Thẻ đỏ treo giò bao lâu

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Thẻ đỏ là một loại hình phạt trong bóng đá. Các loại hình phạt trong môn thể thao này theo từ nhẹ đến nặng bao gồm: khiển trách bằng miệng, thẻ vàng hoặc cao nhất là thẻ đỏ. 1 thẻ đỏ tương đương với 2 thẻ vàng. Thẻ đỏ cũng dùng cho những cầu thủ phạm lỗi trong điều 12 của Luật bóng đá.

Thẻ đỏ

Mỗi khi 1 cầu thủ bị phạt 1 thẻ đỏ hoặc 2 thẻ vàng [giá trị 2 thẻ đã nói trên] thì thường sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế bằng cầu thủ dự bị. Mỗi khi trọng tài rút 1 thẻ vàng cho cầu thủ, có nghĩa là cầu thủ không được phạm lỗi để nhận thêm thẻ, vì khi đó, sau khi trọng tài rút thẻ vàng thứ 2 thì 1 thẻ đỏ sẽ được rút ra. Cầu thủ cũng có thể bị phạt trực tiếp bằng thẻ đỏ.

Thẻ đỏ trực tiếp để phạt những cầu thủ phạm những lỗi nặng nhất hay phạm các lỗi được quy định trong luật 12 của Luật bóng đá. Thủ môn có thể nhận thẻ đỏ do lỗi phản ứng, phạm lỗi nặng trong vòng cấm hoặc chơi bóng bằng tay khi đứng ngoài vạch 16,50 m. Thẻ đỏ có thể được rút ra khi xảy ra xô xát giữa các cầu thủ.

Như trên đã nói, một cầu thủ bị phạt thẻ đỏ sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế bằng cầu thủ dự bị. Do đó, một đội bị phạt bao nhiêu thẻ đỏ thì số người còn lại trên sân sẽ ít đi bấy nhiêu và ngược lại. Nếu thủ môn bị phạt thẻ đỏ, một trong những cầu thủ trên sân sẽ được thay bằng một thủ môn dự bị và đội vẫn chơi với 10 người như bình thường. Nếu hết lượt thay cầu thủ, một trong những cầu thủ trên sân sẽ buộc phải chơi ở vị trí thủ môn. Nếu 5 thẻ đỏ được rút ra cho một đội [tương đương với 5 cầu thủ bị đuổi khỏi sân và trên sân còn lại 7 cầu thủ], đội đó sẽ bị xử thua 0-3.

Trước khi chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ ra đời, mỗi khi trọng tài muốn cảnh cáo hoặc phạt nặng bằng cách truất quyền thi đấu của một cầu thủ nào có mặt trên sân, trọng tài phải gọi anh ta đến và nói: "Tôi cảnh cáo anh vì lỗi …!", rồi sau đó báo cho đội trưởng của anh ta biết.

Tuy nhiên cái khó cho trọng tài là nhiều khi ngôn ngữ của họ sử dụng khác tiếng nói của cầu thủ trên sân thì vô cùng bất tiện và làm cho huấn luyện viên, khán giả trên sân luôn thắc mắc, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Có khi cầu thủ dù hiểu ý trọng tài nhưng cứ làm bộ không biết gì, khiến cuộc chơi phải dừng lại khá lâu mỗi khi án phạt được ban ra từ tiếng còi của trọng tài.

Ý tưởng bắt nguồn từ trọng tài bóng đá Anh Ken Aston. Aston đã được bổ nhiệm vào Ủy ban Trọng tài FIFA và chịu trách nhiệm cho tất cả các trọng tài tại World Cup 1966. Trong vòng tứ kết, đội tuyển Anh gặp đội tuyển Argentina tại sân vận động Wembley. Sau trận đấu, các tờ báo cho biết trọng tài Rudolf Kreitlein đã cảnh báo cả Bobby và Jack Charlton, cũng như đuổi Antonio Rattin của Argentina ra khỏi sân. Trọng tài đã không đưa ra quyết định rõ ràng trong trận đấu, và HLV người Anh Alf Ramsey đã tiếp cận FIFA sau trận đấu để làm rõ các quyết định này. Sự kiện này khiến Aston suy nghĩ về cách thức để đưa ra quyết định của trọng tài rõ ràng hơn cho cả người chơi và khán giả. Aston nhận ra rằng một chương trình mã hóa màu dựa trên nguyên tắc tương tự được sử dụng trên đèn giao thông [vàng - thận trọng, đỏ - dừng] sẽ vượt qua rào cản ngôn ngữ và làm rõ việc các cầu thủ bị cảnh cáo hoặc đuổi khỏi sân.

Đến vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1970 tại México, FIFA đã cho áp dụng thẻ vàng và thẻ đỏ trên các sân cỏ thế giới. Sự ra đời của nó đã được nhiều người hoan nghênh, ủng hộ.

Ban đầu thẻ được làm bằng giấy, nhưng hiện nay, thẻ được làm bằng chất liệu nhựa có thể sử dụng trong điều kiện trời mưa, và chống được ẩm mốc khi tiếp xúc với mồ hôi của trọng tài. Loại thẻ này do nước Thuỵ Sĩ sản xuất theo tiêu chuẩn của FIFA để cung cấp cho các trọng tài quốc tế. Loại thẻ này còn có ưu điểm là có chia sẵn các ô ghi thứ tự số áo của các cầu thủ, và trọng tài chỉ cần thao tác đơn giản, đánh dấu vào đó.

  • Có hành vi rất phi thể thao.
  • Phạm lỗi nghiêm trọng như: Cố ý dùng vũ lực để gây tổn thương cho các cầu thủ đội bạn.
  • Gây ra lỗi và nhận 2 thẻ vàng trong cùng 1 trận đấu.
  • Có hành vi bạo lực với không chỉ đội bạn mà với khán giả, trọng tài, đồng đội.
  • Ngăn cản cơ hội làm bàn của đối phương bằng tay [không phải thủ môn] tại vùng cấm địa đội mình.
  • Khạc nhổ nước bọt vào bất kỳ người nào.
  • Cố tình phạm lỗi [diễn] để ngăn cản cơ hội ghi bàn thắng của đối phương.
  • Có những cử chỉ, ngôn ngữ mang ý lăng mạ, xúc phạm, sỉ nhục.

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2006, trọng tài người Anh Graham Poll đã rút tới 3 thẻ vàng dành cho hậu vệ Josep Simunic của đội Croatia trong trận vòng bảng F giữa hai đội Croatia và Australia ở World Cup 2006. Ông Poll cảnh cáo thẻ vàng đầu tiên đối với Josep Simunic ở phút thứ 62. Ở phút 90, ông rút thẻ vàng thứ hai đối với Simunic nhưng lại không rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của cầu thủ này như luật quy định. 3 phút sau thẻ vàng thứ hai của Simunic, Poll thổi còi kết thúc trận đấu. Tỷ số là 2 - 2 đồng nghĩa với Croatia bị loại. Simunic nói gì đó với ông Poll và ông này tỏ vẻ rất giận dữ, đẩy anh ta ra và rút thẻ vàng thứ 3 cảnh cáo hậu vệ này. Sau đó là thẻ đỏ.

  Bài viết liên quan đến bóng đá này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thẻ_đỏ&oldid=68596641”

Trong hầu hết các trận đấu bóng đá trọng tài đều phải sử dụng đến thẻ vàng hoặc thẻ đỏ đối với các cầu thủ thi đấu trên sân. Đây là những tấm thẻ phạt chứng nhận cho hành vi phạm lỗi của cầu thủ. Trong một số trường hợp người phạm lỗi sẽ phải nhận hình phạt nặng hơn đó là án treo giò khi nhận những tấm thẻ này. Vậy án treo giò là gì? Cùng theo dõi bài viết sau của Tapchithethao.com để có thông tin bổ ích nhé. 

Treo giò là hình thức kiểm điểm những sai lầm mà một cầu thủ nào đó phạm phải khi tham gia chơi bóng. Án treo giò sẽ cấm cầu thủ đó thi đấu trong một thời gian cụ thể. Thời gian sẽ tùy thuộc vào các trường hợp mà cầu thủ đó vi phạm như thế nào. 

Án treo giò được hình thành từ khá lâu. Chúng được liên đoàn bóng đá Thế giới quy định và ban hành. Mặc dù nhiều năm trở lại đây án treo giò cầu thủ có sự thay đổi đôi chút. Tuy nhiên đa phần cũng không khác gì nhiều so với quy định được ban hành lúc ban đầu.

Án treo giò là khi cầu thủ vi phạm lỗi và được định hình theo thẻ vàng và thẻ đỏ mà trọng tài đưa ra. Đồng thời đây cũng là tiêu chí để quy định mức án treo giò mà các cầu thủ sẽ phải nhận được là bao lâu. Thời gian sẽ dài hơn nếu mức độ phạm lỗi nặng còn ngắn nếu mức phạm lỗi nhẹ. Để tìm hiểu về thời gian treo giò của các cầu thủ bạn hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết. 

Thời gian chịu án treo giò được chia thành nhiều mức khác nhau. Dưới đây là thông tin về vấn đề này bạn có thể tham khảo: 

Không riêng đá bóng mà khi tham gia bất kỳ sân chơi nào thì phạm lỗi là điều khá thường gặp. Tuy nhiên khi đã đạt đến giới hạn nhất định thì cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng. Dựa vào thẻ vàng này trọng tài sẽ tích lũy để thi hành án treo giò đối với cầu thủ phạm lỗi. Nếu bị nhận 2 thẻ vàng thì sẽ bị nhận án treo. 

Tuy nhiên bạn đừng vội kết luận với 2 thẻ vàng này. Bởi vì 2 thẻ vàng này không phải là 2 thẻ vàng cùng một trận đấu. Mà chúng được tính theo quy luật là tích từ trận đấu này sang trận đấu khác. Tức là nếu cầu thủ thi đấu trong trận đầu tiên bị phạt 1 thẻ mà sang trận thứ 2 bị phạt thêm thẻ nữa. Như vậy án treo giò sẽ được thực hiện trong trường hợp này. Còn thời gian áp dụng án treo giò mà các cầu thủ sẽ bị cấm thi đấu 1 trận. Nhưng cũng có một số trường hợp cầu thủ bị cấm thi đấu khoảng 2 trận.

Trong trường hợp bị nhận thẻ đỏ thì thời gian treo giò sẽ được áp dụng theo 2 trường hợp nhỏ. Đầu tiên là trường hợp nhận thẻ đỏ gián tiếp và thứ hai là nhận thẻ đỏ trực tiếp. Hoặc nếu cầu thủ nhận thẻ đỏ gián tiếp từ 2 thẻ vàng trong trận đấu thì sẽ bị trục xuất ra khỏi sân. Còn thời gian cầu thủ bị treo giò theo giấy tờ chỉ đúng một trận tiếp theo.

Đối với những cầu thủ bị nhận thẻ đỏ trực tiếp treo giò mấy trận thì sẽ phụ thuộc vào tình huống phạm lỗi của cầu thủ. Tình huống  phạm lỗi có thể là ý thức của cầu thủ hoặc là chấn thương của cầu thủ bị phạm lỗi. Nếu do ý thức của cầu thủ thì chỉ phạt từ 1 đến 2 trận. Tuy nhiên nếu cầu thủ bị phạm lỗi và có dấu hiệu chấn thương. Hoặc là khi phạm lỗi cầu thủ bạo lực quá thì sẽ có thời gian treo rất cao. Thậm chí có thể lên đến từ 5 đến 10 trận.

Trong lịch sử bóng đá thế giới có rất nhiều trường hợp bị nhận án treo giò nổi tiếng. Dưới đây là top 10 án treo giò tiêu biểu bạn có thể tham khảo:

Diego Maradona đã phải nhận án treo giò trong vòng 15 năm vào năm 1991, tuy nhiên bài học này chưa khiến ông tỉnh ngộ khi lặp lại sai lầm trong năm 1994. Lần treo giò này Diego Maradona phạm phải sai lầm trên đất Mỹ, ban tổ chức đã phát hiện ông dương tính với ma túy và bị cấm thi đấu trong 15 tháng tiếp theo. Đây cũng là thời khắc cuối cùng đối với cầu thủ vàng này trên sân cỏ. 

Maradona cũng được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại cùng Pele. Bên cạnh với tài năng cũng như thành công, thì sự nghiệp của huyền thoại người Argentina cũng đã trải qua nhiều sóng gió. Vào năm 1991 khi còn khoác áo Napoli, cầu thủ này đã nhận án cấm thi đấu tới 15 tháng do bị dương tính với ma túy.

Cantona cựu đội trưởng của MU. Người có tài năng lớn nhưng nhưng cũng là cầu thủ có cá tính mạnh với những tình huống nổi nóng làm khổ đội nhà. Mùa giải 1995/96, Cantona tung cú kung-fu thẳng vào mặt một CĐV của Crystal Palace khi bị người đó xúc phạm. Vì vậy, Cantona bị FA treo giò 9 tháng, phạt 10.000 bảng và 120 giờ lao động công ích.

Bosnich thi đấu ở vị trí thủ môn là một trong số ít thủ môn phải nhận án treo giò trên thế giới. Cầu thủ người Australia có quãng thời gian ngắn thi đấu cho M.U nhưng không để lại dấu ấn và chuyển sang khoác áo Chelsea năm 2001.Năm 2002, Bosnich bị dương tính với cocaine trong cuộc kiểm tra của FA và nhận án cấm thi đấu 9 tháng. Chính sự kiện này Bosnich bị The Blues thanh lý hợp đồng sau đó không lâu.

Giới chuyên môn đánh giá án phạt mà Ferdinand nhận là ngớ ngẩn nhất trong lịch sử bóng đá. Tuyển thủ Anh khi đó thuộc biên chế M.U quên lịch kiểm tra doping bắt buộc theo yêu cầu của FA ngày 23/9/2003. Mặc dù có kết quả âm tính ở cuộc kiểm tra vài ngày sau đó. Tuy nhiên Ferdinand vẫn bị phạt 50.000 bảng cùng án cấm thi đấu 8 tháng và mất luôn suất dự VCK EURO 2004.

Năm 2010 cầu thủ này đã phải nhận án treo giò trong thời gian 6 tháng. Trước đó anh từng ngồi chơi xơi nước suốt một thời gian dài. Tuy nhiên ngay sau đó anh thi đấu thăng hoa trong màu áo The Blues và tuyển thủ này bị phát hiện dương tính với ma túy. 

Mutu sẽ là một tiền đạo xuất sắc nếu như cuộc đời anh không gắn liền với ma túy và rượu. Anh đã tham gia những cuộc liên hoan thâu đêm suốt sáng cùng chất kích thích. Tại thời điểm năm 2010, anh thi đấu khá hay trong màu áo Fiorentina với 50 bàn thắng sau 91 trận ra sân. Tuy nhiên đã bị LĐBĐ Italia cấm thi đấu 6 tháng sau khi bị phát hiện dương tính với ma túy. 

Kolo Toure nhận án cấm thi đấu 6 tháng vào năm 2011, sau khi bị phát hiện dương tính với chất cấm ở cuộc kiểm tra doping đột xuất của FA. Thời điểm đó Toure đang khoác áo Man City. Cựu sao Arsenal biện minh rằng, anh dùng thuốc giảm cân mà vợ mua cho. Lệnh cấm thi đấu dành cho tuyển thủ bờ biển ngà tính từ ngày 2/3 , nên anh trở lại với trái bóng ngay khi mùa giải mới bắt đầu.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn về thông tin của án treo giò. Đây là một trong những hình phạt khá nặng đối với các cầu thủ thi đấu. Việc bị án treo giò có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng với những thông tin trong bài viết bạn đã có được nhiều hiểu biết bổ ích. 

Video liên quan

Chủ Đề