Chiến tranh phi nghĩa có nghĩa là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa khác nhau như thế nào?

Các câu hỏi tương tự

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Ví dụ :  Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức giải phóng loài người khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhân dân Xô viết, làm thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.

“ Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm đất đai, nô dịch các dân tộc khác”.Chiến tranh phi nghĩa còn là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc tiến hành nhằm phân chia quyền thống trị thế giới.

Ví dụ: cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất [ 1914 – 1918]. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, là cuộc chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới.

  Mọi cuộc chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều gây ra đau thương tổn thất cho nhân loại. Chiến tranh nó hủy diệt tất cả: Nhà cửa,  các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp, nó cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng diễn ra thường xuyên trong quá trình phát triển của xã hội loài người còn tồn tại những áp bức bất công, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc như nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhất là chủ nghĩa bá quyền của các đế quốc lớn, âm mưu áp đặt quyền thống trị nô dịch các dân tộc trên thế giới, bắt các dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn phục tùng mình. 

  Như vậy để chấm dứt chiến tranh, để cho thế giới này không còn nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ, mỗi người chúng ta hãy góp sức mình cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đấu tranh chống lại mọi âm mưu gây ra chiến tranh của các thế lực phản động nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng bằng bất kì hình thức nào với các thế lực muốn gây ra chiến tranh, để dập tắt chiến tranh ngay khi nó chưa bùng phát.

  Để thực hiện được mục đích trên, điều qua trọng là chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh, để các em có một nhận thức đúng về chiến tranh, qua đó các em có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh là một giá trị đạo đức cao cả, nó được thể hiện bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương đồng loại, từ đó ra sức đấu tranh chống lại mọi hành động gây chiến tranh, hủy diệt sự sống loài người của các thế lực phản động, để loài người được sống trong hòa bình. Hòa bình đó là sự thân ái, bao dung, rộng lượng, cùng sống hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ nhau phát triển trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân hay quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

- Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội.

- Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.

Em hãy phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh là điều không ai muốn và luôn mang lại đau thương cho mọi gia đình. Chiến tranh có các dạng: Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Cùng Hoatieu.vn phân biệt 2 dạng chiến tranh này nhé.

Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Tiêu chíChiến tranh chính nghĩaChiến tranh phi nghĩa
Mục đíchBảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộcLợi nhuận, mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước khác
Chủ thể tiến hànhTừ các dân tộc bị áp bứcTừ các dân tộc không bị áp bức
Nguyên nhânDo bị các quốc gia khác đe dọa, xâm phạm nền hòa bình, độc lập dân tộcVì những mâu thuẫn không thể hòa giải, xuất phát từ lòng tham của giai cấp cầm quyền
Loại hình

Chiến tranh vùng lên thoát khỏi ách đô hộ, xâm lược của quốc gia khác

Chiến tranh chống quân xâm lược

Chiến tranh xâm lược
Tính chất

Chính nghĩa

Phi nghĩa
Kết quả

Một dân tộc, quốc gia được giải phóng

Một dân tộc, quốc gia bị xâm lược, đô hộ

=> Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa phân biệt nhau bởi mục đích, tính chất và các loại hình của nó. Dạng chiến tranh nào cũng mang lại những mất mát về người và tài sản nhưng chiến tranh chính nghĩa sẽ mang lại hạnh phúc, nền độc lập cho quốc gia đang bị xâm lược nhưng chiến tranh phi nghĩa thì chỉ gieo đau thương, tang tóc cho quốc gia bị xâm lược và đôi khi là cả quốc gia đi xâm lược.

Ngay từ tên gọi, chúng ta đã thấy được sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh.

Hòa bình là niềm ước ao, là hạnh phúc của nhân loại. Hòa bình là sự bình yên chung sống trong một phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia hay một cộng đồng lớn hơn, trong hòa bình vẫn có đấu tranh, đấu tranh để sinh tồn, phát triển nâng cao đời sống cộng đồng...

Chiến tranh là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai hoặc nhiều phía với nhau để tranh giành quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây đổ máu, chết chóc, đói khổ v .v . . .chiến tranh lớn có thể gây sự tàn khốc cho cả Nhân loại.

3. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

Chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình vì:

Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

Ngoài ra, một khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội. Bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình. Do vậy, ai cho chiến tranh có quyền cướp đi mạng sống, người thân, của cải vật chất của chúng ta.

Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của không chỉ chúng ta mà còn của con cháu chúng ta đời đời về sau. Giá trị của hòa bình không có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những điểm khác nhau giữa hòa bình và chiến tranh

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Video liên quan

Chủ Đề