Chiến lược nội địa hóa là gì năm 2024

HIỆU TRƯỞNG Căn cứ Quyết định số: 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường Đại học”; Căn cứ Quyết định số: 1482/QĐ-BGDĐT ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2007 – 2012; Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Căn cứ Nghị định số: 64/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số: 9138/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tạm thời về sử dụng văn bản điện tử trong giao dịch văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Để thuận tiện, kịp thời và chính xác trong việc phổ biến và chu chuyển các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước và của Trường trong toàn trường; Xét đề nghị của Trưởng phòng Hành chính,

TÓM TẮT Trên cơ sở xác định nguyên nhân cơ bản gây xói lở bờ sông Cửu Long, là tải lượng phù sa mịn giảm và thiếu hụt lượng cát sỏi; bài báo đề xuất các giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long. Đó là (i) đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; (ii) nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo và di dời người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xói lở cao; (iii) làm tốt công tác quản lí khai thác và sử dụng dòng sông; (iv) quy hoạch chỉnh trị sông tổng thể gắn với liền với quy hoạch lãnh thổ; (v) tăng cường vai trò của Ủy ban sông Mekong Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ. Từ khóa: xói lở bờ sông, sông Cửu Long, tiếp cận địa lí tổng hợp, chỉnh trị sông. ABSTRACT An overview study of primary causes and general solutions to erosion of riverbank in the Mekong river This study proposed the general solutions based on determinating primary reasons for resolving river bank erosion problems in the Mekong river based on sediment load decrement and sand-grave...

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Sinh tổng hợp canthaxanthin từ vi sinh vật là hướng tiếp cận thực tiễn được nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chú ý nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với hoạt chất sinh học gốc carotenoid có nhiều tiềm năng này. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của một số thành phần môi trường đến khả năng sinh tổng hợp canthaxanthin của P.carotinifaciens VTP20181 được phân lập và tuyển chọn tại Viện Công nghiệp Thực phẩm. Các thành phần môi trường tiến hành khảo sát gồm cơ chất carbon, nitrogen, muối khoáng, hợp chất trung gian, vitamin và acid amin được đánh giá qua hiệu suất sinh tổng hợp canthaxainthin của P.carotinifaciens VTP20181 sau lên men. Kết quả: Trong môi trường có sucrose, P.carotinifaciens VTP20181 tăng hiệu suất sinh tổng hợp canthaxanthin đến 10,89 mgCx/l so với mẫu đối chứng sử dụng glucose (10,63mgCx/l), cao nhất trong các mẫu thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nguồn cơ chất carbon. Hiệu suất tạo thành canthaxanthin của vi khuẩn này cao hơn mẫu đối chứng tr...

Mạng đồng tác giả là mạng lưới học thuật giữa các nhà nghiên cứu viết chung bài báo khoa học, mức độ kết hợp đồng tác giả có thể được đặc trưng bởi các độ đo liên kết. Đựa trên các đặc trưng đó, hình thành nhiều bài toán có ý nghĩa, trong đó có khuyến nghị cộng tác, gợi ý các tác giả có thể kết hợp trong tương lai hoặc tăng cường hợp tác. Bài báo này đề xuất một số độ đo liên kết mới dựa trên cộng đồng tác giả, kịch bản thiết lập bảng ứng viên động theo thời gian, và xây dựng một hệ khuyến nghị đồng tác giả sử dụng các độ đo đó.

Giá nguyên liệu tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2020, giao hàng chậm, chuỗi logistics đứt gãy kéo theo chi phí vận chuyển tăng cao… đang là những vấn đề mà doanh nghiệp (DN) trong nước gặp phải khi phục hồi sản xuất sau đại dịch. Một chiến lược nội địa hóa với các giải pháp ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp DN chủ động được “đầu vào”.

Phụ thuộc nhập khẩu

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngành nhựa nhập khẩu 5,33 triệu tấn chất dẻo nguyên liệu với trị giá 8,86 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 47,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Với nguyên - phụ liệu ngành dệt, may, da, giày, kim ngạch nhập khẩu là 19,6 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính của các DN Việt Nam.

Chiến lược nội địa hóa là gì năm 2024

Sản xuất ống nhựa cung cấp cho những công trình trọng điểm. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh, cho biết, có đến 80% nguyên liệu nhựa phục vụ sản xuất trong nước được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và các nước Trung Đông. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến hoạt động sản xuất của các nhà máy trên thế giới gián đoạn, nhiều hãng tàu biển phá sản..., dẫn tới nguồn nguyên liệu khan hiếm, tăng giá. Giá nguyên liệu nhựa đã tăng từ 20%-300% (tùy loại) so với năm 2019. Theo ông Ngân, từ tháng 6-2021 đến nay, giá nguyên liệu tăng cộng với chi phí phát sinh cho công tác phòng chống dịch bệnh và phải gián đoạn một phần sản xuất đã khiến doanh thu của công ty bị giảm sâu, nguy cơ lỗ là khó tránh khỏi.

Ngành dệt may, da giày, hóa chất, phụ gia… cũng gặp khó do thiếu nguyên liệu. Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May Sài Gòn 3, hiện nay các DN Trung Quốc đang phục hồi sản xuất mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu sử dụng nguyên liệu tăng; nguồn nguyên liệu sản xuất tại Trung Quốc tập trung cho các DN nội địa. Mặt khác, xu hướng phát triển của Trung Quốc là không ưu tiên phát triển những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nên sản lượng các ngành dệt nhuộm, hóa chất, phụ gia… giảm mạnh, khiến DN Việt thêm khó khăn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

“Khống chế” nguyên liệu xuất khẩu

Bàn về vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, theo các chuyên gia, cần cả giải pháp ngắn hạn và dài hơi. Trước mắt, nhiều DN kiến nghị Chính phủ cũng như cơ quan chức năng liên quan cần minh bạch danh sách và dữ liệu các DN đang xuất khẩu nguyên liệu sản xuất. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có rất nhiều DN trong nước đang sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, đều là nguyên liệu mà các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cần. Trong khi đó, DN trong nước phải nhập khẩu nguyên liệu, cộng thêm chi phí vận chuyển, kiểm định… sẽ có giá cao hơn giá của các DN sản xuất nguyên liệu trong nước. “Nếu các DN trong nước kết nối cung ứng khép kín thị trường trong nước sẽ giúp loại bỏ nguy cơ thiếu hoặc phải mua nguyên liệu nhập với giá cao, rút ngắn thời gian vận chuyển; đặc biệt, giảm rủi ro gián đoạn sản xuất do sự đứt gãy logistics toàn cầu hiện nay”, ông Vũ Đức Giang đặt vấn đề.

Ở góc độ khác, cơ quan chức năng liên quan cần tính đến yếu tố ưu tiên thu hút đầu tư các ngành sản xuất nguyên liệu, nhất là nguyên liệu phục vụ cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đi kèm với đó là điều kiện về tỷ lệ phải cung ứng cho thị trường nội địa đối với DN FDI, tránh tình trạng các DN này áp dụng quy trình sản xuất, tiêu thụ khép kín trong hệ thống chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng nguyên liệu trong nước sản xuất dư, nhưng DN nội vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Về lâu dài, các DN cho rằng, Chính phủ cần thúc đẩy sớm hình thành chiến lược nội địa hóa nguồn nguyên liệu. Theo đó, tập trung rà soát, chọn lọc những DN sản xuất nguyên liệu có kim ngạch xuất khẩu ổn định ở mức 200 triệu USD/năm trở lên, hỗ trợ các DN này mở rộng sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Cùng với đó, liên kết họ trong cùng một hệ sinh thái nội địa hóa nguồn nguyên liệu sản xuất, từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, duy trì sản xuất bền vững.