gần đây được lập hóa đơn bằng ngoại tệ
  • chi phí lãi vay khi hàng tồn kho được mua với các điều khoản thanh toán trả chậm

Phương pháp chi phí định mức và phương pháp giá bán lẻ có thể được sử dụng để đo lường giá gốc, với điều kiện là kết quả gần đúng với giá gốc thực tế. [IAS 2,21-22]

Đối với các loại hàng tồn kho không thể thay thế cho nhau, Giá gốc thực tế đích danh được quy cho từng loại hàng tồn kho cụ thể riêng biệt. [IAS 2.23]

Đối với các loại hàng tồn kho có thể hoán đổi cho nhau, IAS 2 cho phép sử dụng phương pháp FIFO hoặc bình quân gia quyền. [IAS 2.25] Phương pháp LIFO, đã được cho phép sử dụng trước khi sửa đổi IAS 2 năm 2003, sau thời điểm này không còn được cho phép.

Phương pháp giống nhau được sử dụng cho tất cả hàng tồn kho có đặc điểm tương tự như bản chất của chúng và công dụng. Đối với các nhóm hàng tồn kho có các đặc điểm khác nhau, các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau có thể được xem xét áp dụng. [IAS 2,25]

GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC

NRV là giá bán ước tính trong hoạt động kinh doanh thông thường, trừ chi phí ước tính hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để thực hiện bán hàng. [IAS 2.6] Mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn từ giá gốc xuống  NRV được ghi nhận là một khoản chi phí trong kỳ xảy ra việc ghi giảm. Mọi khoản hoàn nhập phải được ghi nhận trong báo cáo thu nhập trong kỳ mà sự hoàn nhập đó xảy ra. [IAS 2,34]

GHI NHẬN CHI PHÍ

IAS 18 Doanh thu mô tả về ghi nhận doanh thu cho việc bán hàng hóa. Khi hàng tồn kho được bán và doanh thu được ghi nhận, giá trị sổ sách của hàng tồn kho được ghi nhận là một khoản chi phí [thường được gọi là giá vốn hàng bán]. Mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho từ giá gốc xuống NRV và mọi khoản tổn thất hàng tồn kho cũng sẽ được ghi nhận là chi phí khi chúng xảy ra. [IAS 2,34]

CÔNG BỐ

Công bố bắt buộc: [IAS 2.36]

  • Chính sách kế toán hàng tồn kho
  • Giá trị sổ sách, thường được phân loại là hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm. Việc phân loại phụ thuộc vào sự phù hợp với đơn vị
  • Giá trị sổ sách của mọi loại hàng tồn kho được thực hiện tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán
  • Giá trị ghi giảm hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ
  • Giá trị của mọi khoản hoàn nhập mà đã được ghi giảm từ giá gốc hàng tồn kho xuống NRV trước đó và các trường hợp dẫn đến sự hoàn nhập đó
  • Giá trị sổ sách hàng tồn kho được cam kết bảo đảm cho các khoản nợ
  • Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí [giá vốn hàng bán].

IAS 2 thừa nhận rằng một số doanh nghiệp phân loại chi phí trong báo cáo thu nhập theo bản chất [nguyên vật liệu, lao động,…] hơn là theo chức năng [giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,…].

Theo đó, để thay thế cho công bố chi phí giá vốn hàng bán, IAS 2 cho phép đơn vị công bố chi phí hoạt động được ghi nhận trong suốt kỳ báo cáo theo bản chất của chi phí [nguyên vật liệu và vật tư tiêu dùng, chi phí nhân công, chi phí hoạt động khác] và giá trị thay đổi của hàng tồn kho trong kỳ]. [IAS 2.39] Điều này phù hợp với IAS 1 Báo cáo tài chính cho phép trình bày chi phí theo chức năng hoặc bản chất.

Ketoanstartup.com

XEM THÊM CÁC CHUẨN MỰC KHÁC

 

Video liên quan

Chủ Đề