Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là gì năm 2024

Thời gian qua, mặc dù luôn được tỉnh quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng với nhiều chính sách hỗ trợ, vẫn còn không ít HTX tại tỉnh Bạc Liêu gặp khó khăn khi hoạt động, nhất là trong tiếp cận nguồn vốn, tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ...

Nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt việc bao tiêu lúa cho nông dân. Nguồn: ITN

Trên thực tế, không phải HTX kiểu mới nào cũng hoạt động hiệu quả và đạt được kỳ vọng nâng cao đời sống nông dân. Sự phát triển HTX cũng chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, ngành nghề. Trình độ năng lực trong quản lý, điều hành, công tác tài chính, kế toán của bộ máy quản lý HTX còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng sản phẩm cũng thiếu sức cạnh tranh.

Do đó, đi tìm một mô hình hoạt động thật sự phù hợp, có hiệu quả, tạo được sự gắn kết giữa nông dân - doanh nghiệp - thị trường cho HTX kiểu mới đang là bài toán khó cần được các cơ quan chức năng tháo gỡ.

Phát triển mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị

Trước những thách thức, khó khăn, song Bạc Liêu với thế mạnh là vùng đất trù phú với điều kiện tự nhiên phong phú, phù hợp với kinh tế nông nghiệp đang được các HTX phát huy thông qua các mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị góp phần thành công trong xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của các HTX còn góp phần thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, an sinh xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Điều đáng ghi nhận là, một số HTX nông nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu đã phát huy được vai trò của HTX kiểu mới. Tiêu biểu là HTX Vĩnh Cường [xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình] đã thực hiện tốt việc bao tiêu lúa cho nông dân. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được HTX Vĩnh Cường hỗ trợ chi phí đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm đầu ra, nhờ đó nông dân tránh được tình trạng trúng mùa - mất giá. Ông Trịnh Văn Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Vĩnh Cường cho biết, “ngoài việc hàng năm bao tiêu gần 21.000ha lúa cho tất cả xã viên, HTX còn thu mua lúa cho nông dân ở các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long với hàng chục ha”.

Đến nay, tỉnh Bạc Liêu có 188 HTX [tăng 132 HTX so với thời điểm cuối năm 2001]. Số thành viên HTX là trên 24.000 thành viên, tăng hơn 15.000 thành viên so với thời điểm cuối tháng 12.2001. Tổng nguồn vốn và tài sản phục vụ hoạt động của các HTX là hơn 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 520 tổ hợp tác, thu hút hơn 12.000 thành viên tham gia. Từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, số lượng các HTX hoạt động hiệu quả tăng lên rõ rệt, chiếm khoảng 55% đối với các HTX nông nghiệp, khoảng từ 50% - 83% với các HTX phi nông nghiệp.

Hàng năm, các HTX trong tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn xã viên, người lao động ở nông thôn. Điển hình như HTX nuôi nghêu Đồng Tiến [xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình]. Đến thời điểm thu hoạch, trên bãi nghêu có hàng trăm lao động tham gia vào các khâu cào nghêu, vận chuyển, tiêu thụ. Hầu hết lao động đều là xã viên của HTX, trung bình mỗi lao động thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng/ngày. Những lúc thu hoạch rộ thì thu nhập tăng lên 400.000 - 500.000 đồng/người/ngày. Ông Trần Văn Út [xã viên HTX Đồng Tiến] cho biết, “gia đình tôi có 4 lao động tham gia thu hoạch nghêu cho HTX, mỗi ngày có thu nhập từ 400.000 - 600.000 đồng/người”.

Trong những năm qua, kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu luôn gắn liền với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các ngành chức năng đã hỗ trợ các HTX tiếp cận thị trường, định hướng sản phẩm chủ lực, hỗ trợ vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, trang bị kiến thức quản trị kinh doanh cho đội ngũ cán bộ HTX nhằm đổi mới tư duy phát triển kinh tế, tiếp cận thị trường, kết nối với các doanh nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Định hướng trong thời gian tới, tỉnh xây dựng và phát triển các loại hình HTX trên các lĩnh vực, nhất là phát triển HTX nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường kết nối, tư vấn liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa các HTX với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các HTX chủ động mở rộng sản xuất - kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chú trọng xây dựng và phát triển mô hình HTX kiểu mới, liên kết sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị, hoạt động có hiệu quả bền vững.

HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 [Quảng Điền] được biết đến là đơn vị thành công trong mô hình sản xuất, chế biến trà rau má, bột rau má matcha. Khi thành công với mô hình này đã tạo đà cho HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Mới đây, HTX liên kết với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh sản xuất lúa chất lượng cao. HTX làm khâu trung gian hợp đồng giúp cho hộ thành viên được cung ứng đầu vào, bao gồm thóc giống, vật tư nông nghiệp theo quy trình sản xuất. Đến vụ thu hoạch, phía công ty thu mua thóc thịt với giá cao hơn 500 đồng/kg so với các loại thóc Khang dân, TH5.

Ngoài tổ chức sản xuất, HTX còn tham gia công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Từ đó, vai trò, vị trí của HTX ngày được nâng lên. Mối quan hệ giữa hộ thành viên và HTX ngày càng gắn bó, xem HTX là chỗ dựa làm đòn bẩy để phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân bình quân từ 18 triệu đồng vào năm 2010 tăng lên đến nay hơn 60 triệu đồng.

HTX Nông nghiệp Phú Hồ [Phú Vang] đứng ra bao tiêu sản phẩm lúa cho bà con thành viên với giá thu mua cao hơn tư thương từ 150-200 đồng/kg, nên thu nhập của bà con được cải thiện rất nhiều so với trước đây. HTX mạnh dạn đẩy mạnh dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bằng việc đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho, máy xay xát nhằm giúp bà con thành viên tiêu thụ lượng thóc hàng hóa ngay từ đầu vụ, tránh tư thương ép giá và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho thành viên.

Đến nay, HTX Nông nghiệp Phú Hồ đã xây dựng nhãn hiệu gạo chất lượng cao Phú Hồ để bán ra thị trường, đem lại lợi nhuận cho người dân và HTX. Trong thời gian qua, HTX liên kết, hợp đồng với các doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty Lương thực tỉnh… để tiêu thụ gạo, mạnh dạn đưa nhãn hiệu gạo an toàn Phú Hồ vào siêu thị BigC Huế và được người tiêu dùng tin tưởng.

HTX Nông nghiệp Thủy Thanh [TX. Hương Thủy] là một trong những HTX năng động đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh, nắm bắt nhu cầu thị trường, khai thác hiệu quả tài sản cố định để đầu tư dây chuyền xay xát lúa gạo tự động, kết hợp với việc xây dựng thương hiệu “Gạo ngon Thủy Thanh”. Mô hình máy sấy lúa và sản xuất củi trấu, dịch vụ tín dụng nội bộ, sản xuất và tiệu thụ lúa giống, quản lý kinh doanh chợ Cầu Ngói – Thủy Thanh, bãi giữ xe du lịch, tổ chức thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn...

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình kinh tế mới của nhiều HTX kiểu mới mang lại hiệu quả kinh tế, như HTX Nông nghiệp Điền Hòa [Phong Điền] với mô hình liên kết chăn nuôi và tiêu thụ heo thương phẩm; mô hình sản xuất giống lâm nghiệp phục sản xuất tại chỗ cho người dân của HTX Nông nghiệp Hòa Mỹ [Phong Điền]. Hay HTX Mây tre đan Bao La [Quảng Điền] với trên 500 mẫu mã sản phẩm như đèn lục bình, đèn lục giác, đèn ngủ, giỏ xách tay, khay đựng trái cây... Những sản phẩm của HTX được trang trí trong các khách sạn, nhà hàng, gia đình và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. HTX Phù Bài [TX. Hương Thủy] với mô hình trồng rừng gỗ lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm ổn định...

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh đang dần dần hình thành và có chiều hướng tích cực. Các HTX đang bước đầu liên kết với các đơn vị khác đầu tư trang thiết bị, cở sở hạ tầng để giải quyết đầu ra sản phẩm cho bà con. Các HTX bước đầu tìm kiếm được thị trường đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, tránh được tình trạng tư thương ép giá, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.

Nhiều HTX thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả bước đầu. Nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả được nhân rộng, đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển trên cả ba mặt diện tích, năng suất và giá trị sản xuất. Tại một số địa phương bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp [mía, mì], vùng sản xuất cây ăn quả đặc thù [nho, táo], vùng sản xuất tập trung cây lúa hai vụ.

Việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho HTX xây dựng các cánh đồng lớn, đồng thời tạo tiền đề đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, trên cơ sở đó giảm sức lao động cho người nông dân, tăng năng suất cây trồng. Đội ngũ cán bộ HTX thường xuyên được cử đi học tập các mô hình làm kinh tế giỏi ở trong và ngoài tỉnh; được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; được học tập và nghiên cứu sâu về kiến thức nông - lâm nghiệp... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, tiến bộ không ngừng của nền nông nghiệp.

Khái niệm hợp tác xã kiểu mới là gì?

Thứ nhất: HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời ...

Ứng dụng HTX là gì?

Hợp tác xã [HTX] giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân giúp liên kết và tạo động lực phát triển cho các hộ quy mô nhỏ. Ứng dụng công nghệ cao [CNC] trong nông nghiệp được quan tâm do lợi ích mang lại như cung cấp các sản phẩm nông sản an toàn, năng suất cao, tăng thu nhập, giảm tác động tới môi trường.

Mục tiêu của hợp tác xã là gì?

Mục tiêu của HTX không phải vì tối đa hóa lợi nhuận, mà là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chung nhau góp sức cùng có lợi, là hợp tác với nhau để cùng mạnh lên, cùng nhau xây dựng cộng đồng văn minh, tương thân tương ái, chống lại mọi sự bất công, áp bức về kinh tế - xã hội; đã là thành viên HTX thì bất kỳ góp nhiều hay ...

Mô hình kinh tế hợp tác là gì?

Kinh tế hợp tác là phương thức để hỗ trợ hộ kinh tế cáthể cạnh tranh được trong kinh tế thị trường. Muốn sản xuất thực sự gắn với thịtrường, muốn hội nhập quốc tế và xuất khẩu phải có hợp tác xã kiểu mới, nhưngkhông triệt tiêu sản xuất cá thể của nông hộ.

Chủ Đề