Chức năng gan gpt là gì

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm alanine aminotransferase

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu

Tìm hiểu thêm

Xét nghiệm ALT/GPT là gì?

Xét nghiệm ALT/GPT [alanine aminotransferase] nhằm giúp chẩn đoán bệnh gan.

ALT hay còn gọi GPT là một enzym được chứa chủ yếu ở gan; ngoài ra, enzym này còn có ở thận, tim và cơ xương nhưng với lượng ít hơn nhiều so với trong gan. Bất kỳ chấn thương nào hoặc các bệnh ảnh hưởng đến gan đều khiến enzyme này từ gan bài tiết vào máu, do đó làm cho nồng độ của enzym ALT gia tăng lên trong máu.

Nói chung, nguyên nhân của việc tăng nồng độ ALT trong máu đa số là do bệnh ở gan. Vì vậy, enzyme này rất nhạy và đặc hiệu trong việc xác định bệnh ở gan.

Để xác định bệnh gan, ngoài xét nghiệm đo nồng độ ALT, bác sĩ còn sử dụng thêm một số xét nghiệm khác như đo nồng độ AST, alkaline phosphatase, LDH, bilirubin. Nếu cả enzym ALT và AST cùng tăng thì khả năng gan của bạn đang bị tổn thương là rất cao.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm ALT/GPT?

Xét nghiệm này sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xác định bệnh gan, đặc biệt là những bệnh như xơ gan và viêm gan do rượu, do thuốc hay do siêu vi.
  • Kiểm tra xem gan có bị tổn thương không.
  • Đi tìm nguyên nhân của bệnh vàng da, xem thử là do bất thường về máu hay là bất thường ở gan.
  • Theo dõi tình trạng gan khi đang dùng một số thuốc điều trị các bệnh khác nhưng gây độc lên gan.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm ALT/GPT?

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT/GPT bao gồm:

  • Nếu bạn vừa bị tiêm vào bắp thịt thì xét nghiệm GPT có thể không chính xác.
  • Một vài thuốc có thành phần từ thiên nhiên có thể làm sai lệch kết quả ALT.
  • Tập luyện thể dục thể thao cường độ cao, các chấn thương đến cơ sẽ làm tăng chỉ số ALT/GPT.
  • Đặt ống thông tim mạch hoặc thực hiện phẫu thuật trong thời gian gần đây có thể làm tăng nồng độ ALT.
  • Những thuốc có thể làm tăng nồng độ ALT bao gồm acetaminophen, allopurinol, acid aminosalicylic [PAS], ampicillin, azathioprine, carbamazepine, cephalosporin, chlordiazepoxide, chlorpropamide, clofibrate, cloxacillin, codeine, dicumarol, indomethacin, isoniazid [INH], methotrexate, methyldopa, nafcillin, acid nalidixic, nitrofurantoin, thuốc tránh thai, oxacillin, phenothiazin, phenylbutazone, phenytoin, procainamide, propoxyphene, propranolol, quinidin, salicylates, tetracycline và verapamil.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Trong xét nghiệm máu các chỉ số men gan cảnh báo sức khỏe gan mật không phải ai cũng biết. Dưới đây là các chỉ số men gan bạn cần biết.

Thông thường có 4 loại men gan [enzym] bao gồm: AST [Aspart transaminase] hay còn gọi là SGOT; ALT [Alanin transaminase] hay còn gọi là SGPT [Serum glutamic pyruvic transaminase]; Alkaline phosphatase; GGT [Gama glutamyl transpeptidase].

Các chỉ số men gan

Trong 4 loại men gan thì AST [SGOT] và ALT [SGPT] đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.

Chỉ số men gan cao và những vấn đề liên quan

Chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh lý tổn thương gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể như:

Viêm gan virus cấp

  • GOT, GPT đều tăng rất cao so với bình thường [có thể > 1000U/l], nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn so với GOT, tăng sớm trước khi có vàng da, ở tuần đầu vàng da [tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển].
  • Hoạt độ GOT, GPT tăng hơn 10 lần, điều đó cho biết tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh. GOT tăng >10 lần bình thường cho biết tế bào nhu mô gan bị tổn thương cấp tính. Nếu tăng ít hơn thì có thể xảy ra với các dạng chấn thương gan khác.

GOT, GPT tăng cao nhất ở 2 tuần đầu rồi giảm dần sau 7- 8 tuần.

Xét nghiệm men gan chẩn đoán bệnh lý gan mật

Viêm gan do nhiễm độc

  • GOT, GPT đều tăng nhưng chủ yếu tăng GPT, có thể tăng gấp 100 lần vo với bình thường. Đặc biệt tăng rất cao trong nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetrachlorua carbon [CCl4], morphin hoặc nhiễm độc chất độc hóa học… Mức độ của LDH cao hơn các enzym khác: LDH > GOT > GPT.
  • Tỷ lệ GOT/GPT > 1, với GOT tăng khoảng 7 – 8 lần so với bình thường, thường gặp ở người bị bệnh gan và viêm gan do rượu.

Viêm gan mạn, xơ gan do rượu và các nguyên nhân khác

  • GOT tăng từ 2- 5 lần, GPT tăng ít hơn, mức độ tăng GOT nhiều hơn so với GPT.
  • Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan
  • GOT, GPT có thể tăng tới 10 lần, nếu sỏi không gây tổn thương gan thì GOT, GPT không tăng.

Vàng da tắc mật

GOT, GPT tăng nhẹ, mức độ tăng không đáng kể kết hợp với alkaline phosphatase tăng hơn 3 lần so với bình thường. GOT, GPT tăng chậm đều đến rất cao [có thể hơn 2000 U/l], sau đó giảm đột ngột trong vòng 12 – 72h thì được coi như là một tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính.

Một số trường hợp khác

GOT còn tăng trong nhồi máu cơ tim cấp và trong các bệnh về cơ, nhưng GPT bình thường.

Ngoài ra GOT, GPT tăng nhẹ còn gặp trong một số trường hợp có điều trị như dùng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu.

Chỉ số men gan tăng cao phải làm gì?

Khi được chẩn đoán men gan cao, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây men gan cao để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán men gan

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không nên thực hiện các chế độ ăn kiêng không có cơ sở khoa học. Bổ sung chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất.

Rượu, bia là những đồ uống cấm kỵ đối với người bị men gan cao.

Có chế độ làm việc hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc tạo gánh nặng cho gan.

Ngoài ra, người có chỉ số men gan cao cần thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi chẩn đoán điều trị hiệu quả.

Gan là một trong những cơ quan nội tạng có kích thước lớn và rất quan trọng trong cơ thể. Gan không chỉ có chức năng chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng mà còn thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Men gan đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi quá trình hoạt động của gan. Vậy men gan là gì, vai trò, chức năng ra sao, các chỉ số về men gan như thế nào…. luôn là câu thắc mắc với nhiều người. Chúng sẽ được giải đáp rõ ràng với nội dung dưới đây:

Trong gan có hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh bao gồm: AST, ALT, GGT,.. có chức năng hỗ trợ gan lọc bỏ độc tố, giúp hoàn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất như bao gồm: lipid, gluxit, protid…, các enzyme này được gọi chung là men gan.

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn, ngoài ra còn có công dụng thanh lọc, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Dinh dưỡng từ thức ăn sau khi được hấp thu đưa về gan, gan làm chức năng thanh lọc rồi chuyển hóa thành những dưỡng chất phù hơp với cơ thể, đồng thời cũng loại bỏ những độc tố ra ngoài.

Khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn thì gan thường là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lúc này chỉ số men gan bất thường. Các enzyme trong tế bào được giải phóng và hòa tan trong máu vì thế máu sẽ chứa một lượng men gan nhất định, càng ngày càng tích tụ nhiều thêm, tăng cao hơn mức bình thường.

Bằng phương pháp xét nghiệm chỉ số men gan sẽ cho thấy được mức độ tổn thương gan cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, hạ men gan về mức ổn định. Nếu để lâu dài hoặc không được phát hiện kịp thời thì tình trạng bệnh lý sẽ càng ngày càng nặng, lúc đó phương pháp điều trị sẽ không được hiểu quả.

Men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn

Sau khi được chỉ định xét nghiệm chức năng gan [chỉ số về men gan], người bệnh sẽ được kết luận về tình trạng gan hiện tại. Chỉ số men gan được hiểu là để thể hiện mức độ gan bị suy thoái hoặc giảm chức năng.

Chỉ số men gan được cho là bình thường khi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Có 4 chỉ số men gan thông dụng được các bác sĩ chỉ định là ALT, AST, GGT, LDH, được phân chia theo giới tính và độ tuổi nên độ chính xác hầu như là tuyệt đối. Chỉ số được cho là bình thường cụ thể như sau:

– Chỉ số ALT [hay còn gọi là GPT] giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l

– Chỉ số AST [hay còn gọi là GOT] giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l

– Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l

– Chỉ số ALP giới hạn bình thường từ 35-115 UI/l

Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao [gấp 2,3 lần] thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.

Ngược lại với chỉ số men gan bình thường ở trên sẽ là chỉ số men gan tăng hay còn gọi là men gan cao. Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần, cụ thể như sau:

 
Chỉ số men ganAST [GOT]ALT [GPT]GGTLDH
Tăng nhẹ40-80 UI/L40-80 UI/L40-80 UI/L40-80 UI/L
Tăng trung bình80-200 UI/L80-200 UI/L80-200 UI/L80-200 UI/L
Tăng cao>200 UI/L>200 UI/L>200 UI/L>200 UI/L

Men gan cao thường rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm gan, ung thư gan. Vì vậy nếu được chẩn đoán men gan tăng cao thì người bệnh nên thật cẩn trọng cũng như thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh nặng thêm.

Chỉ số men gan GGT viết tắt của Gamma Glutamyl transferase là 1 trong 3 chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có chỉ số cao hơn 2 loại men gan còn lại vì chỉ số này rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Chỉ số này tăng cao là biểu hiện của những bệnh lý gan như viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan.

Đánh giá chỉ số men gan bằng xét nghiệm GGT

Thông thường xét nghiệm GGT được chỉ định cho người bệnh trong những trường hợp sau:

– Người sử dụng quá nhiều bia rượu, chất kích thích, đồ uống chứa cồn, nghiện thuốc lá được chỉ định xét nghiệm GGT để đánh giá mức độ tổn thương của gan.

– Người có những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi mẩn ngứa, dưới da có nổi mạch máu như mạng nhện.

– Người sử dụng quá nhiều các loại thuốc điều trị.

– Người có tiền sử các bệnh liên quan đến gan, men gan. Người muốn tầm soát ung thư gan.

Kết quả xét nghiệm chỉ số GGT

Người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm trong khoảng 1 tiếng sẽ có kết quả về chỉ số GGT. Nếu chỉ số GGT nằm trong giới hạn từ 5-60UI/L, tức là chỉ số

Chủ Đề