Cái miệng tiếng hán ngữ là gì

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 口 trong từ Hán Việt và cách phát âm 口 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 口 từ Hán Việt nghĩa là gì.

口 [âm Bắc Kinh]
口 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].


Pinyin: kou3;
Juytping quảng đông: hau2;
khẩu

[Danh] Mồm, miệng, mõm [người hoặc động vật].
§ Cũng gọi là chủy 嘴.
◎Như: trương khẩu 張口 há mồm, bế khẩu 閉口 ngậm mồm, thủ khẩu như bình 守口如瓶 giữ miệng kín như bình.
§ Ghi chú: Nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là khẩu nghiệp 口業.

[Danh] Miệng đồ vật.
◎Như: bình khẩu 瓶口 miệng bình.

[Danh] Cửa [chỗ ra vào, thông thương].
◎Như: cảng khẩu 港口 cửa cảng, môn khẩu 門口 cửa ra vào, hạng khẩu 巷口 cửa ngõ hẻm, hải khẩu 海口 cửa biển.

[Danh] Quan ải [thường dùng cho địa danh].
◎Như: Hỉ Phong khẩu 喜峰口 cửa ải Hỉ Phong.

[Danh] Lưỡi [dao, gươm, ...].
◎Như: đao khẩu 刀口 lưỡi dao, kiếm khẩu 劍口 lưỡi kiếm.

[Danh] Vết, chỗ bị rách, vỡ, mẻ, ...
◎Như: thương khẩu 傷口 vết thương, liệt khẩu 裂口 vết rách, khuyết khẩu 缺口 chỗ sứt mẻ.

[Danh] Tuổi [lừa, ngựa, ...].
◎Như: giá thất mã khẩu hoàn khinh 這匹馬口還輕 con ngựa này còn nhỏ tuổi

[Danh] Lượng từ: [1] Số người.
◎Như: nhất gia bát khẩu 一家八口 một nhà tám người.
§ Ghi chú: Theo phép tính sổ đinh, một nhà gọi là nhất hộ 一戶, một người gọi là nhất khẩu 一口, cho nên thường gọi sổ đinh là hộ khẩu 戶口. Kẻ đã thành đinh gọi là đinh khẩu 丁口. [2] Số súc vật.
§ Tương đương với song 雙, đầu 頭.
◎Như: tam khẩu trư 三口豬 ba con heo. [3] Số đồ vật: cái, con...
◎Như: lưỡng khẩu oa tử 兩口鍋子 hai cái nồi, nhất khẩu tỉnh 一口井 một cái giếng.
◇Thủy hử truyện 水滸傳: Trí Thâm khiết liễu ngũ thất khẩu 智深喫了五七口 [Đệ lục hồi] [Lỗ] Trí Thâm mới ăn được vài hớp [cháo].
khẩu, như "khẩu hiệu, khẩu khí, ứng khẩu; nhập khẩu" [vhn]
1. [惡口] ác khẩu 2. [丁口] đinh khẩu 3. [病從口入] bệnh tòng khẩu nhập 4. [噤口] cấm khẩu 5. [禁口] cấm khẩu 6. [錦心繡口] cẩm tâm tú khẩu 7. [眾口一詞] chúng khẩu nhất từ 8. [眾口鑠金] chúng khẩu thước kim 9. [家口] gia khẩu 10. [虎口] hổ khẩu 11. [可口] khả khẩu 12. [口音] khẩu âm 13. [口頭] khẩu đầu 14. [口碑] khẩu bi 15. [口辯] khẩu biện 16. [口占] khẩu chiếm 17. [口拙] khẩu chuyết 18. [口供] khẩu cung 19. [口角] khẩu giác 20. [口號] khẩu hiệu 21. [口技] khẩu kĩ 22. [口氣] khẩu khí 23. [口令] khẩu lệnh 24. [口糧] khẩu lương 25. [口業] khẩu nghiệp 26. [口才] khẩu tài 27. [口是心非] khẩu thị tâm phi 28. [口試] khẩu thí 29. [口舌] khẩu thiệt 30. [口傳] khẩu truyền 31. [金人緘口] kim nhân giam khẩu 32. [利口] lợi khẩu 33. [良藥苦口] lương dược khổ khẩu 34. [一口] nhất khẩu 35. [一口氣] nhất khẩu khí 36. [入口] nhập khẩu 37. [入口稅] nhập khẩu thuế 38. [人口] nhân khẩu 39. [佛口蛇心] phật khẩu xà tâm 40. [噴口] phún khẩu 41. [信口] tín khẩu 42. [信口胡說] tín khẩu hồ thuyết 43. [赤口白舌] xích khẩu bạch thiệt 44. [出口] xuất khẩu
  • trắc mục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạch thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia truyện, gia truyền từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • loạn xạ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • an biên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 口 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

    Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

    Định nghĩa - Khái niệm

    cái miệng hại cái thân có ý nghĩa là gì?

    Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu cái miệng hại cái thân trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ cái miệng hại cái thân trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cái miệng hại cái thân nghĩa là gì.

    Nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình
    • già rồi còn chơi trống bỏi là gì?
    • một con én không làm nên mùa xuân là gì?
    • ma cũ bắt nạt ma mới là gì?
    • đầu chẳng phải, phải tai là gì?
    • sai một li, đi một dặm là gì?
    • ngọt bùi nhớ lúc đắng cay là gì?
    • nhùng nhằng như cưa rơm là gì?
    • thóc đâu bồ câu đấy là gì?
    • chổi cùn, giẻ rách là gì?

    Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "cái miệng hại cái thân" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

    cái miệng hại cái thân có nghĩa là: Nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình

    Đây là cách dùng câu cái miệng hại cái thân. Thực chất, "cái miệng hại cái thân" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Kết luận

    Hôm nay bạn đã học được thành ngữ cái miệng hại cái thân là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Đừng nhầm lẫn với Tiếng Hán.

    Chữ Hán hay Hán tự [漢字][1] là loại văn tự ngữ tố - âm tiết xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Kiểu chữ viết được ổn định như ngày nay đã có từ thời đại nhà Hán.

    Chữ Hán

    Từ "Hán tự" được viết bằng phồn thể [trái] và giản thể [phải]

    Thể loại

    Văn tự ngữ tố

    Thời kỳ

    Khoảng năm 1300 TCN đến ngày nayHướng viếtTrái sang phải, top-to-bottom 
    Các ngôn ngữTiếng Trung
    Tiếng Nhật
    Tiếng Triều Tiên
    Tiếng Lưu
    Tiếng Tráng
    Tiếng ViệtHệ chữ viết liên quan

    Nguồn gốc

    [Chữ viết nguyên thủy]

    • Chữ Hán

    Hậu duệ

    Kana, Hangul, Chữ Nôm, Chữ Tây Hạ, Chữ Khiết Đan, Chữ vuông tộc Choang, Chữ Nữ Chân, Chú âm phù hiệuISO 15924ISO 15924TrườngBài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

    Tại Trung Quốc thời cổ đại, ở trong tiếng Hán không có tên gọi nào chỉ riêng chữ Hán được đông đảo người nói tiếng Hán biết đến. Người nói tiếng Hán thường chỉ dùng những từ ngữ có nghĩa là chữ, chữ viết để chỉ chữ Hán.[2]

    Trong các thư tịch tiếng Hán được viết trước thời nhà Tần còn lưu truyền được đến ngày nay có các từ sau để chỉ văn tự:[3]

    • 名 “danh”
    • 書 “thư”
    • 文 “văn”
    • 字 “tự”

    Từ 名 “danh” có nghĩa gốc là tên, tên gọi. Tên gọi của sự vật đều là từ ngữ. Từ nghĩa gốc chỉ tên gọi, từ danh 名 “danh” có thêm nghĩa chuyển chỉ từ. Người xưa không phân biệt từ với chữ, họ đánh đồng ký hiệu họ dùng để ghi lại từ ngữ với từ ngữ nên họ đã lấy tên gọi của từ ra dùng để chỉ chữ.[4] William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 名 là /*C.meŋ/.[5]

    Từ 書 “thư” có nghĩa gốc là viết. Chữ là thứ người ta viết ra khi viết, người xưa đã dùng từ 書 “thư” làm tên gọi của chữ.[6] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 書 là /*s-ta/.[7]

    Từ 文 “văn” có nghĩa gốc là hoa văn. Trong chữ Hán có nhiều chữ được tạo ra bằng cách vẽ mô phỏng hình dạng của sự vật mà từ được ghi bằng chữ Hán đó biểu thị. Thí dụ: hình dạng cổ xưa nhất của chữ Hán 月 “nguyệt” [được dùng để ghi từ tiếng Hán có nghĩa là mặt trăng] là hình mặt trăng. Hoa văn thường cũng là hình mô phỏng hình dạng của sự vật, người xưa hình dung những chữ Hán có hình dạng là hình vẽ mô phỏng lại hình dạng của sự vật cũng giống như là hoa văn nên họ đã gọi chữ là 文 “văn”.[8][9] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 文 là /*mə[n]/.[10]

    Từ 字 “tự” bắt đầu được dùng để chỉ văn tự từ thời Chiến quốc.[11] Nghĩa gốc của từ 字 “tự” là sinh, đẻ. Có nhiều chữ Hán được tạo ra bằng cách đem ghép các chữ Hán đã có sẵn lại với nhau, tạo thành chữ mới. Thí dụ: chữ 字 “tự” được tạo ra bằng cách đem ghép chữ 宀 “miên” với chữ 子 “tử”. Người xưa hình dung việc đem ghép chữ này với chữ nọ tạo thành chữ khác giống như là nam nữ giao hợp với nhau, sinh ra con cái, nên họ đã gọi chữ là 字 “tự”.[9] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 字 là /*mə-dzə[ʔ]-s/.[12] Từ chữ trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 字.[13]

    Sang đến thời nhà Tần, tiếng Hán có thêm một từ khác để chỉ chữ viết là từ 文字 “văn tự”. Từ này được tạo ra bằng cách ghép hai từ đã có từ trước đó là 文 “văn” và 字 “tự” lại với nhau.[14]

    Từ thời nhà Tần cho đến trước thời cận đại, trong tiếng Hán, văn tự thường được gọi là 字 “tự” hoặc 文 “văn” hoặc 文字 “văn tự”.[2]

    Tên gọi thông dụng hiện nay trong tiếng Hán của chữ Hán là 漢字 “Hán tự”. Tên gọi này ra đời xuất phát từ nhu cầu của tăng lữ Phật giáo cần có tên gọi chỉ riêng chữ Hán để phân biệt chữ Hán với chữ Phạm nảy sinh khi dịch tiếng Phạm sang tiếng Hán. Thư tịch cổ nhất đã biết trong đó có gọi chữ Hán là Hán tự 漢字 “Hán tự” là sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” do tỷ khâu đời Đường Nghĩa Tịnh viết năm Hàm Hanh [咸亨] thứ hai [Tây lịch năm 671]. Sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” còn có tên gọi khác là 唐字千鬘聖語 “Đường tự thiên man thánh ngữ”, 梵唐千字文 “Phạm Đường thiên tự văn”.[15]

     

    Những quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của chữ Hán:
    Xanh lục đậm: Chữ Hán phồn thể được dùng chính thức [Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông]
    Xanh lục: Chữ Hán giản thể được dùng chính thức nhưng chữ Hán phồn thể vẫn thông dụng [Singapore, Malaysia]
    Xanh lá mạ: Chữ Hán giản thể được dùng chính thức [Trung Quốc]
    Xanh lục nhạt: Chữ Hán được dùng song song với hệ chữ viết khác trong cùng ngôn ngữ [Hàn Quốc, Nhật Bản]
    Vàng: Trước đây chữ Hán từng được dùng chính thức nhưng nay rất ít hoặc không được dùng nữa [Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam]

    Theo truyền thuyết thì Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thật nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương [Hà Nam] nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.[cần dẫn nguồn]

    Phần này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện Phần bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

    Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:

    • Chữ tượng hình [象形文字]: "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
    • Chữ chỉ sự [指事文字] hay chữ Biểu Ý [表意文字]: Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ chỉ sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản [本], diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" thì người ta dùng chữ Mộc [木] và thêm gạch ngang ở dưới diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản [本] được hình thành. Chữ Thượng [上], chữ Hạ [下] và chữ Thiên [天] cũng là những chữ chỉ sự được hình thành theo cách tương tự.
    • Chữ hội ý [會意文字]: Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm [林, rừng nơi có nhiều cây] có hai chữ Mộc [木] xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau [Rừng thì có nhiều cây]. Chữ Sâm [森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây] được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh [鳴, kêu, hót] được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu [鳥, con chim] bên cạnh chữ Khẩu [口, mồm]; chữ Thủ [取, cầm, nắm] được hình thành bằng cách ghép chữ Nhĩ [耳, tai] của động vật với tay [chữ Thủ 手, chữ Hựu 又].
    • Chữ hình thanh [形聲文字]: Cùng với những chữ tượng hình, chỉ sự và hội ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ hình thanh [形聲文字]. Chữ hình thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ hình thanh là những chữ được cấu tạo bởi hai thành phần: nghĩa phù có tác dụng gợi ý, và thanh phù có tác dụng gợi âm. Ví dụ, chữ Vị 味 [nghĩa mùi vị] có nghĩa phù là bộ thủ khẩu 口 chỉ việc liên quan đến ăn hoặc nói, còn thanh phù là chữ Vị 未 [nghĩa chưa, ví dụ vị thành niên]. Lối tạo chữ hình thanh của chữ Vị 味 cho ta biết chữ này mang ý nghĩa liên quan tới việc ăn/nói và có âm đọc tương tự như Vị 未. Chữ Vị 味 còn có một âm xưa là Mùi [nghĩa của nó không gì khác hơn, cũng là mùi]. Thanh phù Vị 未 ngày trước cũng mang âm mùi và âm này vẫn còn hiện diện trong cách gọi địa chi thứ tám, tương ứng với con dê, trong ngôn ngữ hiện đại của tiếng Việt. Như vậy, gắn với âm xưa, bằng lối tạo chữ hình thanh, chữ Mùi 味 cũng được diễn giải là nghĩa phù Khẩu 口 có tác dụng gợi nghĩa, nói lên sự ăn uống và thanh phù Mùi 未 thể hiện cách đọc chữ này.
    • Chữ chuyển chú [轉注文字]: Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược [藥], có nguồn gốc là từ chữ Nhạc [樂], âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc [樂] cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược [藥] được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo [có nghĩa là cây cỏ] vào chữ Lạc [樂].
    • Chữ giả tá [假借文字]: Là những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm.

    Bốn cách tạo chữ [Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh] và hai cách sử dụng chữ [Chuyển chú, Giả tá] được gọi chung là Lục Thư [六書].

    Bài chi tiết: Bộ thủ

    Chữ Hán có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ, dựa theo số nét.

    Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian.

    Số bộ thủ nói trên là dạng chữ phồn thể, dựa theo Khang Hi tự điển [1716] và các từ điển thông dụng sau này như Trung Hoa đại tự điển [1915], Từ hải [1936].[16]

    Trước đó, trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận [thời Đông Hán] có 9350 chữ phân làm 540 bộ thủ. Tự lâm của Lã Thầm [đời Tấn] và Loại biên của Vương Chu và Tư Mã Quang [đời Tống] cũng có 540 bộ thủ. Ngọc thiên của Cố Dã Vương đời Lương có 542 bộ thủ. Với việc giản thể hóa chữ Hán, vì phải thêm các bộ thủ giản thể nên số bộ thủ tăng lên thành 227 bộ. Tuy nhiên, một số cách ghép bộ thủ đã làm giảm số bộ thủ, chẳng hạn Tân Hoa tự điển có 189 bộ thủ, Hiện đại Hán ngữ từ điển có 188 bộ thủ, Hán ngữ đại từ điển có 200 bộ thủ. Riêng cuốn Từ nguyên xuất bản năm 1979 có tới 243 bộ thủ.

    Chữ Hán khắc phục sự hiểu sai nghĩa do đồng âm khác nghĩa: ví dụ như từ Hán-Việt "vũ" có các chữ Hán là 宇[trong "vũ trụ"], 羽[trong "lông vũ"], 雨[trong "vũ kế" - nghĩa là "mưa"], 武 [trong "vũ khí"], 舞[trong "vũ công" - nghĩa là "múa"]. Nếu chỉ viết "vũ" theo chữ Quốc ngữ thì người đọc phải tự tìm hiểu nghĩa, còn nếu viết bằng chữ Hán thì nghĩa của "vũ" sẽ được thể hiện rõ ràng. Ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất ở Hàn Quốc, khi bố mẹ đi khai sinh cho con ngoài việc viết tên con bằng hangul để biểu thị cách đọc thì họ cũng phải viết cả hanja để biểu thị ý nghĩa cho tên của con mình. Ví dụ: Kim Ki Bum [cựu thành viên Super Junior] và Key [thành viên SHINee] đều có tên thật là "Gim Gi-beom", viết bằng hangul là 김기범, nhưng tên chữ Hán thì khác nhau. Kim Ki Bum có tên chữ Hán là 金起範 [Kim Khởi Phạm], còn Key có tên chữ Hán là 金基范 [Kim Cơ Phạm]. Trong tiếng Việt, việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ [chữ Latinh] chỉ có thể biểu âm mà không dùng kèm chữ Hán và chữ Nôm có tính biểu nghĩa tốt, đang khiến tình trạng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt trở nên nghiêm trọng hơn. Tiêu biểu như ngay chính người Việt không hiểu đúng chữ "Thị" thường có trong tên phụ nữ Việt Nam mang nghĩa là gì,[17] nhầm họ [họ Tôn và họ Tôn Thất, họ Âu và họ Âu Dương],[18] dịch "Vĩnh Long" thành "Vĩnh Dragon"[19][20],... đã gián tiếp chứng minh rằng việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ thì không đủ khả năng để biểu nghĩa đầy đủ cho tiếng Việt như chữ Hán và chữ Nôm.[21]

    "...Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt...Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai hoạ không còn hoán cải được nữa, nhưng ta có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn học bắt buộc ở trường phổ thông..."

    — Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt. Nhà xuất bản Trẻ. 2001, bài "Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ", Giáo sư Cao Xuân Hạo

    Phần này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện Phần bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

    Xem thêm: Vùng văn hóa chữ Hán

    Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt [Giáp cốt văn 甲骨文], chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân [殷] vào khoảng 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

    Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:

    • Nhà Chu 周 [1021-256 TCN] có chữ Kim [Kim văn 金文], là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại
    • Chiến Quốc 戰國 [403-221 TCN] và thời nhà Tần 秦 [221-206 TCN] có chữ Triện [Triện thư 篆書] và có chữ Lệ [Lệ thư 隸書]
    • Nhà Hán 漢 [Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220] có chữ Khải [Khải thư 楷書]

    Ngoài ra còn có chữ Hành thư [行書] và chữ Thảo thư [草書]. Chữ Khải thư là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hương Cảng. Chữ Thảo thư là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

    Giáp cốt văn → Kim văn → Triện thư → Lệ thư → Thảo thư → Khải thư → Hành thư

    Ngày nay tại Trung Quốc đại lục, bộ chữ giản thể [简体字] đã thay thế cho bộ chữ phồn thể [繁體字]. Công cuộc cải cách chữ[22] viết được thực hiện sau khi đảng Cộng sản đánh bại phe quốc dân đảng ra khỏi đại lục [1949].Tháng 10 năm 1954 tại đại lục thành lập ủy ban cải cách chữ viết [中国文字改革委员会], cuộc cải cách nhằm đơn giản hóa chữ Hán để quần chúng nhân dân dễ dàng học biết chữ, xóa mù chữ, thống nhất nhân tự trên các khu vực vốn dĩ có nhiều khác biệt do điều kiện địa lí và lịch sử, đồng thời thúc đẩy việc dạy và học tiếng Hán đối với người nước ngoài. Các khu vực ngoài đại lục, đảng Cộng sản không kiểm soát như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại hay các khu vực có sử dụng tiếng Hán như Singapore tiếp tục sử dụng chữ phồn thể, tuy nhiên cũng có những cải biến nhất định.

    Việt Nam

    Bài chi tiết: Chữ viết tiếng Việt

    Xem thêm: Chữ Nôm

     

    "mẹ tôi thường ăn chay ở chùa mỗi chủ nhật", viết bằng sự kết hợp của chữ Hán [xanh] và chữ Nôm [cam]

    Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm [23]. Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.

    Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp [137 - 226] đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.

    Nước Nam Việt được Triệu Đà thành lập vào thế kỷ thứ III TCN, khi nhà Tần đang thống nhất chữ viết [vào thời chiến quốc, mỗi nước phát triển chữ viết khác nhau]. Hơn một thế kỷ sau, khi Lưu Bang lật đổ nhà Tần lập nhà Hán, nhà Hán mới thôn tính được Nam Việt [khoảng năm 111 TCN]. Cổ vật trong lăng mộ của Hán Văn Đế cho thấy chữ viết của Nam Việt khá hoàn chỉnh[cần dẫn nguồn]. Sau này, nhà sử học Lê Mạnh Thát phát hiện rằng ngay cả Hán thư cũng dùng phương ngôn của người Việt.

    Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.

    Trong quá trình đó chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển thêm nhưng cách phát âm chữ Hán lại bị chi phối bởi cách phát âm của người Việt, tạo ra và củng cố dần âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo.[24]

    Mặc dù hiện nay rất ít được sử dụng ở Việt Nam, nhưng chữ Hán cùng với chữ Nôm vẫn là dạng kí tự quan trọng với tiếng Việt bởi tác dụng biểu thị nghĩa cho từ ngữ [khi mà chữ Quốc Ngữ chỉ có tác dụng biểu thị âm] do vấn đề đồng âm khác nghĩa, nghĩa của từ bị sai lệch [đặc biệt là hiểu nhầm ý nghĩa của tên người hoặc tên địa danh].[21] Các di chỉ lịch sử thời xưa bằng chữ Hán và chữ Nôm vẫn được bảo tồn. Người Việt đôi khi dùng chữ Hán-Nôm trong một số dịp như viết thư pháp, xin chữ ngày tết hay dán chữ 囍 - "song hỉ" ở nhà và tiệc khi có lễ cưới.

    Hiến pháp 2013 tại Chương I Điều 5 Mục 3 quy định: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình", do vậy không có luật lệ hay quyền hành nào cấm người Việt hiện nay viết tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm như người Việt xưa.

    Triều Tiên, Hàn Quốc

    Bài chi tiết: Hanja

    Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul [한글] hay Chosŏn'gŭl [조선글], chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Hangul đã xuất hiện nhưng chữ Hán [Hanja] vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định, phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.[cần dẫn nguồn]

    Nhật Bản

    Bài chi tiết: Kanji

    Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji [漢字 Hán tự] và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ IV, V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana [萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh]. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな [平假名 Bình Giả Danh] và Katakana カタカナ [片假名 Phiến Giả Danh]. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng ba loại ký tự:

    1. Chữ Hán [hay Kanji 漢字]
    2. Chữ mềm [hay Hiragana ひらがな]
    3. Chữ cứng [hay Katakana カタカナ]

    Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi [音読 [音讀] [Âm Độc], ?] và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi [訓読 [訓讀] [Huấn Độc], ?]. Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ [khoảng vài trăm chữ] và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji [国字 [國字] [Quốc Tự], ?], tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn [國字國訓], nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam [xin xem phần sau về chữ Nôm]. Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.

    Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng [Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu] và Bảng chữ Hán dùng viết tên người [Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu].

    Bài chi tiết: Thư pháp Á Đông

    Thư pháp là nghệ thuật viết chữ. Nghệ thuật Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ Hán. Chữ Hán là loại chữ tượng hình và viết chữ Hán phải dùng bút lông để làm tăng thêm sức thể hiện của nhà thư pháp. Chữ Hán trong lịch sử đã một mặt làm nhiệm vụ là phương tiện để ghi chép, trao đổi tưởng truyền đạt văn hóa... của thế hệ này đến thế hệ khác, mặt khác nó còn tự tạo cho mình một môn nghệ thuật tạo hình độc đáo, sáng tạo.[25]

    • Bộ thủ
    • Hanja
    • Kanji
    • Chữ Nôm
    • Giản thể
    • Phồn thể

    1. ^ Đỗ-văn-Đáp. Việt-Hán thông thoại tự-vị. Nam-Dinh: Imprimerie Truong-Phat, năm 1933, trang 11.
    2. ^ a b 向熹, 经本植, 李润, 何毓玲, 康瑞琮. 古代汉语知识辞典. 成都: 四川辞书出版社, năm 2007, trang 216.
    3. ^ 向光忠. 文字学刍论. 北京: 商务印书馆, năm 2012, trang 1–3.
    4. ^ 向光忠. 文字学刍论. 北京: 商务印书馆, năm 2012, trang 1, 2.
    5. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York: Oxford University Press, năm 2014, trang 70.
    6. ^ 向光忠. 文字学刍论. 北京: 商务印书馆, năm 2012, trang 2.
    7. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York: Oxford University Press, năm 2014, trang 320.
    8. ^ 张桂光. 汉字学简论. 第二版. 广州: 广东高等教育出版社, năm 2017, trang 3, 4.
    9. ^ a b 向光忠. 文字学刍论. 北京: 商务印书馆, năm 2012, trang 4.
    10. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York: Oxford University Press, năm 2014, trang 365.
    11. ^ 张桂光. 汉字学简论. 第二版. 广州: 广东高等教育出版社, năm 2017, trang 4.
    12. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York: Oxford University Press, năm 2014, trang 378.
    13. ^ Nguyễn Tài Cẩn. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt [sơ thảo]. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1995, trang 47.
    14. ^ 向光忠. 文字学刍论. 北京: 商务印书馆, năm 2012, trang 5.
    15. ^ 王勇. 东亚语境中“汉字”词源考. 浙江大学学报(人文社会科学版), 第45卷, 第1期, năm 2015, trang 9.
    16. ^ “Danh mục bộ thủ chữ Hán trên wikitionary”. Truy cập 12 tháng 7 năm 2009.
    17. ^ “Nam văn nữ thị”. PetroTimes. 18 tháng 3 năm 2013.
    18. ^ Như phó giáo sư Tôn Thất Bách đã đặt tên con trai ông là Tôn Hiếu Anh
    19. ^ “Tên gọi Vĩnh Long có nghĩa gì?”. Vĩnh Long Online. 8 tháng 8 năm 2017.
    20. ^ “10 nỗi oan 'khó rửa' mà game thủ phải gánh chịu: Từ câu cửa miệng của phụ huynh đến đề tài quen thuộc của 'Vĩnh Dragon'”. yeuthethao.vn. 3 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2021.
    21. ^ a b “Những tên phố Hà Nội phải "luận" chữ Hán mới hiểu nghĩa”. Báo Lao Động. 7 tháng 1 năm 2018.
    22. ^ “文字改革”.
    23. ^ Trần Nghĩa. “Di sản Hán Nôm Việt Nam”. Viện nghiên cứu Hán Nôm. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2017.
    24. ^ “Các tiện ích về chữ Hán và chữ Nôm”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017.
    25. ^ “Thư pháp Việt Nam”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.

    Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chữ Hán.
    • Trang web của Viện nghiên cứu Hán - Nôm
    • Trang web của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm
    • Từ điển Hán-Việt

    Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chữ_Hán&oldid=68235181”

    Video liên quan

    Chủ Đề