Glucozo dùng để tráng ruột phích là phản ứng gì năm 2024

Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%

  • A. 105 kg
  • B. 104 kg
  • C. 110 kg
  • D. 114 kg

Câu 11 :

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?

  • A. 27,64 gam
  • B. 43,90 gam
  • C. 34,56 gam
  • D. 56,34 gam

Câu 12 :

Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là

  • A. 270,0.
  • B. 229,5.
  • C. 243,0.
  • D. 256,5.

Câu 13 :

Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch saccarozơ 1M?

  • A. 85,5 gam.
  • B. 171 gam.
  • C. 342 gam.
  • D.

Câu 14 :

Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit [vừa đủ] ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?

Dựa vào các thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Trong thực tế, glucozơ là một hợp chất được sử dụng rất rộng rãi là chất có giá trị dinh dưỡng đối với con người, nhất là trẻ em. Người ta còn sử dụng nó để làm thuốc tăng lực, pha huyết thanh, làm nguyên liệu sản xuất vitamin C trong y học. Ngoài ra glucozơ được dùng để tráng gương, tráng phích, khi có enzim làm xúc tác glucozơ lên men tạo ancol etylic. Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, ... và nhất là trong quả chín. Đặt biệt, glucozơ có nhiều trong trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho, trong mật ong có nhiều glucozơ [khoảng 30%]. Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi [nồng độ khoảng 0,1%].

Fructozơ là đồng phân của glucozơ, là chất rắn tan tốt trong nước, ngọt hơn glucozơ gấp gần 2,5 lần và ngọt hơn đường mía. Nó có nhiều trong hoa quả cùng với glucozơ, trong mật ong nó chiếm tới 40%.

Câu 1: Cho các nhận định sau về glucozơ và fructozơ:

[1] Glucozơ và fructozơ đều là chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và có vị ngọt.

[2] Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.

[3] Glucozơ và fructozơ có trong hoa quả tạo nên vị ngọt của hoa quả.

[4] Nếu nồng độ glucozơ trong máu của người vượt quá 0,1% thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

[5] Có thể truyền dung dịch fructozơ trực tiếp qua đường máu để tăng lực cho bệnh nhân.

[6] Để tráng ruột phích người ta dùng phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3.

[7] Hàm lượng fructozơ trong mật ong cao [khoảng 40%] nên mật ong có vị ngọt đậm.

[8] Glucozơ và fructozơ là đồng đẳng của nhau.

Số phát biểu đúng là

  1. 6.
  1. 7.
  1. 8.
  1. 5.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về glucozơ, fructozơ đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

  • Đáp án : D [0] bình luận [0] lời giải Giải chi tiết: [1] đúng. [2] sai, fructozơ ngọt hơn glucozơ. [3] đúng. [4] đúng. [5] sai, để tăng lực cho bệnh nhân ta truyền glucozơ trực tiếp qua đường máu. [6] đúng. [7] đúng. [8] sai, glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. Vậy có 5 phát biểu đúng. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về glucozơ và fructozơ?

  1. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
  1. Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi hiđro và tạo ra cùng một sản phẩm có tên gọi là sobitol được dùng làm thuốc nhuận tràng.
  1. Fructozơ không dùng để tráng ruột phích do khi cho nó tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng tráng bạc không xảy ra.
  1. Trong công nghiệp để điều chế glucozơ bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác axit clohiđric hoặc enzim.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về glucozơ, fructozơ đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

  • Đáp án : C [0] bình luận [0] lời giải Giải chi tiết: - A đúng, vì chúng có cùng CTPT là C6H12O6. - B đúng. - C sai, fructozơ có phản ứng tráng gương. - D đúng. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 3: Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% [tính theo glucozơ]. Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là [cho nguyên tử khối H = 1; C = 12; Ag = 108]

  1. 70.
  1. 80.
  1. 100.
  1. 90.

Phương pháp giải:

- Đổi các đơn vị sang cm2, cm.

Lưu ý: 1 m2 = 104 cm2; 1 μm = 10-6 m = 10-4 cm.

- Xét 1 gương:

+ Tính thể tích lớp bạc trên 1 gương: V = S.d [S là diện tích bề mặt; d là độ dày của lớp bạc].

+ Tính khối lượng bạc trên 1 gương: m = D.V [D là khối lượng riêng của bạc nguyên chất; V là thể tích của lớp bạc].

- Xét phản ứng tráng gương:

+ Tính số mol glucozơ ban đầu, suy ra số mol glucozơ phản ứng.

+ Viết PTHH; từ số mol glucozơ phản ứng suy ra số mol của Ag sinh ra; suy ra khối lượng Ag.

- Số lượng gương sản xuất được = khối lượng Ag : khối lượng Ag trên 1 gương.

  • Đáp án : B [0] bình luận [0] lời giải Giải chi tiết: Đổi đơn vị: 0,35 m2 = 3500 cm2; 0,1 μm = 10-5 cm. - Xét 1 gương: + Thể tích lớp bạc trên 1 gương là: V = S.d = 3500.10-5 = 0,035 cm3. + Khối lượng bạc trên 1 gương là: m = D.V = 10,49.0,035 = 0,36715 gam. - Xét phản ứng tráng gương: \[{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left[ {b{\rm{d}}} \right]}} = \dfrac{{30,6}}{{180}} = 0,17\left[ {mol} \right]\] \[{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left[ {pu} \right]}} = 0,17.80\% = 0,136\left[ {mol} \right]\] PTHH: C5H11O5-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \[\xrightarrow{{{t^o}}}\] C5H11O5-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 + Theo PTHH: \[{n_{Ag}} = 2{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left[ {pu} \right]}} = 2.0,136 = 0,272\left[ {mol} \right]\] + Khối lượng Ag sinh ra trong phản ứng tráng gương là: \[{m_{Ag}} = 0,272.108 = 29,376\left[ g \right]\] - Số lượng gương sản xuất được là: \[\dfrac{{29,376}}{{0,36715}} = 80\] [chiếc]. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Chủ Đề