Nhà nước đầu tiên ra đời ở đâu

.

Cập nhật lúc: 08:24, 24/04/2018 [GMT+7]

Trong lịch sử dựng nước, thời kỳ các vua Hùng với Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam được hình thành với những đặc trưng của hình thái nhà nước nguyên thủy, đã để lại dấu ấn về nền văn hóa đặc sắc cho dân tộc.

Người dân viếng Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: T.THÚY

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân [theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông] cùng vợ là Âu Cơ [con gái Đế Lai] sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

* Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN, có lãnh thổ phía đông giáp Nam Hải [tức Biển Đông], Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh [còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành]; lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. Còn dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.

Có thể nói, Nhà nước Văn Lang là dạng nhà nước sơ khai, không thể xếp vào dạng nào trong 5 hình thái nhà nước của lịch sử phát triển thế giới; sự phân hóa xã hội và phân chia giai cấp chưa rõ rệt, nhưng chắc chắn đã hình thành sự phân tầng. Quyền lực của giai cấp thống trị chưa thấy xuất hiện ở thời đại này, thể hiện qua việc phong tục thuần hậu, mộc mạc, “vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc” [Lịch triều hiến chương loại chí].

Trong hội thảo về văn hóa Hùng Vương năm 2011, có học giả Trung Quốc cho rằng Hùng Vương là người… Trung Quốc, bởi người Việt không có họ Hùng. Đây là lập luận “cưỡng từ đoạt lý”. Theo các nhà ngôn ngữ học, “Hùng” xuất phát từ “Kun” của người Mường, từ “Khun” trong tiếng Môn - Khmer và tiếng Thái, nhằm để chỉ tù trưởng hoặc thủ lĩnh. Vua Hùng hay Hùng Vương là từ chỉ chức danh của người tù trưởng bộ lạc Văn Lang - bộ lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ thời bấy giờ, cơ sở tiền đề hình thành Nhà nước Văn Lang. Cách biến âm này có thể thấy ở tên gọi của vùng đất Mê Linh vốn có từ gốc là Mling - tên của một loài chim được tôn là vật tổ [totem] của bộ lạc.

Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Nước Văn Lang có 15 bộ [trước là 15 bộ lạc], tổ chức hành chính dưới bộ là các công xã nông thôn [gọi là kẻ, chiềng, chạ] mà đứng đầu là bố chính. Tuy nhiên, nhà vua không áp đặt quản lý ở các đơn vị hành chính cơ sở mà do dân suy cử những người, dòng họ có thế lực, có uy tín. Như vậy, so với chế độ công xã nguyên thủy, với xã hội của các thị tộc trước đó, Nhà nước Văn Lang đã đưa toàn bộ các bộ lạc Việt cổ bước sang một thời đại mới, phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới.

Về 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi [nhánh/ngành]; mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.

* Những thành tựu rực rỡ

Thời đại Văn Lang có sự phát triển mạnh về nông nghiệp. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, gọi là ruộng Lạc; biết khắc phục thiên nhiên [truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh], sử dụng dụng cụ nông nghiệp [cày, cuốc, mai, thuổng] và dùng sức trâu bò thay sức người, nhờ vậy người dân có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú. Với nguồn lương thực chính là thóc gạo [gạo nếp và gạo tẻ], dân Văn Lang đã biết lấy ống tre thổi cơm [cơm lam], làm bánh [sự tích bánh chưng, bánh giầy]; ngoài ra còn có khoai, sắn, thực phẩm có các loại cá, gia súc, gia cầm, rau củ. Đặc biệt, thời này người dân đã biết làm mắm và nước mắm, cũng biết lấy gạo làm rượu, men rượu được chế biến từ lá, vỏ, rễ một số loại cây, giống như rượu cần ngày nay.

Dâng lễ vật, hương hoa ở đền thờ Hùng Vương phường Bình Đa, TP.Biên Hòa.

Cư dân Văn Lang có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu [sự tích trầu cau], xăm mình. Theo Lĩnh Nam chích quái, dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá thường bị giao long [thuồng luồng] làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo dân ta ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn dạy dân lấy mực xăm hình thủy quái trên người, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của người Việt cổ bắt đầu từ đây.

Ban đầu, người dân Văn Lang lấy vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam giới đóng khố; biết dệt cỏ ống làm chiếu nằm, sau đó biết sáng chế dụng cụ xe sợi bằng đất nung - tiền đề của việc dệt vải. Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Người dân cũng biết gác cây làm nhà để tránh thú dữ, giống nhà sàn hiện nay. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang là sùng bái tự nhiên, thờ thần Mặt Trời [ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời], thần Sông, thần Núi… Người Việt cũng có tín ngưỡng phồn thực thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu, nhưng không thờ sinh thực khí. Ngoài ra, người Việt cổ còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước [thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…], mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3 âm lịch là ngày lễ truyền thống của Việt Nam được giữ gìn, kế thừa đến tận ngày nay.

Một thành tựu lớn khác là người dân biết sử dụng đồ đồng. Tư liệu khảo cổ cho thấy giai đoạn cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là trong thời đại Hùng Vương. Khu vực phía Bắc nước ta vốn có nhiều mỏ kim loại như: vàng, bạc, chì, sắt, đồng. Một số mỏ nông và lộ thiên, dễ khai thác thủ công, là điều kiện phù hợp để phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ mà đỉnh cao là trống đồng cùng các loại thạp, thố với tỷ lệ hợp kim nguyên liệu lý tưởng và hoa văn sắc sảo miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ này như lễ “khánh thành” trống đồng, lễ chiêu hồn, đám tang, lễ cầu mùa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...

 Trống đồng Đông Sơn hiện đã tìm thấy được ở nhiều nơi, là bằng chứng khắc họa tiêu biểu cho nền văn hóa thời đại Hùng Vương. Trên mặt trống chạm khắc những hình người thổi kèn, diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng, vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công [một loài chim tiêu biểu của vùng nhiệt đới] hoặc đeo mặt nạ.

Sự có mặt của trống đồng Đông Sơn ở một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như phát hiện về những lưỡi qua đồng thời Chiến quốc [Trung Quốc] ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn; đồng thời ghi chép trong Thông giám cương mục là năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu [năm 2353 TCN], Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần dài hơn 3 thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau; vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch; năm 1110 TCN Hùng Vương cũng sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng, cho thấy nền móng ngoại giao giữa Nhà nước Văn Lang với các triều đại phong kiến phương Bắc cùng sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa cư dân Văn Lang với các quốc gia quanh vùng.

Thanh Thúy

Dưới triều Nguyễn nước ta có 2 quốc hiệu chính thức là Việt Nam và Đại Nam. Quốc hiệu Việt Nam do vua Gia Long đặt năm 1804.

Đang xem: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì

Xích Quỷ

Văn Lang

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Xích Quỷ. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, đó là truyền thuyết không có thật. Các di chỉ khảo cổ học chỉ ra rằng Văn Lang [tồn tại từ khoảng thế kỷ 7 đến năm 257 TCN] là quốc hiệu đầu tiên của nước ta trong buổi đầu lịch sử. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các vua Hùng. Sau Văn Lang là Âu Lạc [năm 257 TCN – đầu thế kỷ thứ 2 TCN].

Âu Lạc Giao Chỉ

1

Thời Bắc thuộc, nước ta có 1 quốc hiệu duy nhất là Vạn Xuân. Nước Vạn Xuân được thành lập năm 544 khi cuộc khởi nghĩa của Lý Bí [Lý Nam Đế] giành được thắng lợi.

234

703723743

Quốc hiệu đầu tiên của nước ta trong kỷ nguyên độc lập là Đại Cồ Việt [968-1054]. Sau Đại Cồ Việt là Đại Việt. Đây là quốc hiệu do vua Lý Thánh Tông [1054 – 1072] đặt sau khi lên ngôi. Trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc, quốc hiệu này tồn tại tổng cộng 743 năm [1054-1804].

763

7 năm

Quốc hiệu Đại Ngu do Hồ Quý Ly đặt sau khi phế Trần Thiếu Đế và lên nắm quyền. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. Quốc hiệu này tồn tại trong 7 năm [1400-1407].

Năm 1802

Năm 1803

Năm 1804

Sau khi chính thức lên ngôi và sắp đặt chính trị ổn định, năm 1804 vua Gia Long đã sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt, nên cho khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Sau đó, Nam Việt được đổi thành Việt Nam và chính thức tuyên phong quốc hiệu này vào năm 1804.

Năm 1805

12

Dưới triều Nguyễn nước ta có 2 quốc hiệu chính thức là Việt Nam và Đại Nam. Quốc hiệu Việt Nam do vua Gia Long đặt năm 1804. Đến thời Minh Mạng, nhà vua lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam vào năm 1838. Quốc hiệu Đại Nam chính thức được sử dụng từ đó cho đến hết triều Nguyễn năm 1945.

34

Thời vua Gia Long

Thời vua Minh Mệnh Thời vua Thiệu Trị

Thời vua Tự Đức

Dưới thời vua Tự Đức quốc hiệu Đại Hóa từng được đem ra bàn định. Theo Châu bản triều Nguyễn năm Tự Đức 30 [1877] bản Tấu của Cơ Mật viện trình rằng: “Gần đây, phụng Châu phê giao cho xem xét việc thay đổi quốc hiệu, chúng thần đã cùng Đình thần bàn bạc dâng phiến phúc trình… Trộm xét, khoảng năm Minh Mệnh kính vâng Thánh dụ đã đổi [quốc hiệu] làm Đại Nam nghĩ rằng chữ ấy cũng khá đẹp, xứng đáng mà không thể mai một, nhưng xét chữ ấy vẫn chưa làm rõ được gốc tích. Nay chuẩn xin cải đổi làm Đại Hoá để không quên nguồn gốc… Thanh Hoá là nơi nước ta phát tích điềm lành, Thuận Hoá là nơi mở ra cơ nghiệp thì chữ Hoá mang được cả hai nghĩa. Việc gọi Đại Hoá cũng như từ Việt Nam mà gọi Đại Nam văn nghĩa cũng không cách xa nhau…”. Bản Tấu được vua Tự Đức Châu phê rằng: Truyền đợi [các nơi được hỏi] đều có phúc trình xem thế nào sẽ bàn tiếp. Tuy nhiên sau đó việc này không thấy được nhắc lại và quốc hiệu Đại Hóa mới dừng ở việc bàn bạc chứ chưa từng được thực hiện.

Những cuốn sách tham gia chống dịch

0 165

Đừng để lo lắng và bất an xâm chiếm tâm hồn bạn. Hãy đọc những cuốn sách đẹp đẽ này và hãy nhớ rằng chúng tôi luôn đồng hành với bạn.

Pelé: Cậu bé đánh giày chân đất ước ao được đi giày khi đá bóng

0 2

“Nhưng con phải biết cảm giác ra sao khi đá bóng có giày”, cậu bé Dico nói khi mang đôi giày mà dì cậu xin được đi đá bóng.

Trẻ răm rắp nghe lời là ẩn chứa những vấn đề tâm lý

0 148

Trẻ nghịch ngợm luôn sống thật với bản năng hồn nhiên, trong khi những đứa trẻ ngoan luôn răm rắp tuân lệnh, ngồi im một chỗ, lại ẩn chứa vấn đề tâm lý do cách giáo dục của bố mẹ.

Từ các họa sĩ bậc thầy thời Phục hưng, những danh họa, đến các tác giả hàng trăm triệu USD… đều có những câu chuyện mà họ chỉ muốn quên đi trong đời.

Xem thêm: Cách Làm Sườn Rim Chua Ngọt Và Lá Chanh Đơn Giản Ngon Khó Cưỡng

Làm thế nào để đọc 500 trang sách trong 20 phút

0 3

Nếu bạn băn khoăn tại sao có những người đọc sách nhanh như vậy thì cuốn sách của tác giả Watanabe Yasuhiro đã đưa ra bí quyết giải quyết vấn đề này.

Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ra hồi ký

Cựu Phó tổng thống Mike Pence sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình khi làm việc trong chính trường Mỹ thông qua hai cuốn sách ký với nhà xuất bản Simon & Schuster ngày 7/4.

Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?

0 3

Dù có nhiều lợi ích, đạp xe cũng là nguyên nhân của một số tổn thương vùng sinh dục.

Vương quốc chocolate là biệt danh của đất nước nào?

0 2

Đây là quốc gia nổi tiếng xinh đẹp, mến khách, có lịch sử phát triển rất lâu đời, nhiều bản sắc riêng ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ nào từng làm diễn viên trước khi vào Nhà Trắng?

0 1

Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, một tổng thống Mỹ từng là diễn viên Hollywood, xuất hiện trong nhiều bộ phim.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

0 1

Người bệnh mắc sùi mào gà thường mọc các nốt mụn nhỏ đơn lẻ hoặc thành đám dày ở nhiều bộ phận khác nhau.

Dấu hiệu sớm tiết lộ bạn có thai

0 21

Phát hiện sớm những thay đổi của cơ thể khi mang thai có thể giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe.

Hòa Thân giàu đến mức nào?

0 4

Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức cái gì vua có, ông ta cũng có.

Ngôi chùa ở Huế có khu mộ thái giám triều Nguyễn

0 63

Đến Thừa Thiên – Huế, du khách có thể thăm những ngôi chùa, thiền viện nổi tiếng ở đây, trong đó có danh lam cổ tự với khu mộ thái giám triều Nguyễn.

Xem thêm: Cách Nấu Cháo Chân Chó Thơm Ngon Mà Lợi Sữa Cho Mẹ Bầu Sau Sinh

Loài vật thường bị nhầm với sam biển, dễ gây tử vong trong vài phút

0 4

Do ngoại hình tương đồng, nhiều người vô tình ăn phải loài vật này và bị ngộ độc nặng chỉ sau thời gian ngắn.

Video liên quan

Chủ Đề