Mụn ở lưng là bị bệnh gì năm 2024

Cũng giống như mụn trứng cá trên mặt, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Các tuyến dầu tiếp tục sản xuất dầu, nhưng khi nó hoạt động trở lại, cơ thể bạn coi đây là chất lạ và tạo ra chứng viêm. Lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm có thể dẫn đến mụn nang ở bề mặt nông và sâu.

  1. Các loại mụn trên lưng

Các loại tổn thương do mụn có thể xảy ra trên lưng bao gồm:

  • Mụn đầu trắng [mụn bọc kín]: Mụn đầu trắng phát triển khi một nang lông bị bịt kín và nằm bên dưới da của bạn, tạo thành một nốt mụn trắng.
  • Mụn đầu đen: Khi một nang lông bị bịt kín nằm trên bề mặt da của bạn mở ra, nó sẽ tạo thành mụn đầu đen. Mụn đầu đen xuất hiện là do phản ứng giữa bã nhờn và không khí.
  • Mụn nhọt: Các tổn thương mụn trứng cá xuất hiện như những mụn nhỏ màu hồng trên da và đôi khi mềm, được gọi là mụn sẩn. Loại mụn này không chứa mủ và hình thành khi một nang lông bị tắc, viêm.
  • Mụn mủ: Còn được gọi là mụn bọc, mụn mủ là một nốt sẩn chứa mủ màu trắng hoặc vàng, có nền đỏ. Những tổn thương này cũng là do viêm nang lông bị tắc. Sự tích tụ của các tế bào bạch cầu làm cho mụn bọc chứa đầy mủ.
  • Mụn trứng cá: Loại mụn này hình thành khi vi khuẩn cũng bị mắc kẹt trong nang lông. Những tổn thương này phát triển sâu bên dưới bề mặt da của bạn, nơi nó cứng lại và tạo thành một nốt lớn, gây đau đớn. Vị trí tổn thương sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến mô gây viêm.
  • U nang: Nang là những tổn thương mụn lớn hơn, chứa đầy mủ và hình thành khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông. Với mụn trứng cá dạng nang, tình trạng nhiễm trùng sâu hơn vào da, tạo ra một khối u gây đau đớn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Ảnh: Internet

  1. Nguyên nhân nào gây ra mụn lưng?

Cũng giống như mụn trứng cá trên mặt, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Các tuyến bã nhờn giám sát việc sản xuất dầu trên da tồn tại ở các vùng của cơ thể và có thể bị tắc nghẽn bất kể chúng ở đâu. Thông thường, những tắc nghẽn này là do các tế bào da chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Các tuyến dầu tiếp tục sản xuất dầu, nhưng khi nó hoạt động trở lại, cơ thể bạn coi đây là vật chất lạ và tạo ra chứng viêm. Lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm có thể dẫn đến mụn nang ở bề mặt và sâu.

Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa mụn trứng cá trên mặt và cơ thể là tình trạng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra xung quanh các nang lông. Nó được gọi là viêm nang lông và có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào có lông [như lưng, ngực hoặc mông]. Bề ngoài có thể giống như mụn trứng cá, nhưng những gì đang xảy ra bên dưới có thể liên quan nhiều đến vi khuẩn hơn là tế bào da chết.

Một nguyên nhân khác gây mụn lưng đó là do ma sát, ví dụ như đeo ba lô, tựa ghế và thiết bị tập thể dục cọ xát vào lưng. Những tác động này khiến mồ hôi và các tế bào da chết... bị đẩy xuống lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng, nổi mụn.

  1. Điều trị mụn mọc ở lưng như nào cho đúng?

Cách điều trị mụn lưng, viêm nang lông và mụn trứng cá cơ học khá giống nhau. Các thành phần tương tự giúp trị mụn trên mặt, như axit salicylic và benzoyl peroxide cũng có thể giúp trị mụn trên cơ thể. Đặc biệt, giữ cho khu vực thường xuyên nổi mụn sạch sẽ và tẩy tế bào chết là việc cần làm.

Tuy nhiên, phòng ngừa hiệu quả hơn so với điều trị. Do vậy, hãy luôn đảm bảo tắm càng nhanh càng tốt sau khi tập luyện và thay quần áo khô để ngăn mồ hôi bám trên da [mặc quần áo hút ẩm trong quá trình tập luyện thể thao].

Tiếp tục sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như sữa tắm và chất tẩy da chết, ngay cả khi da của bạn đã sạch mụn. Chăm sóc da có thể hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm mụn lưng từ nhẹ đến trung bình, nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hoặc nhận thấy rằng nó không biến mất mặc dù đã điều trị, hãy đến gặp bác sĩ da liễu.

Ảnh: Internet

Để giúp những bệnh nhân bị mụn lưng đạt hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên làm những điều sau:

  • Làm sạch da nhẹ nhàng
  • Ngừng các sản phẩm chăm sóc da có chất tẩy mạnh
  • Sử dụng các sản phẩm và mỹ phẩm chăm sóc da không chứa dầu
  • Tránh sử dụng bất cứ thứ gì cọ xát vào lưng của bạn, chẳng hạn như ba lô
  • Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời
  • Thay ga trải giường và vỏ gối của bạn hàng tuần.

Tóm lại, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc ma sát với ba lô và ghế,... Việc tìm ra được nguyên nhân gây mụn lưng sẽ giúp điều trị nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát mụn.

Không chỉ giới hạn trong tuổi dậy thì, mụn trứng cá ở lưng có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi với nhiều lý do. Hầu hết đối với mụn lưng ở mức độ nhẹ và trung bình, bạn có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian bị mụn thì có thể bạn sẽ cần đến hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Mụn trứng cá ở lưng là gì?

Mụn trứng cá ở lưng là chỉ những mụn trứng cá hình thành và phát triển ở vùng lưng, chủ yếu là vùng lưng trên, đôi khi có cả ở cánh tay. Cũng giống như mụn trứng cá ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, mụn trứng cá trên lưng có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn thịt hoặc u nang. [1]

Mụn ở lưng có thể bao gồm nhiều loại mụn khác nhau

Nguyên nhân mọc mụn trứng cá ở lưng?

Cơ chế hình thành mụn trứng cá ở lưng cũng từ bã nhờn và tế bào chết tích tụ gây bít tắc nang lông. Các nguyên nhân chính gây ra vấn đề này bao gồm: []

  • Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì thường là một trong những nguyên nhân chính gây mụn lưng. Ngoài ra vấn đề nội tiết tố gây mụn cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Hoạt động của tuyến mồ hôi: Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, cộng với việc bị “giữ lại” dưới lớp quần áo chật chội là nguyên nhân không nhỏ khiến mụn phát sinh ở lưng.
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Vệ sinh kém cũng là nguyên nhân khiến dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết làm tổn thương da và tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
  • Quần áo bó quá sát, không giặt kỹ: Thói quen ăn mặc này khiến da khó “hô hấp”; từ đó bụi bẩn, mồ hôi bị giữ lại khiến da dễ bị kích ứng, nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây mụn trứng cá lưng từ đây cũng có điều kiện thuận lợi sinh sôi và tấn công.
  • Không tắm sau khi hoạt động đổ nhiều mồ hôi: Đây là một trong những thói quen kém vệ sinh không chỉ khiến vùng lưng tăng nguy cơ nổi mụn mà các khu vực khác như ngực, cánh tay, cổ cũng vậy. Ngoài mụn thì việc không vệ sinh sạch sẽ cơ thể khi đổ nhiều mồ hôi còn dẫn tới nhiều bệnh lý ngoài da khác.
  • Sử dụng các sản phẩm không thích hợp: Một số sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng da,… có thể gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng tới hoạt động tiết nhờn của da khiến da đổ dầu nhiều hơn, mụn lưng từ đó có nguy cơ hình thành nhiều hơn.
  • Các nguyên nhân khác: Di truyền, tuổi tác, giới tính [nam giới thường dễ bị mụn nhiều hơn nữ], thói quen ăn uống [ăn nhiều đồ ngọt hoặc các thực phẩm bơ sữa,…], cân nặng [thừa cân, béo phì], hay bị căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lạm dụng bia rượu/ chất kích thích,… là các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới tình trạng mụn trứng cá ở lưng.

Nổi mụn trứng cá ở lưng có nguy hiểm không?

Tuy chỉ là vấn đề ngoài da, ít có nguy hiểm tới sức khỏe nhưng về mặt sinh hoạt hằng ngày mụn lưng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ.

Có ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày không?

So với mụn trứng cá ở mặt, mụn trứng cá ở lưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường nhật. Không chỉ gây mất thẩm mỹ như để lại các vết sưng đỏ, thâm mụn, sẹo mụn mà mụn ở lưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức,… khi nằm hoặc ma sát vào trang phục/ đồ đạc.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, mụn cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng da khiến thời gian điều trị phải kéo dài, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Mụn trứng cá ở lưng gây ngứa ngáy, đau nhức ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt

Triệu chứng mọc mụn trứng cá ở lưng?

Biểu hiện thường thấy của tình trạng mụn lưng là nổi mụn trứng cá dọc theo vai và vùng lưng trên. Theo thời gian, mụn có thể “lan” xuống dưới và phát triển tới vùng thắt lưng. Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc từng cụm và gây đau nhức. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện nhiều loại mụn trứng cá cùng một lúc.

Giai đoạn hình thành mụn trứng cá ở vùng lưng

Có 4 giai đoạn hình thành mụn trứng cá ở lưng từ nhẹ tới nặng như sau:

Giai đoạn 1: Mụn mới “chớm”

Đây là giai đoạn đầu, lúc này số lượng mụn còn ít. Giai đoạn này thường xuất hiện các loại mụn không viêm như mụn đầu trắng/ mụn đầu đen. Nếu tiến hành xử lý mụn ngay bước này, mụn sẽ nhanh chóng hết đi và không để lại nhiều ảnh hưởng trên da.

Giai đoạn 2: Mụn phát triển ở mức trung bình

Nổi mụn trứng cá ở lưng giai đoạn 2 có thể xuất hiện thêm mụn sẩn, mụn bọc bên cạnh mụn đầu đen/ đầu trắng. Trên da cũng có thể xuất hiện mẩn đỏ và viêm xung quanh mụn. Các nguyên nhân khiến mụn phát triển ở giai đoạn này có thể là do giữ vệ sinh da kém hoặc nặn mụn khi mụn còn “non”.

Giai đoạn 3: Mụn diễn biến ở mức nghiêm trọng

Ở mức độ nghiêm trọng, mụn trứng cá ở lưng không chỉ gây đau nhức mà còn có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy đỏ vùng da bị mụn ảnh hưởng. Số lượng mụn cũng tăng lên, có trường hợp mụn phủ kín vùng lưng với nhiều mụn mủ, u nang, nốt sần.

Cách điều trị mụn trứng cá ở lưng

Hầu hết các trường hợp mụn trứng cá lưng nếu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể loại bỏ được bằng cách thay đổi lối sống kết hợp với một số phương pháp điều trị tại nhà. []

  • Giữ vệ sinh cơ thể: Sau khi vận động, tập thể thao hay hoạt động đổ nhiều mồ hôi thì bạn nên tắm rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn giúp thông thoáng nang lông. Ngoài ra những quần áo bẩn sau đó cũng cần giặt giũ và phơi khô càng sớm càng tốt.
  • Tẩy tế bào chết cơ thể: Không da mặt mà vùng da body cũng cần tẩy tế bào chết. Các sản phẩm dịu nhẹ có thành phần như axit salicylic giúp loại bỏ chất bẩn và dầu thừa, da chết trên da hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng xà bông/ sữa tắm. Tẩy tế bào chết cơ thể định kỳ 2-3 lần/ tuần còn hỗ trợ lưu thông máu giúp da thêm mềm mịn và hồng hào.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Để tránh mồ hôi, bụi bẩn cọ xát vào da và bít lỗ chân lông thì bạn nên mặc quần áo rộng rãi, hạn chế những bộ đồ bó sát. Ngoài ra cũng nên chọn các chất liệu vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Chọn đúng kem chống nắng: Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời cũng là cách ngăn ngừa mụn trứng cá ở lưng hiệu quả. Tuy nhiên kem chống nắng cũng có thể khiến vùng da lưng đổ nhờn nhiều hơn, nang lông bị tắc nghẽn. Do đó bạn nên chú ý chọn các sản phẩm chống nắng không chứa dầu và lành tính cho da.
  • Dưỡng ẩm: Mặc dù bị mụn nhưng việc dưỡng ẩm vẫn là điều cần thiết để giúp da ngậm nước đầy đủ. Khi độ ẩm của da ổn định cũng góp phần giảm độ tiết nhờn để giảm mụn. Quan trọng là bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, có thành phần không gây mụn và không chứa hương liệu.
  • Dùng thuốc không kê đơn: Một số thuốc không kê đơn có thành phần Benzoyl peroxide có thể sử dụng hằng ngày để kiểm soát tình trạng mụn trứng cá trên lưng cũng như ngăn ngừa các đợt mụn tái phát. Ngoài ra hoạt chất Retinoid [gel adapalene 0,1%] với khả năng giúp thông thoáng lỗ chân lông khi dùng chung với benzoyl peroxide sẽ hỗ trợ benzoyl peroxide hoạt động tốt hơn.

Đối với tình trạng nặng khi số lượng mụn nhiều – nhất là loại mụn bọc hoặc mụn nang, mụn thường xuyên tái phát/ không đáp ứng các cách điều trị tại nhà, vùng da mụn có dấu hiệu viêm sưng tấy nặng, nhiễm trùng,… thì bạn cần tới bác sĩ da liễu để điều trị chuyên sâu. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và tác nhân gây mụn trứng cá ở lưng.

Trường hợp mụn nổi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố hoặc suy giảm chức năng của bộ phận nào đó trong cơ thể như gan hoặc thận. Biết được những nguyên nhân sâu xa gây mụn vừa giúp trị mụn hiệu quả vừa giải quyết sớm nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu có.

Kem bôi có chứa benzoyl peroxide có công dụng điều trị mụn lưng

Các biện pháp phòng ngừa lưng mọc mụn trứng cá

Nguy cơ nổi mụn trứng cá ở lưng nói riêng và các vùng da khác trên cơ thể nói chung thường tập trung vào 3 yếu tố dưới đây:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh ảnh hưởng tới cơ thể theo nhiều hướng, trong đó có tình trạng sức khỏe làn da. Một số thực phẩm được xem là có liên quan mật thiết tới việc dễ bị mụn trứng cá như thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, bao gồm bánh mì trắng, cơm, khoai tây,… Ngược lại nếu bạn ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc cùng các loại ngũ cốc sẽ góp phần ngăn ngừa mụn.
  • Chế độ sinh hoạt: Ngoài chế độ ăn, cách sinh hoạt hằng ngày cũng có khả năng giúp giảm nguy cơ mụn trứng cá lưng. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái/ lạc quan, uống đủ nước, bổ sung vitamin/ khoáng chất, vận động thường xuyên là những việc cần thiết để da được giữ ẩm đúng cách và đủ dưỡng chất khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây mụn.
  • Thói quen thường ngày: Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh mền gối thường xuyên, không nặn mụn để tránh tổn thương và lây nhiễm vi khuẩn sang vùng da xung quanh, hạn chế mặc đồ bó sát hoặc xõa tóc xuống lưng, sử dụng các sản phẩm không gây dị ứng, dùng kem chống nắng khi ra ngoài,… sẽ vừa giúp bảo vệ da vừa hạn chế nguy cơ phát sinh mụn lưng.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành khoa Da Liễu bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 [TP HCM] hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 [Hà Nội] để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: //tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Mụn trứng cá ở lưng không phải là vấn đề da liễu hiếm gặp. Để giảm thiểu nguy cơ bị mụn, chúng ta nên xây dựng thói quen chăm sóc da đều đặn và nhẹ nhàng; trong đó việc giữ vệ sinh là điều đặc biệt quan trọng. Việc điều trị mụn trứng cá trên lưng cũng cần thời gian nhất định và đúng phương pháp.

Đối với tình trạng mụn nặng bạn không nên tùy ý sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà để tránh khiến mụn viêm nhiễm thêm; tốt hơn hết bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Tại sao lại có mụn ở lưng?

Nguyên nhân gây mụn lưng là gì? Lưng là vị trí tiết ra nhiều chất nhờn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Tuy nhiên, vùng da ít được chăm sóc, kể cả trong quá trình tắm rửa hàng ngày vì tay khó với ra sau lưng. Theo thời gian, lớp sừng dày, lỗ chân lông bị bít tắc gây ra mụn lưng.

Thâm mụn lưng bao lâu thì hết?

thâm mụn lưng lâu năm không phải không thể. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư thời gian và sự kiên trì. Đối với những vết thâm mới 1-2 tuần bạn sẽ thấy sự chuyển biến. Với những vết thâm lâu năm hơn, thời gian có thể kéo dài từ 5-7 tuần.

Điều trị mụn lưng bao nhiêu tiền?

2. Bệnh viện Da liễu Hà Nội.

Ăn gì để hết mụn ở lưng?

Có thể dễ dàng tìm thấy các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega – 3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, các loại đậu, các loại hạt như óc chó, hướng dương, hạt lanh... Ngoài tác dụng giảm mụn thì những thực phẩm này rất tốt cho cơ thể do khả năng chống oxy hóa và tốt cho tế bào thần kinh.

Chủ Đề