Khi nào kí thủ trưởng khi nào kí giám đốc năm 2024

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

- Cách thức: Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

- Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.

2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Cách thức: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

- Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.

3. Ký thừa ủy quyền

- Đối tượng áp dụng:

Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.

- Cách thức: Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.

4. Ký thừa lệnh

- Đối tượng áp dụng:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản.

Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

- Cách thức: Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.

II. Đóng dấu

1. Đóng dấu chữ ký

- Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

- Cách đóng dấu chữ ký:

+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.

+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

- Căn cứ: Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

2. Đóng dấu treo

- Cách thức đóng dấu: Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

- Căn cứ: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

- Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

3. Đóng dấu giáp lai

- Cách thức đóng dấu: Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

- Căn cứ: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

- Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng.

VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).

Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước từ ngày 05/3/2020.

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Anh chị của ngân hàng pháp luật có thể hướng dẫn giúp tôi cách trình bày quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền trong văn bản của Đảng được không? Tôi đang cần gấp cho công việc của tôi. Mong sớm nhận được phản hồi từ anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh chị.

Nguyễn Thụy Trang Đài (trangda.***@ymail.com)

Căn cứ quy định tại ' onclick="vbclick('5CCC0', '265834');" target='_blank'> về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền là một trong những thành phần thể thức bắt buộc khi trình bày văn bản của Đảng. Theo đó, việc trình bày quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền được hướng dẫn cụ thể như sau:

1.7.1. Thể thức

- Quyền hạn ký văn bản của mỗi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng phải được quy định bằng văn bản.

Đối với văn bản của đại hội đảng (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu), cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, hội đồng các cấp: Đề ký là thay mặt (ký hiệu là T/M).

Đối với văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc, ban chỉ đạo, tiểu ban..., các đơn vị được thành lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp: Cấp trưởng ký đề ký trực tiếp, khi cấp phó ký đề ký là ký thay (ký hiệu là K/T).

Đối với văn bản được ban thường vụ cấp uỷ hoặc thủ trưởng cơ quan, tổ chức đảng các cấp uỷ quyền: Đề ký là thừa lệnh (ký hiệu là T/L).

- Chức vụ của người ký văn bản là chức vụ chính thức của người có thẩm quyền ký văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng.

Ghi đúng chức vụ được bầu, bổ nhiệm hoặc phân công của người ký văn bản; không ghi tên cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng kèm theo chức vụ của người ký văn bản (như phó bí thư tỉnh uỷ, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra…), trừ văn bản của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… (trường hợp ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… không có con dấu riêng) và văn bản của liên cơ quan ban hành.

Văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch do đoàn chủ tịch phân công người ký; văn bản của đoàn thư ký do trưởng đoàn thư ký ký; văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu do trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu ký; văn bản của ban kiểm phiếu do trưởng ban kiểm phiếu ký. Việc ký văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu và ban kiểm phiếu thực hiện theo quy chế đại hội.

Khi thay mặt cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, ban cán sự đảng, đảng đoàn, hội đồng các cấp ký văn bản, chỉ ghi chức vụ người ký văn bản đối với các đồng chí là bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, chủ tịch, phó chủ tịch; không ghi chức vụ người ký văn bản là uỷ viên.

- Họ tên của người ký văn bản là họ tên đầy đủ của người ký văn bản; không ghi học hàm, học vị, quân hàm, danh hiệu… trước họ tên của người ký văn bản.

- Chữ ký thể hiện trách nhiệm và thẩm quyền của người ký đối với văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng; không ký nháy, ký tắt vào văn bản ban hành chính thức.

Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền cụ thể như sau:

  1. Đối với văn bản của đại hội đảng các cấp

- Trường hợp đại hội có con dấu riêng.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn thư ký

T/M ĐOÀN THƯ KÝ TRƯỞNG ĐOÀN (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 3: Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu

T/M BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU TRƯỞNG BAN (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 4: Văn bản của ban kiểm phiếu

T/M BAN KIỂM PHIẾU TRƯỞNG BAN (chữ ký) Họ và tên

- Trường hợp đại hội không có con dấu riêng, sau đại hội, lãnh đạo văn phòng cấp uỷ thừa lệnh ban thường vụ cấp uỷ nhiệm kỳ mới xác nhận chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch, trưởng đoàn thư ký, trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu, trưởng ban kiểm phiếu ký văn bản hoặc người chịu trách nhiệm chính.

Ví dụ 1: Xác nhận chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH (chữ ký) Họ và tên Xác nhận chữ ký của đồng chí... T/L BAN THƯỜNG VỤ CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Xác nhận chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch đối với biên bản diễn biến đại hội

T/M ĐOÀN THƯ KÝ TRƯỞNG ĐOÀN (chữ ký) Họ và tên

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH

(chữ ký) Họ và tên

Xác nhận chữ ký của đồng chí... T/L BAN THƯỜNG VỤ CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 3: Xác nhận chữ ký của đồng chí trưởng đoàn thư ký đối với biên bản thảo luận tại hội trường, biên bản thảo luận tại đoàn

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(chữ ký) Họ và tên

T/M ĐOÀN THƯ KÝ TRƯỞNG ĐOÀN (chữ ký) Họ và tên

Xác nhận chữ ký của đồng chí... T/L BAN THƯỜNG VỤ CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

Riêng nghị quyết đại hội do đồng chí bí thư hoặc phó bí thư cấp uỷ (nếu đồng chí bí thư đã thay mặt đoàn chủ tịch ký) xác nhận.

Ví dụ:

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH (chữ ký) Họ và tên Xác nhận chữ ký của đồng chí... T/M TỈNH UỶ (hoặc THÀNH UỶ, ĐẢNG UỶ) BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

  1. Đối với văn bản của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp

- Văn bản của cấp uỷ từ Trung ương đến cơ sở.

+ Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ví dụ 1: Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỔNG BÍ THƯ (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của Bộ Chính trị

T/M BỘ CHÍNH TRỊ (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 3: Văn bản của Ban Bí thư

T/M BAN BÍ THƯ (chữ ký) Họ và tên

+ Văn bản của tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của tỉnh uỷ

T/M TỈNH UỶ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ

T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

+ Văn bản của huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ và ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ.

Ví dụ 1: Văn bản của huyện uỷ

T/M HUYỆN UỶ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ

T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

+ Văn bản của đảng uỷ và ban thường vụ đảng uỷ cơ sở.

Ví dụ 1: Văn bản của đảng uỷ cơ sở

T/M ĐẢNG UỶ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở

T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

+ Văn bản của đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.

Ví dụ:

T/M ĐẢNG UỶ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

+ Văn bản của chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng uỷ bộ phận).

Ví dụ:

T/M CHI BỘ BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

+ Riêng các văn bản của cấp uỷ khoá đương nhiệm trình đại hội đảng các cấp (gồm: báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành, báo cáo công tác nhân sự ban chấp hành nhiệm kỳ mới) do đồng chí bí thư cấp uỷ ký.

- Văn bản của uỷ ban kiểm tra các cấp.

Ví dụ:

T/M UỶ BAN KIỂM TRA CHỦ NHIỆM (hoặc PHÓ CHỦ NHIỆM) (chữ ký) Họ và tên

- Văn bản của đảng đoàn các cấp.

Ví dụ:

T/M ĐẢNG ĐOÀN BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

- Văn bản của ban cán sự đảng các cấp. Ví dụ:

T/M BAN CÁN SỰ ĐẢNG BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ) (chữ ký) Họ và tên

  1. Đối với văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ và các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp

- Cấp trưởng ký trực tiếp.

Ví dụ 1: Trưởng ban ký

TRƯỞNG BAN (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Quyền (ký hiệu là Q) chánh văn phòng ký

  1. CHÁNH VĂN PHÒNG (chữ ký) Họ và tên

- Cấp phó ký thay.

Ví dụ:

K/T TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN (chữ ký) Họ và tên

- Khi chưa bổ nhiệm cấp trưởng thì cấp phó đề ký trực tiếp, không đề ký thay cấp trưởng.

Ví dụ: Phó trưởng ban phụ trách ký

PHÓ TRƯỞNG BAN (chữ ký) Họ và tên

  1. Đối với văn bản uỷ quyền, người được uỷ quyền trực tiếp ký, không uỷ quyền cho người khác ký thay

Ví dụ 1: Lãnh đạo văn phòng được ban thường vụ cấp uỷ uỷ quyền ký

T/L BAN THƯỜNG VỤ CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Lãnh đạo văn phòng được thủ trưởng cơ quan, tổ chức đảng uỷ quyền ký

T/L TRƯỞNG BAN CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

đ) Đối với văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… các cấp

- Trường hợp ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… có con dấu riêng.

Ví dụ 1:

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2:

K/T TRƯỞNG TIỂU BAN PHÓ TRƯỞNG TIỂU BAN (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 3:

T/M HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH (chữ ký) Họ và tên

- Trường hợp ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… không có con dấu riêng, phải có quy định sử dụng con dấu của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… Quyền hạn ký văn bản và việc sử dụng con dấu của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… cần phù hợp với quy định sử dụng con dấu của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, thuận lợi cho việc ban hành và quản lý văn bản. Ghi rõ chức vụ của người ký văn bản gắn với việc sử dụng con dấu của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức và chức vụ kiêm nhiệm ở ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…

Nếu người ký văn bản của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… là bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ sử dụng con dấu của cấp uỷ; nếu không là bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, nhưng là lãnh đạo cơ quan thường trực ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… sử dụng con dấu của cơ quan thường trực; các trường hợp khác, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, nơi người ký văn bản là lãnh đạo cơ quan, tổ chức.

Ví dụ 1: Người ký văn bản là bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, sử dụng con dấu của cấp uỷ

BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ, UỶ VIÊN BAN THƯỜNG VỤ) kiêm TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2: Người ký văn bản là lãnh đạo cơ quan thường trực ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… sử dụng con dấu của cơ quan thường trực

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC kiêm CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (chữ ký) Họ và tên

Khi phó trưởng ban chỉ đạo, phó trưởng tiểu ban ký văn bản, không đề ký thay trưởng ban chỉ đạo, trưởng tiểu ban; phó chủ tịch hội đồng ký văn bản không đề ký thay mặt hội đồng…

Ví dụ 1:

UỶ VIÊN BAN THƯỜNG VỤ kiêm PHÓ TRƯỞNG TIỂU BAN (chữ ký) Họ và tên

Ví dụ 2:

TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO kiêm PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (chữ ký) Họ và tên

  1. Đối với biên bản hội nghị cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng các cấp

- Trường hợp được đóng dấu lên chữ ký của người chủ trì hội nghị theo quy định sử dụng con dấu của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng.

Ví dụ:

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (chữ ký) Họ và tên

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ (chữ ký) Họ và tên

- Trường hợp không được đóng dấu lên chữ ký của người chủ trì hội nghị theo quy định sử dụng con dấu của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng thì lãnh đạo văn phòng thừa lệnh ban thường vụ cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, tổ chức đảng xác nhận chữ ký của người chủ trì hội nghị.

Ví dụ:

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (chữ ký) Họ và tên

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ (chữ ký) Họ và tên

Xác nhận chữ ký của đồng chí… T/L BAN THƯỜNG VỤ (hoặc TRƯỞNG BAN…) CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG) (chữ ký) Họ và tên

  1. Đối với văn bản của liên cơ quan ban hành, ghi đầy đủ chức vụ của người ký văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Ví dụ: Văn bản của liên cơ quan Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh

CHÁNH VĂN PHÒNG UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (chữ ký) Họ và tên

CHÁNH VĂN PHÒNG TỈNH UỶ (chữ ký) Họ và tên

1.7.2. Kỹ thuật trình bày

Quyền hạn, chức vụ của người ký văn bản trình bày góc phải, dưới nội dung văn bản (ô số 7a, Phụ lục 1).

Họ và tên của người ký văn bản trình bày dưới chữ ký của người ký văn bản (ô số 7b, Phụ lục 1).

Chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản trình bày dưới quyền hạn, chức vụ của người ký văn bản (ô số 7c, Phụ lục 1). Không dùng bút chì, mực màu đỏ hoặc màu nhạt, mực dễ phai để ký văn bản.

Riêng biên bản hội nghị cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng các cấp và văn bản của liên cơ quan ban hành trình bày quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản cơ quan chủ trì, người chịu trách nhiệm chính ở phía phải, các cơ quan, người tham gia khác trình bày ở phía trái, nếu nhiều cơ quan, người tham gia thì trình bày xuống dòng dưới.

Trên đây là nội dung quy định về cách trình bày quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền trong văn bản của Đảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018.