Cách hàn khung cửa sắt

Sau đây, thietbichuyendung.com.vn sẽ chỉ cho bạn cách hàn cửa sắt không bị cong vênh nữa. Để giải quyết được điều này thì đầu tiên bạn phải biết được nguyên nhân tại sao hàn cửa sắt dễ bị cong vênh, từ đó mới đưa ra được cách hàn tối ưu nhất.

Tại sao hàn cửa sắt dễ bị cong vênh?

  1. Thao tác cắt sắt bằng máy cắt sắt chưa đúng tư thế.
  2. Căn chỉnh kích thước cắt ban đầu chưa được chuẩn xác.
  3. Đặt vật hàn trên nền không bằng phẳng.
  4. Đo đạc kích thước các cạnh chiều dài, chiều rộng không chính xác.
  5. Chỉnh dòng hàn của máy hàn điện quá cao, tạo ra nhiệt lớn làm cho sắt bị co rút hoặc nóng chảy làm sai lệch về kích thước gây cong vênh.

Lưu ý về cách hàn sắt không bị vênh

Khu vực làm cửa sắt phải bằng phẳng

Nền nhà thường bị nghiêng nhưng chúng ta không hề hay biết, dẫn đến khi hàn cửa cắt bị cong vênh. Để kiểm tra khu vực làm việc có đang bị nghiêng không, có thể sử dụng thước thủy để kiểm tra.

Đo đạc và cắt sắt phải chính xác

Để đảm bảo hàn không bị cong vênh thì điều đầu tiên phải làm đó là đo đạc chiều dài chiều rộng thanh sắt cần nối ghép một cách chính xác.

Sử dụng thước đo và dùng bút đánh dấu đường cắt. Ngoài ra, tư thế cắt sắt cũng rất quan trọng, để hạn chế tình trạng cắt ba via, biến dạng đường cắt, bạn cần phải đặt sắt nằm thẳng, đặt máy vuông góc để đường cắt được vuông thẳng.

Xem thêm:

Thứ tự hàn

Cách để hàn không bị cong là phải tuân thủ hàn từ trong lòng khung hàn ra.

Chỉ cần đảm bảo được 3 yếu tố trên thì khi hàn cửa sắt sẽ giảm bớt được một số nguyên nhân chính gây ra hàn bị cong vênh.

Cách hàn cửa sắt không bị vênh

Vật dụng chuẩn bị

Để hàn cửa sắt, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ:

Cách thực hiện

Sau khi đã tìm được địa điểm tối ưu nhất để hàn cửa sắt đảm bảo mặt nền bằng phẳng và cắt được những kích thước đo chuẩn xác, chúng ta sẽ tiến hành lắp ghép và hàn.

Bước 1:

Lắp ghép 4 thanh sắt lại với nhau, bạn đo đạc lại một lần nữa xem đã đúng kích thước chưa [ví dụ ghép cửa sắt hình chữ nhật thì bạn cần đo chiều rộng, dài, chéo,…]. Nếu đã đúng kích thước, bạn hàn đính 4 góc ngoài trước.

Bước 2:

Sau khi châm góc, các bạn đo ke lại, bằng cách là đo chéo góc, chỉnh lên xuống cho đến khi 2 chiều xéo góc bằng nhau là sẽ được góc ke chuẩn, tiếp tục chấm góc lại.

Bước 3: 

Đo lòng lọt khung cửa bằng thước cuộn, sau đó tìm một thanh kim loại bất kì có chiều dài dài hơn độ dài mà chúng ta vừa đo được là 1mm.

Sau đó chống thanh kim loại vừa có được vào chính giữa lòng khung.

Bước 4:

Tiếp tục hàn đính 4 góc trong của khung cửa sắt.

Bước 5:

Dùng búa gỗ vào các góc bằng cho bằng phẳng, rồi hàn nối các khung sắt lại với nhau.

Bước 6:

Sau khi hoàn tất hàn một bên rồi thì lật bên còn lại để tiếp tục hàn đính cố định giữa các góc.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi khung cửa bị vẹo, bạn có thể kiểm tra lại một lần nữa bằng mẹo như sau:

Sau khi hoàn thành khung cửa, bạn dựng đứng theo chiều nằm ngang và ngắm xem 2 đường chiều ngang có dóng thẳng song song hay không?

Nếu một bên bị lệch thì nghĩa là cửa bị vẹo. Và cách sửa khung cửa bị vẹo như sau:

Nếu bên nào không bị vênh thì bạn hàn bên đó trước, sau đó sửa bên cong vênh bằng cách dùng một dụng cụ hay còn gọi là đòn bẩy tự chế [như hình] để chỉnh sửa, đồng thời hàn đính vào tiếp.

Đây chỉ là cách chỉnh thủ công, nên tỉ lệ sai lệch khá tương đối, vì vậy bạn cần phải kiểm tra lại độ cong vênh của cửa có còn không [thực hiện lại như cách trên]. Chỉnh cho đến khi nào cân bằng thì được.

Sau khi đã cân chỉnh, bạn thực hiện hàn sắt như thông thường, chú ý về dòng hàn và thao tác cũng như tư thế hàn.

Xem thêm: Cách hàn sắt từ A – Z cho người mới bắt đầu.

Cách làm này tuy khá thủ công, nhưng nó sẽ thực sự hữu ích thợ hàn cửa sắt, giúp họ tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt vai trò của mình.

Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết!

Trong hàn sắt thường xảy ra hiện tượng co, rút làm sai lệch kích thước của chi tiết hàn. Đặc biệt khi hàn khung sắt khi bị co sẽ làm sai lệch khung và làm méo mó khung. Để khắc phục hoàn toàn hiện tượng này trong hàn tay thì rất khó, với thợ hàn sắt có kinh nghiệm nhiều thì hiện tượng co rút này họ hạn chế rất tốt.

Với những thợ hàn sắt với vào nghề thì không thể tránh khỏi co rút mối hàn khi hàn , đặc biệt là hàn khung sắt. Một vài tài liệu có chỉ chúng ta cách hàn sao cho mối hàn được đảm bảo và chắc chắn nhưng để khắc phục hiện tượng co rút trong khi hàn thì hầu hết các tài liệu đều không có. Trên thực tế chỉ có kinh nghiệm thì mới có thể hạn chế được hiện tượng này.

Cơ Khí Trần Mười xin đựơc chia sẻ với các bạn một vài cách để hàn sao cho hiện tượng co rút này được hạn chế hơn.

6 bước của quy trình hàn cửa sắt bạn cần biết :

Bước 1:
Cắt các thanh sắt theo kích thước được quy định trước trong bảng vẽ kỹ thuật sau đó uốn tạo hình theo yêu cầu.

Bước 2:
Tạo hình khung cửa bằng cách hàn các thanh sắt lại với nhau.

Bước 3:
Làm phẳng các mối hàn bằng cách dùng máy chà nhám để mài các thanh sắt sao cho mối hàn không bị lộ.

Bước 4: 
Phủ matit ATM vào vị trí vừa chà nhám nhằm làm phẳng vị trí chà nhám, ngăn chặn nước mưa không thâm nhập vào trong các thanh sắt, chống hiện tượng gỉ sét giúp thanh sắt phẳng đẹp hơn.

Bước 5:
Chà bóng và bằng các vị trí vừa phủ matit giúp thanh sắt bằng, bóng, dễ sơn hơn, màu sơn được đẹp và bền hơn.

Bước 6:
Lau sạch khung cửa vừa hoàn thiện, sơn chống gỉ sét sản phẩm bằng máy sơn, sơn và xăng công nghiệp nhằm giúp cửa sắt bền đẹp, chống chọi được với các tác nhân thời tiết.

thợ hàn sắt

Hàn khung sắt cũng như hàn sắt cơ bản, muốn thực hiện tốt cần chú ý những điều sau:

Thiết lập dòng điện
Thực hiện cách hàn khung sắt làm sao cho hiệu quả nhất thì điều cần chú ý đầu tiên chính là: Tùy theo điện cực sử dụng mà thiết bịi sử dụng cần thiết lập dòng điện một chiều thuận hay nghịch theo dòng điện. Đảm bảo thiết lập đúng trước khi hàn khung sắt.

Cần linh hoạt điều chỉnh độ dài hồ quang để thực hiện đúng cách hàn khung sắt

Trong kỹ thuật hàn khung sắt cơ bản thì độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính hàn khung. Nếu độ dài hồ quang quá ngắn có thể gây hồ quang không ổn định, làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và tạo vảy hàn cao hơn.

Điều chỉnh góc que hàn
Đối với hàn bề mặt thì góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động và vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ [ngược chiều với que hàn].Chú tâm thao tác que hàn trong thực hiện cách hàn khung sắt
Chuyển động dọc theo trục mối hàn duy nhất và cần điều chỉnh thích hợp độ dài hồ quang là những điều bạn cần chú ý để áp dụng kỹ thuật hiệu quả nhất.

Kết luận:

Hàn khung sắt, hàn cửa sắt là dạng hàn ứng dụng rất phổ biến trong xây dựng dân dụng, nắm rõ các bước hàn để tránh bị cong vênh, lệch khung.

Trên đây là hướng dẫn cách hàn khung sắt cơ bản nhất, mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho công việc của các bạn thêm hiệu quả hơn.Video hướng dẫn cách hàn cửa sắt, cách hàn khung sắt:

Video liên quan

Chủ Đề