Chào mào xù lông là bị gì năm 2024

Chim Chào Mào là một loài chim đẹp rất được nhiều người ưa chuộng chọn làm chim cảnh. Nhưng có một loại bệnh hay gặp ở chào mào là bệnh sâu lông. Bệnh này sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Chào mào và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình thần của nó. Bạn hãy đọc bài viết này để biết cách trị bệnh sâu lông cho Chào mào hiệu quả nhé!1. Biểu hiện bệnh sâu lông ở chim chào mào

Khi thấy có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ chú chào mào của bạn đang gặp phải tình trạng bị sâu lông:

  • Chào mào bị xù lông rụt cổ, rỉa cánh nhiều
  • Lông đuôi, lông cánh bị gãy, gấp, tua tủa, xoăn, xơ xác, gãy dễ rụng
  • Lông ngực, đầu, đầu rụng thành từng mảng, da tím tái, da bị đỏ
  • Chào mào không ra lông cánh trong thời gian dài

Khi có biểu hiện sâu lông ở chào mào bạn cần phải tìm cách chữa trị ngay

2. Nguyên nhân của bệnh sâu lông

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu lông ở chào mào, có thể là nguyên nhân chủ quan cũng có thể là khách quan. Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm chơi chim đôi khi cũng tỏ ra lúng túng, không hiểu nguyên nhân. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình trạng sâu lông ở chào mào:

Do chào mào ít được phơi nắng và tắm táp, trường hợp này là hay gặp nhất

Chim bị thiếu chất, chủ yếu là do thiếu canxi và vitamin. Hai chất này sẽ giúp cho bộ lông của chào mào phát triển khỏe mạnh và chắc khỏe. Bộ lông của chào mào có đẹp và chắc khỏe hay không là do cung cấp đủ hay thiếu vitamin C, D và E.

Hàm lượng gây nóng trong thức ăn lớn, nguyên nhân là do ăn quá nhiều kỳ tử, táo tàu, ớt và các chất kích lửa cho chim.

Cho chim ăn quá nhiều sâu quy cũng gây nên tình trạng lông bị xoắn, lông khô, hay chào mào không ôm lông…

Bệnh sâu lông ở chào mào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng như mạt, rận… Bám vào thân chim khiến cho chúng ngứa ngáy, hay rỉa lông khiến lông bị xơ, gãy…

Lồng, thức ăn kém vệ sinh cũng gây nên tình trạng chào mào bị sâu lông… 3. Cách chữa trị chào mào bị sâu lông hiệu quả

Khi đã xác định chào mào bị sâu lông, khi mới chỉ bị ở đuôi bạn hãy hòa oxy già hòa với nước và tắm cho chào mào luôn. Liên tục cho chào mào ăn châu chấu và trái cây có nhiều vitamin C. Sau khi tắm xong bạn cho chào mào phơi nắng khoảng 30-60 phút. Nếu thời điểm chào mào bị sâu lông vào mùa hè bạn để chúng ngủ ngoài trời, treo lên cao để chúng có thể tắm sương vào buổi sáng.

Sau một thời gian nếu lông đuôi của chào mào lên được, lúc này bạn mới giăng màn che ngủ lên lồng, để chào mào ngủ không bị hoảng. Sau đó bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng y tế tìm các lỗ chân lông của chào mào và chích vào. Nhớ là bước này bạn cần phải làm cẩn thận, không để chích quá sâu khiến cho chim bị chảy máu.

Thời gian chữa trị sẽ mất khoảng từ 1-2 mùa lông thì lông chim mới lên được, bên cạnh đó chế độ nuôi cũng cần được quan tâm. Bạn cần phải dành thời gian chăm chim thật tốt, cho ăn nhiều châu chấu vì lúc này sức khỏe của chim rất yếu.

Thường xuyên dùng thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn để tắm cho chào mào, bổ sung thức ăn nhóm B cho chim. Sau mỗi lần tắm xong, bạn phun lên lông chim một lớp vodka. Có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng, yên tâm là rượu không có tác dụng phụ với chim. Khoảng một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

3. Chế độ dinh dưỡng cho chim

Trong quá trình chữa trị chào mào thay lông, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim. Loại thức ăn rất tốt cho chim lúc này là cào cào khô xay nhỏ. Bạn có thể trộn thêm vào các loại cám ăn hằng ngày của chim, như vậy sẽ giúp chim có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung thêm nhiều vitamin từ hoa quả tươi, rau xanh.

4. Chế độ tắm cho chim

Chế độ tắm nắng và tắm mát cho chim cũng cần phải được quan tâm. Bạn nên thường xuyên cho chào mào tắm nắng để bổ sung vitamin D, giúp cho xương chắc khỏe. Tắm mát thì mùa hè khoảng 2,3 lần 1 tuần, còn mùa đông thì sẽ tắm vào những hôm trời ấm.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách chữa trị chào mào bị sâu lông. Hy vọng bài viết sẽ là thông tin hữu ích giúp cho việc chữa trị chào mào sâu lông được hiệu quả nhất, giúp bạn chăm sóc được những chú chào mào khỏe mạnh, căng lửa.

Phương pháp trị các bệnh ở chào mào là vấn đề đang được rất nhiều anh em nghệ nhân đang quan tâm hiện nay. Những chiến binh chào mào thi đấu đang bị các loại bệnh như trúng gió, tiêu chảy, ho hen,..... Bài viết này chúng tôi sẻ chai sẻ phới bạn cách điều trị hiệu quả nhất.

I. Bệnh , cách phòng , trị [ Chim Chào Mào]

Trị_Bệnh_Chim_Chào_Mào

  • Để chim chào mào ổn định củi lửa thì trước tiên anh em phải quan tâm đến sức khỏe của chim trước đã .
  • Phải có sự quan sát , nhận biết và tìm ra nguyên nhân vì sao bệnh thì mới có phương pháp trị tận gốc.
  • Hoặc có thể tham khảo hỏi thăm các anh em trong hội để biết nguyên nhân.

1/ Trúng gió:

- Nguyên nhân: để lâu ngoài trời gió lùa liên tục; trúng gió có hơi độc [hơi thuốc bảo vệ thực vật chẳng hạn]; chim đang phơi nắng gắt, đột ngột có gió lạnh thổi thốc vào người ... nhiều kiểu gió, nói chung là chim bị gió nó tai cho ...

- Triệu chứng: chim xù lông, mặt sưng, mắt đờ đẫn mất thần, cử động chậm chạp, run chân.

- Điều trị: khi xác định là chim bị gió, việc đầu tiên cần làm là bắt chim ra nặn phao câu cho nó.

  • Phao câu chim là phần chim lấy dầu để làm bóng bộ lông, nó ở vị trí như phao câu gà ấy, thổi lớp lông phủ ngoài ra bạn sẽ thấy nó bé tí ti như nửa hạt gạo.
  • Bình thường thì phao câu chim nó hơi hồng ở chóp.
  • Khi bị gió thì nó tấy lên, đỏ loang hết cả cái phao, đầu phao câu có mủ hơi vàng – bạn nặn hết mủ vàng đi, đến khi nặn ra dịch trắng thì ngưng.
  • Sau đó bạn nhỏ khoảng 3-5 giọt dầu gió vào đáy lồng sạch, cho chim vào lồng, tủ áo sơ lại [đừng tủ kín quá chim lại chết ngạt hơi dầu gió] để nơi kín gió và yên tĩnh.
  • Chim bị gió mà cứu được thì sẽ suy nặng – thường nó sẽ thay lông bất thường.

2/ Đau bụng: bệnh đường ruột.

- Nguyên nhân: đa dạng:

+ Do ngộ độc nặng: ăn phải thức ăn có độc như cào cào dính thuốc sâu, trái cây có thuốc sâu, chất chống ẩm trong cám …: vô phương cứu chữa … hic.

+ Do ngộ độc nhẹ: ăn phải cám mốc, trái cây ươn, ăn sâu chết, … do nước uống “lên men” [có nhiều đồng chí nuôi chim mà nhìn vào lọ nước cứ như tô cháo huyết …]

+ Do chim không chịu cám: đổi cám đột ngột, ruột chim chưa kịp thích nghi với thành phần của cám mới.

+ Do vi khuẩn.

- Triệu chứng: chim xù lông, cử động chậm chạp, run chân, cánh xệ xuống, lưng nhọn lên, đi ỉa phân lỏng và có nhầy xanh. Bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì chim đi lỏng dai dẳng kinh niên rất khó trị.

- Điều trị: khi xác định là chim bị đường ruột, việc đầu tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu.

  • Nếu xác định được không phải do vi khuẩn thì trước hết phải điều trị triệu chứng để hạn chế sự mất nước cho chim cái đã
  • Bằng cách cho uống nước trà, cho ăn chuối tây [chuối cúng] vừa chín tới, cho uống nước lá ổi non, lá cỏ xước, lá cây cộng sản [một trong các loại trên, giã nát hòa lấy nước, lọc lại cho chim uống] … điều chỉnh chế độ vệ sinh, ăn uống – chim sẽ mau hồi phục lại.
  • Nếu chim bị đường ruột do vi khuẩn thì bạn phải cho chim uống nước oresol như chữa cho người vậy – để hạn chế mất nước.

Chim bị vi khuẩn đường ruột thì cần phải uống thuốc kháng sinh, cách tốt nhất có thể là ra hiệu thuốc thú y mua thuốc của gà con về cho chim uống.

Chủ Đề