Cách so sánh 2 mặt hàng trên web dienmayxanh năm 2024

Xu hướng mua sắm trực tuyến (mua sắm online) nở rộ tại thì trường Việt Nam. Giờ đây việc mua sắm chưa bao giờ lại đơn giản đến thế. Chỉ cần một chiếc máy tính hay một chiếc smartphone có kết nối internet là bạn có thể mua sắm online ngay tại nhà hay bất cứ nơi đâu. Mà không cần phải trực tiếp đến các cửa hàng hay trung tâm mua sắm như trước đây nữa.

Cùng với xu thế phát triển tất yếu, các website thương mại điển tử cũng phát triển rầm rộ, được đầu tư kỹ lưỡng và bài bản nhằm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt từ mua trực tiếp tại cửa hàng sang hình thức mua online. Thực tế cho thấy các ông lớn trong giới thương mại điện tử tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường mua sắm online trong nước. Hàng loạt các tên tuổi đình đám như Lazada, Sendo, Tiki hay mới đây nhất là Shoppe đua nhau đưa ra các đợt giảm giá khuyến mãi nhằm thu hút người tiêu dùng.

Bên cạnh việc đầu tư vào nâng cấp, thiết kế website và trải nghiệm người dùng. Các website TMĐT cũng liên tục đưa ra những chiến dịch truyền thông, quảng cáo nhằm bắt kịp xu thế và góp phần định hướng phong cách cho giới trẻ, đối tượng khách hàng tiềm năng nhất của kỷ nguyên mua sắm online.

Cách so sánh 2 mặt hàng trên web dienmayxanh năm 2024

Ưu nhược điểm của mua hàng online qua các website thương mại điện tử

Ưu điểm của mua hàng online trên website thương mại điện tử

- Tiết kiệm thời gian: Bạn sẽ không cần phải trực tiếp đến cửa hàng, lựa chọn hay cân nhắc mua sắm vì chỉ cần xem và mua hàng với vài cú click chuột.

- So sánh Giá cả: kết hợp với các công cụ tìm kiếm, bạn có thể dễ dàng so sánh giá cả của cùng một sản phẩm trên các website khác nhau

- Mua hàng mọi lúc mọi nơi 24/7: Các cửa hàng trực tuyến thường mở cửa 24/4h và phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi.

- Mua hàng mà không phải di chuyển đến địa điểm bán.

Nhược điểm của mua hàng online trên website thương mại điện tử

Có những ưu điểm, tuy nhiên mua hàng trực tuyến cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm.

- Không trực tiếp cảm nhận, kiểm tra hay đánh giá được chất lượng sản phẩm

- Phải chờ khoảng thời gian từ 2-3 ngày hoặc thậm chí là lâu hơn phụ thuộc vào địa điểm mà bạn đặt gửi hàng mới sở hữu được hàng hóa

- Một số sản phẩm giới hạn khó có thể mua được bằng hình thức online

Các website thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam năm 2019

Dựa vào xu hướng tìm kiếm và thói quen mua sắm gần đây của người Việt Nam. PCS - Công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế xin đưa ra top 10 website thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay bạn có thể tham khảo.

1. Shopee

Shopee là ứng dụng mua sắm online miễn phí hàng đầu Đông Nam Á và có trụ sở tại Singapore. Mặc dù chỉ mới thành lập năm 2015, nhưng với sự đầu tư kỹ càng về mặt kỹ thuật đặc biệt là giao diện trên các thiết bị thông minh thì Shopee đã và đang ngày càng được nhiều người sử dụng để mua các món hàng online.

Đơn vị này rất mạnh tay trong các chiến dịch quảng cáo, marketing của mình bằng cách thuê những KOLs (người đại diện quảng cáo) đang rất Hot trong giới trẻ như: nhóm nhạc đình đám Hàn Quốc Blackpink, ca sĩ Sơn Tùng MTP hay U23 Việt Nam. Liên tục đưa ra các đợt khuyến mãi siêu khủng khiến Shopee vươn lên vị trí đầu trong top các website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Hiện nay, Shopee có hơn 16 triệu lượt tải và 46 triệu sản phẩm được bày bán.

2. Lazada

Lazada là một sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng khác nhau. Đây là công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á với rất nhiều chi nhánh ở Indonesia, Thailand, Philippines, Malaysia, Singapore. Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba

Giống như mô hình Amazon, Lazada không cung cấp tất cả các hàng hóa dịch vụ mà chủ yếu tạo ra sàn giao dịch online cho các cửa hàng đăng ký bán hàng trên website. Lazada đảm bảo về giao dịch trực tuyến và quản lý cửa hàng, khách hàng.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2012, Lazada đã trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với lượng truy cập mỗi tháng hơn 50 triệu lượt.

3. Tiki

Đi theo lối mòn của Amazon, Tiki là một website thương mại điện tử của công ty cổ phần Ti Ki ra đời vào tháng 3/2010, thành công nhờ việc bắt nguồn từ bán sách trực tuyến. Tiki.vn hoạt động theo mô hình Business To Customer (B2C) bán hàng trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng. Đến nay, Tiki đã có tới hơn 120.000 sản phẩm từ các thương hiệu uy tín với hơn 13 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

4. Sendo

Sendo.vn là một website thương mại điện tử do FPT phát triển, ra mắt vào tháng 9/2012. Đây là một chợ online dành cho người bán và người mua trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sendo từng đạt doanh thu 14,4% trên tổng số doanh thu của các nhóm ngành Thương mại điện tử trong năm 2014 (chỉ đứng sau Lazada với 36,1%).

5. Adayroi.vn

A đây rồi là website thương mại điện tử ra đời năm 2015 của tập đoàn Vingroup. Adayroi cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng, từ những hàng hoá giá trị lớn như bất động sản, đến các sản phẩm – dịch vụ phục vụ các nhu cầu thiết thực của cuộc sống hàng ngày như thực phẩm, nhu yếu phẩm, thời trang, du lịch, điện tử, đồ gia dụng, … vượt trội cả về chủng loại và số lượng

6. Lotte

Đúng với tên gọi, Lotte là trang website thương mại điện tử của tập đoàn Lotte Hàn Quốc. Lotte tập trung vào những ngành hàng chủ yếu như thời trang, sức khoẻ làm đẹp, điện tử,…. Lotte phù hợp với đối tượng người tiêu dùng nội trợ, các gia đình trẻ bởi các sản phẩm của mình.

7. Thegioididong.com

Thegioididong.com thuộc công ty cổ phần Thế Giới Di Động, với chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động. Lĩnh vực kinh doanh chính của Thegioididong.com là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.

Với gần 1000 siêu thị trên khắp Việt Nam, Thế Giới Di Động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình.

8. Dienmayxanh.com

Dienmayxanh.com là trang website thương mại điện tử cũng thuộc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động. Thành lập từ năm 2010, Điện Máy Xanh hiện đã phát triển mạnh mẽ với 117 siêu thị, trở thành hệ thống bán lẻ điện máy đầu tiên của Việt Nam phủ sóng 63/63 tỉnh thành trên cả nước.

9. Chợ Tốt

Chợ Tốt ra đời vào năm 2012, là một kênh rao vặt trung gian, kết nối người bán và người mua bằng những giao dịch đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng, an toàn. Tại Chợ Tốt, người dùng dễ dàng mua bán, mọi mặt hàng, dù đó là đồ cũ hay đồ mới. Các lĩnh vực như bất động sản, xe cộ, đồ dùng cá nhân, đồ điện tử,…

10. MediaMart

MediaMart là một trang thương mại điện tử sở hữu của công ty cổ phần Media Mart Việt Nam – một trong những công ty kinh doanh siêu thị điện máy hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm điện tử, điện lạnh, laptop, mobile, đồ gia dụng và nội thất với các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chuyển quốc tế tại PCS. Bạn liên hệ ngay với PCS để được tư vấn và hỗ trợ.