Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Các tỉnh miền Trung hay còn gọi là Trung Bộ là phần lãnh thổ nối liền 2 miền Nam – Bắc. Miền Trung có tổng cộng 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Vậy 19 tỉnh thành miền Trung bao gồm những tỉnh nào? Cùng Goland giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Tổng quan về Trung Bộ Việt Nam

Trung Bộ hay miền Trung là phần lãnh ở nằm ở phần eo của đất nước hình chữ S. Là một vùng lãnh thổ của Việt Nam cùng với Bắc Bộ và Nam Bộ. Nếu tính từ Bắc vào Nam thì miền Trung bắt đầu từ tỉnh Thanh Hóa và kết thúc tại Bình Thuận, bao gồm cả các tỉnh Tây Nguyên.

Về địa hình, khu vực miền Trung có địa hình đồi núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, hướng chiều ngang từ Tây sang Nam khá hẹp, vùng hẹp nhất nằm ở địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Giới hạn vị trí của Trung Bộ được giới hạn bởi:

  • Phía Bắc: giáp Đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc.
  • Phía Nam: giáp tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
  • Phía Đông: giáp biển Đông.
  • Phía Tây: giáp Lào và Campuchia.

Tin liên quan:

  • Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành phố? Bản đồ chi tiết các tỉnh Miền Bắc
  • Miền Nam có bao nhiêu tỉnh? Chi tiết các tỉnh Miền Nam
  • Miền tây gồm những tỉnh nào? Chi tiết 13 tỉnh thành Miền Tây

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Bản đồ Miền Trung Việt Nam

Các tỉnh miền Trung gồm những tỉnh nào?

Miền Trung gồm 19 tỉnh thành phố được chia thành 23 khu vực dựa theo vị trí địa lý là: Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Mỗi khu vực sẽ có các tỉnh khác nhau, cụ thể:

Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng, ở phía Bắc là các dãy núi cao, phía Tây là địa hình hiểm trở nguy hiểm gây khó khăn trong việc xây dựng và đồng bộ giao thông, phía Đông là khu vực đồng bằng ven biển nhưng nghèo phù sa chỉ có đồng bằng Thanh Hóa là màu mỡ nhất do được bồi đắp phù sa từ sông Mã và sông Chu.

Khu vực Bắc Trung Bộ còn được biết đến với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, đặc biệt là du lịch biển và các di tích lịch sử như: biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), biển Cửa Lò (Nghệ An), di tích làng Sen quê Bác (Nghệ An), thành cổ Quảng Trị và cố đô Huế…

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Bản đồ Bắc Trung Bộ Việt Nam

Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ hay còn được gọi là Duyên hải Nam Trung Bộ, hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ đều có địa hình giáp biển chạy dọc ở phía Đông. Địa hình Nam Trung Bộ chủ yếu là đồng bằng, các dãy núi thấp xen giữa là các đồng bằng nhỏ hẹp và đường bờ biển cắt xẻ tạo nên các vùng nước sâu thích hợp làm cảng neo đậu.

Trên thực tế, xét theo điều kiện tự nhiên khu vực này không thích hợp phát triển nông nghiệp nhưng lại đầy đủ lợi thế để phát triển du lịch biển và thương mại hàng hóa đường biển. Trong đó có các bãi tắm nổi tiếng như: biển Lăng Cô, biển Sơn Trà, biển Mỹ Khê, biển Cửa Đại, vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong…

8 tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Bản đồ Nam Trung Bộ Việt Nam

Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên nằm ở cuối của miền Trung, giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp vùng trọng điểm kinh tế miền Trung là Nam Trung Bộ có đủ điều kiện để phát triển kinh tế.

Khu vực Tây Nguyên có địa hình khá phức tạp, địa hình dốc bao gồm các dãy núi cao, khí hậu ôn hòa quanh năm. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm thời tiết mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp có sản lượng cao như điều, cà phê, cao su, hồ tiêu…

Khu vực Tây Nguyên khá ít các điểm du lịch nên các tỉnh này cũng không chú trọng đến việc phát triển du lịch, duy chỉ có thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là khai thác du lịch nghỉ dưỡng với khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên đẹp.

5 tỉnh thuộc Tây Nguyên bao gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Bản đồ Tây Nguyên Miền Trung Việt Nam

Cũng là một mảnh ghép không thể thiếu của đất nước nhưng các tỉnh miền Trung không được may mắn và phát triển như miền Bắc và miền Nam bởi nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên khiến đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.

Trên đây là danh sách các tỉnh miền Trung giúp bạn đọc có thêm kiến thức về mảnh đất hình chữ S. Truy cập Goland24h.com để biết thêm nhiều kiến thức.

Các tỉnh miền Trung từ vùng đất lịch sử và anh hùng đầy đau thương nhưng bất khuất cho tới hiện tại đang không ngừng vươn lên mạnh mẽ vậy bạn đã biết Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành chưa? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết, cụ thể về các tỉnh thành thuộc miền Trung nhé.

Danh sách các tỉnh miền Trung

Theo vị trí địa lý, các tỉnh miền Trung bao gồm 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, bắt đầu từ Thanh Hóa và kéo dài cho tới Bình Thuận với địa thế đa dạng, phía tây miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi cao chạy dọc giáp với biên giới Lào và Campuchia, và phía đông giáp với biển Đông, đây cũng là vùng có nhiều tỉnh giáp biển nhất Việt Nam.

Danh sách 19 tỉnh miền Trung đó là:

  • Thanh Hoá

  • Nghệ An

  • Hà Tĩnh

  • Quảng Bình

  • Quảng Trị

  • Thừa Thiên - Huế

  • Kon Tum

  • Gia Lai

  • Đắc Lắc

  • Đắc Nông

  • Lâm Đồng

  • Đà Nẵng

  • Quảng Nam

  • Quảng Ngãi

  • Bình Định

  • Phú Yên

  • Khánh Hoà

  • Ninh Thuận 

  • Bình Thuận.

Hay danh sách các tỉnh miền Trung ở Việt Nam được chia làm ba miền địa hình đó là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hay theo cách chia khác là 2 vùng: Duyên hải miền Trung (gồm Bắc và Nam Trung Bộ) và Tây Nguyên.

Bắc Trung Bộ

Thứ nhất do địa thế chạy dài nhưng lại hẹp ngang Đông – Tây nên Bắc Trung Bộ sở hữu nhiều địa hình rất đa dạng, phía bắc của Bắc Trung Bộ là các dãy núi cao, hiểm trở ở phía Tây, gây khó khăn cho giao thông và phát triển kinh tế, phía đông là các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển nghèo phù sa, duy có đồng bằng Thanh Hóa là rộng lớn và màu mỡ nhất, do phù sa bồi đắp từ sông Mã và sông Chu. 

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Khu vực Bắc Trung Bộ - Kinh thành Huế

  • Danh sách các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

Nam Trung Bộ

Khu vực Nam Trung Bộ hay thường được gọi là Duyên hải Nam là một bộ phận quan trọng khác, thường được coi như là trái tim của các tỉnh miền Trung, bao gồm 8 tỉnh thành phố của Miền Trung. Khu vực Nam Trung Bộ nằm ở vị trí cận giáp biển, tất cả các tỉnh đều có đường bờ biển chạy dọc ở phía Đông, địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng ven biển và núi thấp, chạy theo hướng Đông Tây xen giữa là các đồng bằng nhỏ hẹp, bờ biển bị cắt xẻ khúc khuỷu, nhiều đoạn cắt sâu vào đất liền tạo thành nhiều cảng nước sâu lớn chẳng hạn như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Ngoài ra, Nam Trung Bộ tập trung nhiều các bãi tắm và vịnh biển đẹp dọc các tỉnh miền Trung ví dụ như: biển Lăng Cô, vịnh Nha Trang, Mỹ Khê, Cà Ná, Cửa Đại, Quy Nhơn, Vịnh Vân Phong, Nhật Lệ, … hay các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên phục vụ việc tham quan – nghiên cứu (từ Phòng Nha đến cố đô Huế, Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An…) cũng tập trung ở đây, du lịch miền Trung đã đại diện cho sự hiện đại và năng động, kết hợp hài hòa giữa khai thác vẻ đẹp thiên nhiên cho tới du lịch nhân văn với những nét văn hóa truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Vịnh Nha Trang

  • Danh sách các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh đó là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cuối cùng còn lại của miền Trung và có vẻ ít được nhắc tới, nhưng vẫn là một phần không thể thiếu của vùng đất này. Tây Nguyên là bộ phận nằm ở phía Tây và Tây Nam của Nam Trung Bộ, phía Tây dãy Trường Sơn, nằm giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia, phía Đông giáp vùng kinh tế năng động Nam Trung Bộ là những điều kiện tốt cho phát triển kinh tế khu vực. Tây Nguyên có địa hình cũng khá đa dạng và phức tạp với địa hình chủ yếu và núi cao và cao nguyên badan với khí hậu ôn hòa quanh năm cũng là điều kiện tốt cho phát triển lâm nghiệp và trồng các cây công nghiệp như cao su và hồ tiêu, cà phê,...

Có bao nhiêu tỉnh thành ở miền Trung?

Tây Nguyên

Về lĩnh vực phát triển du lịch, có vẻ Tây Nguyên hơi hạn chế hơn so với 2 khu vực còn lại, nhưng không vì thế mà du lịch không được chú trọng phát triển và điểm sáng trong du lịch Tây Nguyên có thể kể đến chẳng hạn như Lâm Đồng, Đà Lạt, hay Kon Tum, Gia Lai và nhiều địa danh khác. Đến với Tây Nguyên thì các bạn có thể thoải mái khám phá những cảnh quan rừng núi và các nét đặc trưng văn hóa chỉ có ở các tộc người sinh sống nơi đây, cũng như trải nghiệm những món ngon đặc sản núi rừng Tây Nguyên.

  • Danh sách các tỉnh thuộc Tây Nguyên gồm 5 tỉnh thành đó là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
     

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể biết rõ được Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành và những tỉnh thành ấy thuộc khu vực nào của miền Trung. Mình hy vọng những thông tin chia sẻ của mình sẽ thực sự hữu ích, bổ ích đối với việc học tập và công việc của các bạn nhé. Nếu có câu hỏi nào thì các bạn có thể liên hệ với mình qua website này và cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

miền Trung có tất cả bao nhiêu tỉnh thành?

Trung Bộ bao gồm 19 tỉnh được chia làm 3 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh. Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 7 tỉnh và 1 thành phố Tây Nguyên gồm 5 tỉnh.

miền Trung có những tỉnh gì?

Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Có bao nhiêu tỉnh miền Trung Tây Nguyên?

Sáng ngày 4/5, tại tỉnh Kon Tum, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cụm khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gồm 13 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.

Duyên hải miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành phố?

7 tỉnh duyên hải miền Trung bao gồm toàn bộ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng- hạt nhân, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa nằm ở trung độ của cả nước, đóng vai trò trung gian trong việc kết nối 2 miền Bắc - Nam - 2 vùng kinh tế phát triển nhất của cả nước.