Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

 Chấm dứt hợp đồng lao động  Mang thai

Xin cho hỏi, người lao động đang mang thai bị chấm dứt hợp đồng có vi phạm pháp luật hay không?

Nội dung này được Luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá tư vấn như sau:

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

  • Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 và Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Đồng thời, tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ quy định, trong trường hợp người lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động, thì cũng không được xử lý kỷ luật lao động khi người đó đang trong thời gian có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Như vậy nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với người lao động nữ trong thời gian đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là trái pháp luật. Trường hợp phải nhận người lao động trở lại làm việc Tại Khoản 1, Điều 41 Bộ luật Lao động quy định, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định nêu trên, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp nêu trên, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, trong thời gian đang mang thai mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đối bạn trái pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu công ty nhận bạn trở lại làm việc. Thời gian mang thai, sinh con, bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bà, hoặc nợ bảo hiểm xã hội dẫn đến việc bà không được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ thai sản thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho bạn chế độ đó.


Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

Chấm dứt hợp đồng lao động

Mang thai

  • Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai
  • Bé 11 tuổi sinh con, cậu trai 17 tuổi vào tù
  • Thứ sáu, 20/07/2018 - 20:08

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Có được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai

  • Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia
  • Số 83 Đại Lộ Lê Lợi, Phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá
  • Click để xem thêm

Chị Nguyễn Thị Xuyến có nhu cầu tư vấn: Tôi hợp đồng lao động (HĐLĐ) 1 năm tại công ty A từ ngày 1-8-2020  với nhiệm vụ đánh máy. Tôi đang mang thai tuần thứ 5 và chỉ còn hơn 3 tháng nữa là hết HĐLĐ. Xin hỏi: Trường hợp của tôi, nếu hết HĐLĐ 1 năm, công ty A không ký HĐLĐ nữa thì tôi phải làm sao. Tôi có được hưởng quyền lợi gì hay không?

Thắc mắc của chị được luật sư Phạm Thị Kim Tuyến (Đoàn Luật sư Bến Tre) tư vấn như sau:

- Để đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người lao động nữ khi mang thai, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) đã quy định rất cụ thể về những chế độ, chính sách dành cho nhóm đối tượng này.

Trong đó, điều kiện chấm dứt HĐLĐ đối với phụ nữ đang mang thai, đang hưởng chế độ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, được quy định như sau:

Điều 37 và khoản 3 Điều 137 BLLĐ quy định:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp HĐLĐ hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết HĐLĐ mới”.

Theo thông tin chị cung cấp, thì chị thuộc trường hợp ký  HĐLĐ có xác định thời hạn là 1 năm, tính từ ngày 1-8-2020 đến ngày 1-8-2021 sẽ hết hạn và HĐLĐ của chị hết hạn trong thời gian chị mang thai hơn 4 tháng.

Khoản 1 Điều 34 BLLĐ quy định “hết hạn hợp đồng” là một trong các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ.

Khi hợp đồng hết hạn, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận ký tiếp HĐLĐ mới hoặc có quyền không ký tiếp HĐLĐ. Nếu hai bên không thỏa thuận về việc ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ cũ đương nhiên chấm dứt, cho dù người lao động là lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Trường hợp đến hết hạn HĐLĐ 1 năm, công ty A không ký HĐLĐ nữa, thì việc công ty A chấm dứt HĐLĐ với chị là vì lý do hết hạn hợp đồng, không phải vì lý do thai sản của chị nên là hoàn toàn hợp pháp.

Do vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của mình, khi hết hạn  HĐLĐ 1 năm (trong thời gian chị mang thai), chị có thể thỏa thuận rõ ràng với bên công ty A, để được ưu tiên giao kết  HĐLĐ mới.

Ngoài ra, nếu chị có đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh con là chị có thể làm thủ tục xin hưởng bảo hiểm xã hội đối với chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

H.Trâm (thực hiện)

Hướng xử lý khi đang mang thai mà bị sa thải đang được nhiều người quan tâm, bởi lẽ, trường hợp này đang diễn ra khá nhiều trong quan hệ lao động khi người phụ nữ mang thai và bị SA THẢI do không thể tiếp tục công việc. Vậy nếu trong trường hợp đó thì người mang thai có phải bị chấm dứt hợp đồng lao động không, chế độ người mang thai được hưởng là gì? Nếu cho “nghỉ việc” vậy thì phía công ty có bị XỬ LÝ theo pháp luật không?

Hướng xử lý khi đang mang thai mà bị sa thải.

Có được sa thải nhân viên khi đang mang thai không?

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Bộ Luật lao động 2019 quy định: trường hợp người sử dụng lao động không được sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới”.

Như vậy, người sử dụng lao động không được phép sa thải phụ nữ đang mang thai, trừ trường hợp nêu trên. Nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời hạn lao động nữ mang thai thì vẫn được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới và chế độ làm việc đúng theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về đang mang thai mà bị sa thải.

Người lao động đang mang thai được pháp luật bảo vệ ra sao?

Căn cứ Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

  • “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
  • Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản. Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết…
  • Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
  • Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

Quyền lợi được hưởng của người lao động đang mang thai.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi bị công ty cho nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản.

Xử phạt đối với người sử dụng lao động tự ý sa thải người lao động đang mang thai

Căn cứ điểm e Khoản 2 Nghị định 28/2020 NĐ – CP quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do có thai, nghỉ thai sản.

Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trường hợp nếu công ty hay người sử dụng lao động tự ý sa thải người lao động đang mang thai có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.

Xử phạt người sử dụng lao động sa thải người lao động đang mang thai.

Khởi kiện đối với quyết định sa thải trái pháp luật

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu). Trong đơn trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh người sử dụng lao động buộc nghỉ việc do mang thai và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao), sổ hộ khẩu (bản sao)
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: hợp đồng lao động, quyết định sa thải khi đang mang thai hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do mang thai….
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ bản chính, bản sao)
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí.

Tuy nhiên mức án phí đòi bồi thường khi bị sa thải do mang thai thuộc trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí,án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án được quy định tại (điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14).

Như vậy, trong trường hợp này thì tòa án thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ.

Bước 3: Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 4: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là bài viết hỗ trợ hướng xử lý khi bị sa thải khi đang mang thai. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bị sa thải khi đang mang thai hay các vấn đề khác về lao động thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG. Xin cảm ơn!