Cái hài trong văn học dân gian Việt Nam

Bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa

Từ điển bách khoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam

Liên hệ

Văn học dân gian:

Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Vè, Tục ngữ
Thành ngữ
Câu đố
Ca dao
Văn học dân gian dân tộc thiểu số
Sân khấu cổ truyền

Văn học viết:

Văn học đời Tiền Lê
Văn học đời Lý
Văn học đời Trần
Văn học đời Lê Sơ
Văn học đời Mạc
Văn học đời Lê trung hưng
Văn học đời Tây Sơn
Văn học thời Nguyễn
Văn học thời Pháp thuộc
Văn học thời kỳ 1945-1954
Văn học thời kỳ 1954-1975
Văn học thời kỳ sau 1975

xem thêm
Tác giả - tác phẩm:

Nhà thơ - Nhà văn
Nhà báo - Nhà viết kịch

Truyện cười Việt Nam [còn gọi là truyện tiếu lâm] là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước. Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

  • Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
  • Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Đó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

Mục lục

  • 1 Nội dung
  • 2 Phân loại
  • 3 Một số truyện cười Việt Nam
  • 4 Tham khảo

Nội dungSửa đổi

Nội dung của truyện cười có các mục đích:

  • Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu: [Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...] như các giai thoại về Bác Ba Phi
  • Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương thời: Hội sợ vợ, Lợn cưới áo mới, Sợ quá nói liều...
  • Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, sếp... [Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma...]. Hệ thống truyện trạng [tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, truyện ông Ó], Ba Giai Tú Xuất,...

Phân loạiSửa đổi

Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn:

  • Truyện cười kết chuỗi:
    • Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán [Trạng Lợn]
    • Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác [Trạng Quỳnh].
  • Truyện cười không kết chuỗi:
    • Truyện khôi hài [giải trí là chủ yếu],
    • Truyện trào phúng [phê phán là chủ yếu], và
    • Truyện tiếu lâm [có yếu tố tục].

Một số truyện cười Việt NamSửa đổi

  • Thầy bói xem voi
  • Tam đại con gà
  • Lợn cưới, áo mới
  • Đi chợ
  • Nhưng nó phải bằng hai mày
  • Treo biển
  • Mua kính

Tham khảoSửa đổi

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NHƯ LUẬT CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NHƯ LUẬT CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát................................... 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 6. Cấu trúc luận văn...................................................................................... Chương 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI................................................................... 1.1. Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không có vua” ...................................................................................................................... 1.2. Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời kỳ trước đó.................................................................................................... 1.2.1. Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945............................................... 1.2.2. Cái hài trong văn xuôi 1945 - 1975............................................... 1.2.3. Cái hài trong văn xuôi 1975 - 2000............................................... 1.3. Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo ...................................................................................................................... 1.3.1. Ý thức về dân chủ như là điều kiện cần cho sự trở lại của cái hài ........................................................................................................ 1.3.2. Cảm quan hậu hiện đại - một nhân tố quan trọng thúc đẩy cái hài phát triển............................................................................. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ............................. 2.1. Cái hài từ cuộc “cãi cọ” giữa các giá trị đời sống................................. 1 2.2. Cái hài từ sự cọc cạch trong cấu trúc nhân cách của con người............ 2.3. Cái hài từ sự bất tương xứng giữa bản chất của đời sống và sự phản ánh của nghệ thuật............................................................................... Chương 3. CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI...................................................................... 3.1. Tạo tiếng cười từ các tình huống nghệ thuật giả tưởng......................... 3.2. Tạo tiếng cười từ hình thức giễu nhại................................................... 3.3. Tạo tiếng cười từ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình ngôn ngữ....................................................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ quan trọng của cuộc sống con người. Mỗi nền nghệ thuật dân tộc qua từng thời đại lại có những khám phá sâu sắc về cái hài của dân tộc mình. Cái hài xuất hiện trong văn học Việt Nam ngay từ buổi sơ khai, được thể hiện qua nhiều dạng thức phong phú và thăng trầm theo những biến thiên của các hình thái xã hội khác nhau. Sau một thời gian bặt tiếng, cái hài đã trở lại với văn học đương đại Việt Nam, rõ nhất là trong truyện ngắn, tạp văn và tiểu thuyết. Đây là một hiện tượng đáng quan tâm, tìm hiểu. 1.2. Truyện ngắn là thể loại nhỏ gọn, vừa hội tụ được nhiều yếu tố để đảm nhiệm vai trò xung kích trong đổi mới văn học, vừa phù hợp với độc giả hiện đại. Truyện ngắn cũng là thể loại văn học có lợi thế trong việc tiếp cận đời sống hiện thực từ nhiều chiều. Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam là một đề tài thú vị nhưng chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu thỏa đáng. Với truyện ngắn Việt Nam đương đại, cái hài trở thành một nội dung phản ánh chứa đựng nhiều tầng sâu tư tưởng và cũng là một phương thức sáng tạo thể hiện tài năng của các nhà văn. Nghiên cứu Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI chính là để phát hiện bí quyết tạo nên sự hấp dẫn bạn đọc ở một số cây bút nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau. 1.3. Từ sau năm 1986, xã hội Việt Nam hình thành một diện mạo mới, đòi hỏi nhu cầu khám phá mới. Một khi tinh thần dân chủ đã bắt đầu lan rộng, tiếng cười cũng trở nên phổ biến trong văn học, đem lại dư vị mới cho nhiều tác phẩm. Với đề tài Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, ta có thêm cứ liệu để chứng minh sự đa dạng của những hướng tìm tòi nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi Việt Nam đương đại. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về cái hài trong văn học nghệ thuật nói chung 2.1.1. Khái niệm cái hài Cái hài là một đặc tính vốn có của đời sống. Nó muôn hình ngàn vẻ, hiện diện trong mọi lĩnh vực xã hội và là một phạm trù mỹ học thu hút sự lí giải của nhiều học giả. Các nhà mỹ học Hi Lạp cổ đại như Platon, Aristote đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về cái hài. Platon cho rằng: “Thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc… Cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập” [24; 170]. Ông thừa nhận cái hài, nhưng lại phản đối cái hài trong đất nước lí tưởng của ông vì sợ nó sẽ làm cho công dân thiếu nghiêm túc, hoặc sẽ chọc ghẹo bề trên. Với Aristote, cái hài là tương phản giữa đẹp và xấu. Các nhà triết học cổ điển Đức như Kant, Hegel cũng quan tâm đến việc lý giải cái hài. Theo Kant [1724-1804]: cái hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Hegel [1770-1831] quan niệm hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái có cơ sở hư ảo với cái có ý nghĩa, cái bền vững và chân lí. Tsernyshevsky, nhà văn, nhà tư tưởng Nga định nghĩa: “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và có ý nghĩa thực sự” [18; 30]. Những phát hiện trên đều là thành tựu của mỹ học, chúng đồng nhất ở chỗ: cái hài được sinh ra từ mâu thuẫn của những mặt đối lập. Từ điển thuật ngữ văn học đã khái quát: cái hài là “phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội thẩm mỹ [chẳng hạn giữa hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện v.v…]” [18; 29]. 3 Giáo trình Mỹ học đại cương [PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên] cũng kết luận: “Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ” [24; 177]. Như vậy, cái hài gắn với tiếng cười, chứa đựng tiếng cười, cái hài là một hiện tượng gây cười. Tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng là biểu hiện của cái hài. Mặt khác, một hiện tượng chỉ có thể được coi là cái hài khi chủ thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. 2.1.2. Đặc điểm của cái hài Theo Từ điển thuật ngữ văn học, có ba yếu tố tạo thành cái hài: một là bản chất mang tính hài của đối tượng; hai là sự cường điệu những đường nét, kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; ba là sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện. Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc là con người có điểm xấu. Nhưng không phải mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội. Ví dụ như tính xu nịnh, gia trưởng,…; thói dối trá, ngoại tình, hống hách, cửa quyền…; sự dốt nát, tình trạng thiếu dân chủ,… Cái xấu đáng cười là cái chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến mức đê tiện, kinh tởm. Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp. Bản thân cái xấu có nhiều dạng thái rất khác nhau. Những cái xấu giả dạng cái đẹp, xấu mà chưa biết mình xấu mới là cái hài với tư cách phạm trù của mỹ học. Nó bộc lộ mâu thuẫn trong bản thân, trong quan hệ và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót cứ tưởng mình là thanh liêm và nhiều kẻ nịnh bợ cho hắn là thanh liêm; một người đam mê quyền lực nhưng lại phê phán những người khác là hám danh,… 4 Cái hài luôn gắn với yếu tố bất ngờ: “bất ngờ là yếu tố riêng biệt biểu thị biên độ sâu và rộng về không gian và thời gian của cái hài. Thiếu yếu tố bất ngờ thì không có mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng của cái hài” [24; 175]. Một tình huống căng thẳng đang diễn ra giữa cái đẹp và cái xấu, cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại, lúc đó tiếng cười bật lên. Tính bất ngờ nào cũng xoáy vào các điểm yếu của con người và những con người có điểm yếu. Nếu vấn đề mà cái bất ngờ nêu lên có giá trị nhân loại và văn hóa, cái hài sẽ có ý nghĩa xã hội rộng và sâu hơn. Cái hài gắn với tiếng cười tích cực. Đó là tiếng cười dí dỏm, mỉa mai, châm biếm một cách nhẹ nhàng nhưng lại có sức mạnh chống lại cái xấu, dân chủ hóa xã hội. Ở đâu có cái xấu và có lý tưởng của cái đẹp thì ở đó xuất hiện tiếng cười tích cực. Nó không giết người mà xóa các điểm yếu trong con người, nó nhằm vào con người có điểm yếu nhưng không để tiêu diệt con người. “Cái hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lí tưởng thẩm mỹ cao cả… Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lại vừa mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái lỗi thời xấu xa nhân danh cái cao đẹp” [18; 30]. Mỹ học hiện đại còn bàn đến yếu tố tục như một dạng của cái hài. Người ta thường gắn cái hài với những bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Sự liên kết các yếu tố tục với các yếu tố không tục làm nên hậu thuẫn và điểm đột phá của tiếng cười. Tuy nhiên, tục không phải là yếu tố cơ bản của cái hài. 2.1.3. Các cấp độ của cái hài Trong cuộc sống cũng như trong văn học nghệ thuật, cái hài được thể hiện qua nhiều cấp độ khác nhau: nhẹ nhất là hài hước - bông đùa nhằm loại bỏ những điểm yếu cho đối tượng; dí dỏm - chỉ bảo, gợi mở là cái cười có tính chất trí tuệ mang ý nghĩa nhận thức; châm biếm, mỉa mai là tiếng cười 5 có màu sắc phê phán một cách nhẹ nhàng; cao nhất là tiếng cười đả kích có tính xã hội rõ rệt, nhằm phủ định đối tượng. Cái hài còn gắn với tiếng cười mang nhiều sắc thái: cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát,… Sự phát triển của cuộc sống phát sinh các hình thức khác nhau của tiếng cười. Việc nhận ra tính hài hước của đối tượng thuộc về những người thông minh, sắc sảo, có xúc cảm hài, nhạy cảm với các xung đột, mâu thuẫn, có ý thức dân chủ và tinh thần sáng tạo. Cái hài được phản ánh trong nhiều loại hình nghệ thuật [trừ kiến trúc]; thuận lợi nhất là trong văn học. 2.2. Những nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào bao quát một cách thỏa đáng về cái hài trong văn xuôi Việt Nam nói chung, văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng, nhưng những nhận xét về cái hài trong sáng tác của một tác giả hay tác phẩm cụ thể thì có khá nhiều. Giai đoạn trước 1945, cái hài từng là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng làm nên sự đa dạng của văn học dân tộc. Văn xuôi trào phúng đầu thế kỉ XX xuất hiện hai cây bút tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy trong sáng tác của họ, cái hài như là nhu cầu tự nhiên của đời sống, mang tính chất nhiều chiều, lưỡng hợp. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận cái hài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ nhiều góc độ. Lê Thị Đức Hạnh với “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” đã chỉ ra: “Cơ sở tiếng cười của ông thường là do nhà văn nhận thức được sự trái ngược giữa hiện tượng với thực chất của sự vật và con người; là do thấy được mối mâu thuẫn giữa cái phô trương bề ngoài và tình trạng thiếu sức sống bên trong của một sự vật nào đó” [19; 403]. 6 Nguyễn Thanh Tú với “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan” đi từ quan niệm “đời chỉ là một sân khấu hài kịch” của nhà văn để thấy ông “có thái độ tiếp cận cuộc sống một cách hết sức suồng sã, xóa bỏ mọi khoảng cách ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo… để trơ ra một “thế giới bị lộn trái”[19; 424]. Trần Văn Hiếu trong bài “Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan” khẳng định: “Tác phẩm của ông được xem như một mảng mầu không thể thay thế trên bức tranh trào phúng toàn cảnh vốn hết sức phong phú và đa dạng của văn học thời kỳ 19301945. Đặc sắc truyện trào phúng Nguyễn Công Hoan được thể hiện trên nhiều phương diện và ở nhiều cấp độ song nghệ thuật tạo dựng chất trí tuệ và óc châm chọc tinh quái có thể được xem như một đóng góp riêng, độc đáo và quan trọng” [19; 459]. Có một thời, cái hài không được xem như một thái độ nghệ thuật trong văn chương của Vũ Trọng Phụng. Trong bài “Tìm hiểu lịch sử cái gọi là “vấn đề Vũ Trọng Phụng”, Phong Lê giải thích rằng bởi “nó chạm vào một chỗ thiêng nhất, nhạy cảm nhất trong quan niệm nghệ thuật, vốn gắn rất chặt với quan niệm chính trị và quan niệm đạo đức ở xứ ta” [84; 27,28]. Nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia “mổ xẻ” cái hài trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và coi đó chính là điều làm nên tên tuổi một nhà văn lớn của dân tộc. Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Dị ứng với cái rởm - một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng” đã viết: “Hài hước là một tình cảm mĩ học có giá trị nhân bản và sức cảm hóa to lớn. Tình cảm hài hước chế giễu những gì đáng khinh ghét, đồng thời làm dịu đi những tình cảm khinh ghét…. Số đỏ là một tác phẩm trào phúng hài hước” [84; 97]. Tác giả Mai Quốc Liên trong bài “Bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ” đã đưa ra một lý giải thuyết phục: “Vũ Trọng Phụng vươn tới tầm của 7 “tiếng cười toàn dân” trong văn học dân gian, trong thơ Hồ Xuân Hương và vì thế tiếng cười của ông mang một tầm cỡ triết lý nhân sinh mà đồng thời vẫn mang ý nghĩa thời sự” [84; 104]. Đào Tuấn Ảnh trong “Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” cũng ghi nhận thành tựu xuất sắc của tác phẩm trào phúng Vũ Trọng Phụng: “Nụ cười đau khổ, cảm giác bi kịch là nhân vật “chính diện” trong Số đỏ. Nụ cười ấy là chất thanh lọc cao cấp nhất của văn chương, bởi nó giúp ta hiểu và tin rằng trong cái thế giới nghịch dị đó nhất thiết, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, phải tồn tại sự nhận biết về chuẩn mực của cuộc sống, về điều cuộc sống là như thế nào và cần phải như thế nào” [84; 271]. Bên cạnh Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng, tiếng cười trong sáng tác của nhà văn Nam Cao cũng đem lại cho người đọc một cái nhìn mới về sự vận động của thẩm mỹ hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn trước năm 1945. Đó là tiếng cười ra nước mắt, gắn với những trạng huống bi kịch thuộc về “phần xác” của con người: cái đói và miếng ăn. Tiếng cười có ý nghĩa “khai tử và tái sinh”, gắn với “phần dưới” của con người ở Nam Cao đã góp phần khẳng định tầm vóc của một nhà văn lớn. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và sáng tác của họ còn là những cái “mỏ” có nguồn trữ lượng dồi dào cho văn học nhà trường. Khó mà thống kê cho hết tên các đề tài khóa luận, luận văn, luận án về họ đã được các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh thực hiện. Trong số đó, đề tài liên quan đến khía cạnh trào phúng, hài hước chiếm tỉ lệ cao, như: Tiếng cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng; Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng… Giai đoạn 1945 - 1975, văn đàn Việt Nam vắng bóng cái hài. Quan niệm thẩm mỹ của văn học thời chiến gắn với khuynh hướng sử thi trang 8 trọng. Sáng tác của các nhà văn cách mạng tập trung phụng sự nhiệm vụ chính trị của đất nước. Về bộ phận văn học miền Nam, chúng ta chưa đầu tư nghiên cứu được đầy đủ. Đâu đó trong các truyện ngắn, thấp thoáng tiếng cười đôn hậu nhẹ nhàng của nhà văn Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải. Sau 1975, đặc biệt từ sau năm 1986, văn học Việt Nam có hiện tượng “cười trở lại”. Thời kỳ này, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc vận động đổi mới của văn học dân tộc. Vai trò cách tân của văn xuôi đồng thời được khẳng định với vị thế mới của cái hài. Nhiều thế hệ nhà văn đã chọn tiếng cười như một phương tiện để khám phá cho hết các ngóc ngách, tầng bậc của cái thế giới mới đang đầy biến động. Đầu tiên, phải kể đến những cây bút có tuổi như Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn với giọng văn hài hước, hóm hỉnh mà chua cay. Rồi những tên tuổi từng làm chấn động văn đàn dân tộc khi sử dụng yếu tố dâm tục với tần suất khá cao như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Rồi Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Lập,… Theo đó, các nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi cũng xuất hiện ngày càng phong phú. Nhiều bài viết về sáng tác của các tác giả đều có phần đề cập đến yếu tố cái hài. Bài “Vũ Bão và tiếng cười triết luận” của Hoài Nam đặt ra giả thiết: “Hẳn ông muốn nối nghiệp tác giả của Số đỏ mà “đi tìm sự thật biết cười”, mà khiêu vũ với chữ nghĩa, mà mang tiếng cười hài hước góp phần làm tươi tắn cho một nền văn chương đã quá thừa sự nghiêm nghị” [35]. Bài “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệp viết: “Có lẽ Vũ trọng Phụng là người có ảnh hưởng không nhỏ đến Nguyễn Huy Thiệp […]. Chất đời thấm vào ngôn ngữ và khoảng cách tiếp cận suồng sã trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng như trong văn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên màu sắc giễu nhại trong giọng điệu của nhà văn. Những yếu tố nghịch dị và giọng điệu giễu nhại một mặt giúp ta nhận thấy bản chất thật 9 của đời sống, mặt khác, tạo nên một không gian dân chủ về phương diện tinh thần” [14]. Nguyễn Thị Thanh Nga trong bài “Yếu tố trào lộng trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác giả tiêu biểu” cho rằng: “Văn xuôi Việt Nam đương đại tính từ sau 1975, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa nhân văn vĩnh cửu thì tiếng cười trào lộng thi thoảng được lồng vào đó, mà đôi khi còn trở thành cảm hứng chủ đạo…” [36]. Phạm Tuấn Anh trong bài “Hài hước phồn thực trong văn xuôi Việt Nam sau 1975” cũng khẳng định: “Bắt nguồn từ truyền thống văn học, hài hước phồn thực đã phô diễn thỏa sức và trở thành một phẩm chất thẩm mỹ đặc sắc của văn xuôi Việt sau 1975” [1]. 2.3. Những nghiên cứu về cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI Sáng tác của các nhà văn Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh,… với sắc điệu đa dạng của cái hài tiếp tục được mến mộ. Tuy nhiên, sự chú ý của dư luận cũng chỉ mới dừng lại ở các bài viết nhỏ của một số nhà nghiên cứu văn học hoặc một số luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên trường đại học. Nguyễn Việt Hà và Hồ Anh Thái là hai nhà văn được giới nghiên cứu để ý nhiều khi đề cập đến phạm trù cái hài trong văn xuôi đương đại. Những năm gần đây, sáng tác của họ đã thực sự trở thành đối tượng của các công trình khoa học, nhưng cũng chưa đủ bề dày. Các bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố cái hài trong truyện ngắn đương đại mới chỉ gắn với việc khảo sát một tác giả hoặc tác phẩm cụ thể, chưa có tầm bao quát rộng, kiểu như: “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô” [Nguyễn Thị Thúy Hằng], “Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” [Hỏa Diệu Thúy]… 10 Bài “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô” của Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ ra: “Sau 1975, đất nước chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đời sống hòa bình và sự khuyến khích phát huy dân chủ của Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi để ý thức cá nhân trỗi dậy. Kinh nghiệm cá nhân được coi trọng đã “phục sinh” cảm hứng trào lộng trong văn xuôi” [21]. Tác giả Hỏa Diệu Thúy trong bài “Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” viết: “Những chân dung nghịch dị, nghịch lý rất đông trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và xuất hiện ở cả mảng truyện trong nước đến mảng truyện nước ngoài. Không chỉ sử dụng để diễn tả “cái tất yếu không thể hiểu được”, tác giả còn nhằm bộc lộ thái độ hoặc để hài hước, giễu nhại, thậm chí phê phán, lên án những tồn tại mặt trái của xã hội, những thói tật của con người, trong đó “có mình” như một thái độ “tự phê bình”, tự kiểm điểm nghiêm khắc” [80]. Về tập truyện ngắn Của rơi của Nguyễn Việt Hà, tác giả Nguyễn Chí Hoan cho rằng: một phần quan trọng năng lượng của những truyện ngắn này “biểu hiện chủ yếu qua những phát ngôn trào lộng, dí dỏm, qua những motive nhại rất bỡn cợt và thách thức” [15; 283]. Phạm Tuấn Anh trong luận án tiến sĩ Sự đa dạng thẩm mỹ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng nhận thấy: “Cái hài trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 có cả cái châm biếm, đả kích và cái hài hước [...]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cái hài hước mới thực sự chứa đựng sự thay đổi sâu sắc, có tính bản thể của tư duy nghệ thuật, tư duy văn hoá mới. Chính từ cánh cửa hài hước đã mở ra những khả năng tương tác, chuyển hoá đa dạng của các phẩm chất thẩm mĩ: đẹp - hài, bi - hài, cảm thương - hài…” [2; 156,157]. Nhìn chung, những thành quả nghiên cứu nói trên chưa bao quát được vị thế chủ âm hết sức phong phú của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI, nhưng cũng là nguồn tư liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. 11 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Chúng tôi khảo sát toàn diện các truyện ngắn có yếu tố hài hoặc thể hiện rõ cái hài được xuất bản trong khoảng 10 năm, từ 2000 đến 2010, đặc biệt là truyện ngắn của các tác giả Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh... Vì điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ quan tâm đến các sáng tác được đưa vào hai cuốn tuyển tập Văn mới 5 năm đầu thể kỷ và Văn mới 5 năm 2006-2010 cùng một số tuyển tập truyện ngắn của cá nhân các tác giả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Lê, Phan Thị Vàng Anh. Chúng tôi cũng khảo sát cả những tập truyện ngắn của một số tác giả Việt Nam như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… hay của các tác giả nước ngoài như Azit Nexin, V.Sucsin… để có tư liệu đối sánh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. 4.2. Làm sáng tỏ cái hài của truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ phương diện đối tượng được miêu tả [những mâu thuẫn đáng cười trong đời sống, trong nhân cách con người, trong thái độ ứng xử với tự nhiên, xã hội…]. 4.3. Phân tích những phương thức nghệ thuật đã được các nhà văn sử dụng để tạo nên cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp hệ thống - cấu trúc. 12 - Phương pháp loại hình. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI Chương 2. Đối tượng của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XXI Chương 3. Các phương thức nghệ thuật thể hiện cái hài trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XXI 13 Chương 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không có vua” Cuộc sống vốn chứa đầy mâu thuẫn: giữa cũ và mới, hình thức và nội dung, đẹp và xấu... Chính sự không tương khớp giữa các yếu tố này đã làm nảy sinh cái hài. Trong văn học, cái hài được coi là một kiểu nhận thức cuộc sống. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điều đầu tiên trong ba yếu tố tạo thành cái hài là bản chất mang tính hài của đối tượng. Nói rõ ra, đó chính là môi trường xã hội trong diện mạo của một tấn trò đời chứa nhiều nghịch cảnh trớ trêu. Có thể mượn tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để mô tả tình trạng xã hội này: “không có vua”. Theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên thì đó “là trạng thái nhân thế đảo điên, thiếu vắng chuẩn mực giá trị, điểm tựa tinh thần và vì thế mà sự sống trở nên vô nghĩa” [37]. Bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới đã đi được một chặng đường. Xã hội Việt Nam đã bước qua đoạn đầu của thời kì hậu chiến đầy cam go, đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa đang diễn tiến hết sức phức tạp. Việc áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế đã mở ra thời cơ lớn đan xen cùng những thách thức nghiệt ngã trên con đường phát triển. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hướng tới hội nhập, toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Đời sống kinh tế được nâng cao, internet giúp con người cập nhật và kết nối thông tin trong mọi lúc, ở mọi nơi. Từ mô hình quan liêu bao cấp bưng bít, xã hội chuyển sang thời kỳ mở cửa với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tinh thần dân chủ,… Tất cả đòi hỏi những dịch chuyển phù hợp về cơ cấu, thể chế, quan hệ xã hội, nhu cầu và lối sống. 14 Việc lúng túng trong hoạch định đường lối sách lược, chiến lược của nhà nước đã tạo ra nhiều nghịch cảnh: kinh tế bề ngoài có vẻ phồn thịnh nhưng không có tính bền vững; sự phân hóa giàu - nghèo; đội ngũ chủ chốt là trí thức và công chức không tìm thấy sự đảm bảo cuộc sống trong khu vực công; khoa học chậm phát triển; giáo dục bị thương mại hóa, suy thoái về chất lượng; gia tăng những tình huống gia đình xung đột, tan vỡ, tác động tiêu cực đến sự hình thành nhân cách; … Xã hội đã phải cảnh báo về sự suy đồi đạo đức, nạn bạo hành, tệ nói dối, hiện tượng làm giàu bất chính, phi pháp, lợi dụng chức quyền và các kẽ hở trong khâu quản lý vốn yếu kém của nhà nước. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất công, dẫn tới tiêu cực, gây bất ổn xã hội và bất an cho chế độ. Trước thực trạng cuộc sống như thế, suy nghĩ của con người cũng khác đi. Những khái niệm to tát, thiêng liêng của thời “sử thi” ít được nhắc đến, ngôn ngữ tuyên truyền trở nên sáo rỗng. Bên cạnh những nhân tố lành mạnh, tích cực, đã xuất hiện những lệch lạc trong lối sống: thực dụng, hưởng thụ, tôn thờ vật chất, cực đoan, vô cảm, cơ hội, đạo đức giả,… ở một bộ phận nhân dân, trong đó có lớp trẻ, có cả quan chức và công chức thoái hóa. Một bộ phận sống hoang mang, hoài nghi, không lý tưởng. Theo Giáo trình Mỹ học đại cương, “xã hội loài người là vương quốc của cái hài. Ở đâu có cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu thì ở đó có cái hài xuất hiện. Mâu thuẫn xã hội, sự tan rã của kỉ cương, sự thống trị của quyền lực là những nguyên nhân rất sâu xa làm xuất hiện cái hài trong cuộc sống […]. Ở cuối mỗi hình thái xã hội, cái hài thường nở rộ để loài người từ giã quá khứ một cách vui vẻ. Ở đầu thời kỳ mới đang lên, mọi sự vụng về, bỡ ngỡ cũng tạo nên cái hài” [24; 178,179]. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỷ XXI đang bước sang một thời kỳ mới, mọi sự còn “vụng về, bỡ ngỡ”. Cái mốc 1986 với những tiếng 15 đổi mới, cởi trói lần lượt được xướng lên, thức dậy khát vọng tự do trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ. Và sáng tác của họ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong diện mạo mới của đất nước. Nhà văn thời đổi mới có quyền được nói cái mình nghĩ, được viết cái mình thấy. Họ dấn thân trong công cuộc tìm tòi cách thể hiện hiện thực, và đã chọn tiếng cười như một giải pháp thỏa đáng. Tiếng cười trong văn học tồn tại qua nhiều cách diễn đạt: hài hước, giễu nhại, trào lộng, trào tiếu, trào phúng… 1.2. Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời kỳ trước đó Cái hài gắn với văn học Việt Nam ngay từ buổi sơ khai. Bùi Văn Nguyên cho rằng: “Trong dòng văn học phong phú và không bao giờ cạn ấy có một điều hiển nhiên là truyện vui cười bao gồm các loại truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm rất được quần chúng ưa chuộng. Nếu như truyện cổ tích mô tả một cách linh động cuộc sống và ước mơ của người bình dân, giúp họ suy nghĩ thêm về vận mệnh của mình thì truyện vui cười gây được những ấn tượng mãi mãi không phai mờ về những màn kịch nhỏ trong đầu trò đời qua các thời đại” [9]. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến truyền thống thể hiện cái hài trọng văn xuôi Việt Nam hiện đại. 1.2.1. Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945 Như ở phần trên chúng tôi đã lưu ý: Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là hai cây bút tiêu biểu của văn xuôi trào phúng giai đoạn này. Đối tượng của tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hết sức đa dạng, sắc độ của tiếng cười mang nhiều cung bậc, nghệ thuật trào phúng hết sức linh hoạt, giàu cá tính. Văn Nguyễn Công Hoan được ví “như mũi tên nhằm vào một loại đối tượng của xã hội”, là “loại văn tiễn đưa tất cả những gì lỗi thời đi vào vương quốc của bóng tối” [19; 402]. Trong khi miêu tả xã hội cũ, nhà văn chú trọng khắc họa mâu thuẫn cơ bản của thời đại: giữa kẻ áp bức và

Video liên quan

Chủ Đề