Cô lập ruột và thử một số hóa chất năm 2024

Theo một bài viết khoa học mang tên “Đường ruột và Não” được Đại học Y Harvard (Mỹ) đăng tải, chuyên gia Debra Bradley Ruder đã nhấn mạnh: "Hệ thần kinh ruột thường được gọi là bộ não thứ hai của con người". Kết luận này được đưa ra dựa trên cơ chế trao truyền thông tin giữa não và ruột. Marshall K.Bartlett, Giáo sư phẫu thuật và Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vi khuẩn trong ruột và các sản phẩm phụ mà chúng tạo ra ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức và hành vi”.

Cô lập ruột và thử một số hóa chất năm 2024
Buổi tọa đàm với chủ đề “Bí quyết khỏe đường ruột - Thư thái tinh thần” với sự tham gia của các chuyên gia.

Thông tin này cũng đúng với những nhận định được bác sĩ Nguyễn Vũ Linh - Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng của Vinamilk đưa ra trong buổi tọa đàm “Khỏe đường ruột - Thư thái tinh thần” của Báo Sức khỏe và Đời sống. Có ba lý do chính khiến hệ thần kinh ruột được xem là “bộ não” thứ hai của con người. Thứ nhất là trong ruột có hàng trăm triệu neuron thần kinh, có thể hoạt động độc lập với hệ thần kinh trung ương và thi thoảng còn tác động ngược, yêu cầu hệ thần kinh trung ương phục vụ mình. Thứ hai, hệ thần kinh ruột điều hành mọi hoạt động liên quan đến tiêu hóa, có thể kết nối nhiều hệ thống cơ quan khác để làm tốt chức năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ các thành phần từ thực phẩm. Thứ ba là thông qua hệ trục não - ruột, hệ thần kinh ruột còn hỗ trợ cho não trong việc điều hòa các hoạt động về mặt tâm - tinh thần.

Chức năng hỗ trợ não điều hòa các hoạt động tâm - tinh thần của đường ruột được thực hiện thông qua các nội tiết tố hạnh phúc như serotonin, melatonin, dopamine, endorphine... được sản sinh trong não và đường ruột. Khoa học chứng minh, có hơn 90% nội tiết tố hạnh phúc serotonin được sản sinh trong đường ruột. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ruột hoạt động khỏe mạnh, cùng với serotonin nội sinh và chức năng trục não ruột, cảm giác hạnh phúc, lạc quan, thư thái tinh thần sẽ xuất hiện.

Giữ “bộ não thứ 2” khỏe mạnh, để tinh thần luôn hạnh phúc

Chị Phương Oanh (28 tuổi, đang có con 6 tuổi), một người luôn quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng chia sẻ: “Mặc dù chưa rõ lắm cơ chế, nhưng từ kinh nghiệm thực tế, mình thấy rõ mỗi khi bụng khỏe, tiêu hóa tốt thì tâm trạng cũng thoải mái, vui vẻ và ngược lại. Không chỉ bản thân mình mà con trai cũng vậy, cứ mỗi lần tiêu chảy là cháu rất khó chịu và hay cáu bẳn. Thế nên, trong khẩu phần ăn hằng ngày, mình luôn nỗ lực để bổ sung thêm sữa chua, đặc biệt là sữa chua uống men sống để giúp hệ vi sinh đường ruột luôn khỏe”.

Nói về bí quyết giúp đường ruột - hệ thần kinh ruột - “bộ não thứ 2” của con người khỏe mạnh, TS.BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, cần hướng tới số lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại theo “tỉ lệ tối ưu” 85% - 15% trong hệ vi sinh đường ruột. Việc bổ sung hằng ngày các loại lợi khuẩn như L.Casei 431TM ở mức tối ưu trong đường ruột sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, hỗ trợ chống táo bón hoặc đầy bụng, tối ưu sức khỏe hệ vi sinh đường ruột.

Cô lập ruột và thử một số hóa chất năm 2024
Sữa chua uống men sống ít đường vị lựu đỏ Probi Happi, bổ sung 104 tỷ lợi khuẩn Probiotics L.Casei 431TM từ châu Âu, cùng L-5-Hydroxytryptophan giúp thư thái tinh thần.

Ngoài ra, để hỗ trợ bộ não tạo ra các cảm xúc vui vẻ, thư thái, đường ruột cũng cần bổ sung các tiền chất giúp tăng sản sinh nội tiết tố hạnh phúc. Trong đó, L-5-hydroxytryptophan đóng vai trò thiết yếu, đây là tiền chất và xúc tác cho các nội tiết tố hạnh phúc. L-5-hydroxytryptophan có thể được bổ sung thông qua thực phẩm như trứng, thịt, cá, các loại đậu và một số loại sữa chua có thành phần này như sản phẩm sữa chua uống men sống Probi Happi của Vinamilk có bổ sung L-5Hydroxytrytophan. Có thể nói, nếu đều đặn bổ sung một lượng L-5-Hydroxytryptophan phù hợp mỗi ngày sẽ giúp ruột sản sinh ra nhiều nội tiết tố hạnh phúc serotonin, từ đó khiến não bộ - tinh thần thư thái, vui vẻ hơn.

Chị Phương Oanh cho biết: “Mình thường chọn sữa chua uống men sống ít đường vị lựu đỏ Probi Happi. Theo tìm hiểu, mình được biết, trong mỗi lốc sữa chua này chứa khoảng 104 tỷ lợi khuẩn probiotics L. Casei 431TM từ châu Âu, rất tốt cho tiêu hóa. Quan trọng hơn, sữa chua này còn bổ sung L-5-Hydroxytryptophan - tiền chất để sản sinh ra “nội tiết tố Serotonin” giúp giải tỏa căng thẳng, cho tinh thần sảng khoái, vui vẻ hơn. Cả nhà mình mỗi người thường uống 2 chai Probi Happi mỗi ngày và đều thấy tiêu hóa tốt, tâm trạng dễ chịu hơn hẳn”.

Ruột non – một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, kết nối dạ dày và đại tràng, có chức năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ung thư ruột non là mặt bệnh hiếm gặp do các tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u.

Cô lập ruột và thử một số hóa chất năm 2024

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây ung thư ruột non:

Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý ung thư này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Bệnh Crohn: Đây là bệnh viêm mãn tính tại đường tiêu hóa. Bệnh Crohn làm tăng khả năng mắc các bệnh lý ruột non và đại trực tràng, trong đó có ung thư.

– Bệnh Celiac (còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten): Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với protein Gluten trong thực phẩm (lúa mì, lúa mạch,…). Bệnh dẫn đến tình trạng viêm và phá vỡ biểu mô ruột non. Đây chính là nguyên nhân khiến Celiac làm tăng nguy cơ ung thư tại cơ quan này.

– Hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP): Đây là bệnh lý di truyền làm xuất hiện hàng chục đến hàng trăm polyp ở đường tiêu hóa. Các polyp tập trung chủ yếu ở đại trực tràng, số lượng xuất hiện ở ruột non và dạ dày ít hơn. Người bệnh FAP có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nói chung cao hơn so với những người không mắc bệnh.

– Tuổi cao: Trên 60 tuổi.

– Giới tính: Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn sơ với nữ giới.

– Thói quen hút thuốc lá, uống rượu; chế độ ăn nhiều chất béo động vật

  1. Các giai đoạn của ung thư ruột non

Ung thư ruột non được chia thành 4 giai đoạn dựa trên đặc điểm khối u, di căn hạch và di căn xa:

– Giai đoạn 1: Ung thư chỉ phát triển trong các lớp đường ruột, không xâm lấn mô xung quanh cũng như hạch bạch huyết.

– Giai đoạn 2: Ung thư phát triển vượt qua thành ruột, xâm lấn mô xung quanh. Tuy nhiên không có tình trạng di căn hạch.

– Giai đoạn 3A: Ung thư di căn từ 1 đến 3 hạch vùng, có thể vượt qua lớp cơ thành ruột hoặc không, nhưng không có di căn xa.

– Giai đoạn 3B: Ung thư di căn từ 4 hạch vùng trở lên, có thể vượt qua lớp cơ thành ruột hoặc không, nhưng không có di căn xa.

– Giai đoạn 4 (hay giai đoạn cuối): Ung thư di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan,…

3. Triệu chứng của ung thư ruột non:

Triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan, không thăm khám với bác sĩ. Điều này dẫn đến phần lớn trường hợp ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn. Việc điều trị do đó thường gặp nhiều khó khăn, tốn kém và mất thời gian. Chính vì vậy người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi phát hiện một số dấu hiệu sớm của bệnh như dưới đây:

– Có máu trong phân: Người bệnh đa số đi ngoài phân đen, màu như bã cà phê, mùi thối khắm. Bệnh lý ung thư này thường ít khi có máu đỏ tươi trong phân.

– Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài phân nước trên 3 lần mỗi ngày.

– Có khối u nổi lên vùng bụng.

– Đau bụng âm ỉ, mơ hồ, triệu chứng đau hiếm khi ở mức độ dữ dội.

– Nôn hoặc buồn nôn.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây là tình trạng thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư.

4. Phòng tránh ung thư ruột non:

Để phòng tránh ung thư ruột non nói riêng và ung thư nói chung, mỗi người cần lưu ý không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia; Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh; Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hạn chế đồ chiên, nướng, đồ ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, việc tầm soát phát hiện ung thư sớm định kỳ, đều đặn là hết sức quan trọng trong việc phát hiện và điều trị ung thư. Do vậy, cần thiết lập thói quen đi khám sức khỏe, tầm soát định kỳ tại những cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín. Đối với riêng mặt bệnh ung thư ruột non, những người có tiền sử mắc bệnh Crohn, Celiac, FAP cần khám tiêu hóa định kỳ hàng năm để sàng lọc phát hiện bệnh sớm.